Pages

Chủ Nhật, 8 tháng 9, 2013

Ngoại giao mềm mỏng hay là…


“Chắc ông không quên, đường lối ngoại giao mềm mỏng cũng là truyền thống của dân tộc Việt Nam ta. Việt Nam là dân tộc chuộng hòa hiếu, chưa bao giờ và không bao giờ muốn gây sự với bất cứ nước nào, dù lớn hay nhỏ, trên thế giới, trừ phi quyền độc lập, tự chủ của dân tộc, chủ quyền lãnh thổ bị chà đạp, xâm phạm và không còn sự lựa chọn ngoại giao nào khác.” Trích Đôi điều với tác giả “Viết trên giường bịnh” của Trọng Đức trên báo QĐND – Chủ Nhật, 18/08/2013.

Đọc đoạn văn trên, chúng ta nhận ra ngay một lập luận vừa khiên cưỡng vừa dốt nát về lịch sử nước nhà, nếu không muốn nói là bẻ cong lịch sử nhằm lấp liếp cho hành vi bán nước của đảng cộng sản tại Việt Nam.
“…đường lối ngoại giao mềm mỏng cũng là truyền thống của dân tộc Việt Nam ta.” Điều này rất đúng, nhưng khi đã đập cho quân xâm lược Tàu Khựa những trận nên thân, không còn manh giáp.
- Năm 981, sau khi đánh cho quân Tống một trận te tua, giết Hầu Nhân Bảo, đuổi Lưu Trừng, Tôn Toàn Hưng chạy dài. Vua Lê Đại Hành sai sứ mang hai bộ tướng của Hầu Nhân Bào sang trả cho vua Tống và in theo lệ triều cống.
- Năm 1075-1076, Vua Lý Nhân Tông sai Lý Thường Kiệt đưa quân sang đánh chiếm lấy Khâm Châu Liêm Châu, Tôn Đản đánh Ung Châu. Sang năm sau vua Tống xua quân đánh chiếm châu Quảng Nguyên của ta, bị Lý Thường Kiệt đánh cho tan tác trên sông Như Nguyệt. Sau đó vua Lý Nhân Tôn sai Lê Văn Thịnh đưa những tù binh bắt được ở Khâm, Liêm, Ung sang trả và đòi lại toàn bộ lãnh thổ đã bị mất.
- Năm 1257, sau khi đánh cho Ngột Lương Hợp Thai chạy dài rồi vua Trần Thánh Tông mới sai sứ sang Tàu xin hòa hiếu.
- Năm 1283-1288, sau hai lần đánh cho Thoát Hoan thất điên bát đảo, giết hàng loạt tướng lãnh Nguyên Mông, Vua Trần Nhân Tông cấp ngựa xe, lương thực cho đám tù binh về nước rồi sai sứ sang xin thông hiếu và gởi một bài thơ chúc thọ Hốt Tất Liệt, mà nội dung là dạy cho Hốt Tất Liệt cách làm vua.
- Năm 1427, sau mười năm kháng chiến đánh đuổi quân Minh ra khỏi bờ cõi, Vua Lê Thái Tổ đã chấp nhận cho Vương Thông quy háng và cấp cho xe ngựa lương thảo về nước và lại sai sứ sang in thông hiếu.
- Năm 1789, sau khi khi đánh tan tác 20 vạn quân Thanh, Vua Quang Trung sai Phạm Quang Nghị đóng giả mình và mang vàng bạc sang thông hiếu.
Đấy mới thật sự là đường lối ngoại giao mềm mỏng, hiếu hòa của kẻ chiến thắng.
Ngược lại:
- Năm 1405, Hồ Quý Ly trước áp lực của nhà Minh, nên dâng 59 thôn vùng Cổ Lâu cho Tàu, nhưng rồi cũng bị tiêu diệt.
- Năm 1540, sau khi cướp ngôi nhà Lê, trước nguy cơ xâm lược của nhà Minh, Mặc Đăng Dung cùng 40 triều thần tự trói mình đến ải Nam Quan, nộp sổ điền thổ và dân đinh cả nước, cắt đất dâng cho Tàu cùng vàng bạc, sản vật để xin hàng rồi nhận chức Đô Thống Sứ.
- Năm 1974, sau nhiều năm gây ra cuộc nội chiến nồi da xáo thịt, để củng cố quyền lực Cộng Sản tại Việt Nam mắt lấp tai ngơ cho Tàu Khựa đánh chiếm Hoàng Sa.
- Năm 1979, bị Tàu Khựa dạy cho một bài học, đành mất trắng 5000km2 thuộc 6 tỉnh ở biên giới Việt Trung.
- Năm 1988, mất Thác Bản Giốc, mất 8 đảo thuộc quần đảo Trường Sa.
- Năm 1990, bị còng đầu tại Thành Đô.
- Năm 2001, mất ải Nam Quan.
Đấy không phải là đường lối ngoại giao mềm mỏng, hiếu hòa mà là sự hèn hạ của kẻ bán nước, nhằm mục đích bảo vệ cái ngôi vị Đô thống sứ của mình. Mặc cho “…quyền độc lập, tự chủ của dân tộc, chủ quyền lãnh thổ bị chà đạp, xâm phạm…”
Ở đây không phân tích những lập luận của ông Trọng Đức phản biện lại bài viết của ông Lê Hiếu Đằng, vì đó là những lời cãi cọ với nhau giữa hai “đồng chí”. Ở đây chỉ nêu ra những sự kiện lịch sử để cho vạch trần sự bẻ cong lịch sử nhằm một ý đồ đen tối được lồng vào một bài phản biện đánh đồng cái hành vì bán nước với với đường lối ngoại giao. Người đọc, nếu mất cảnh giác, sẽ rất dễ chấp nhận cái kiểu ngoại giao hiếu hòa mềm mỏng này.
Tất nhiên, có thể đưa ra hàng loạt những sự kiện cụ thể khác nữa để chứng minh, nhưng không cần thiết vì tất cả, trong đó không loại trừ người cộng sản, đã nhận ra từ rất lâu. Cái khác nhau là chấp nhận hay không chấp nhận cái “đường lối ngoại giao trời thần” này mà thôi.
Vũ Bất Khuất (DanLamBao)

Không có nhận xét nào: