Theo hãng tin Nhật Bản Kyodo, ông Theerat Ratanasewi, phát ngôn viên của chính phủ Thái Lan cho biết là cả hai bên đều bày tỏ hy vọng về khả năng có được những tiến bộ cụ thể trong việc thực hiện bản Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông DOC, để ASEAN và Trung Quốc có thể tiến tới việc đàm phán về một bộ Quy tắc Ứng xử mang tính chất ràng buộc pháp lý, nhằm ngăn không cho tranh chấp biển đảo ở khu vực Biển Đông biến thành xung đột võ trang.
Bản Tuyên bố DOC đã được các ngoại trưởng Trung Quốc và ASEAN ký kết năm 2002, kêu gọi các bên tranh chấp giải quyết mâu thuẫn một cách hòa bình mà « không đe dọa sử dụng hoặc sử dụng (thực thụ) vũ lực » và « tự kiềm chế tránh các hoạt động làm tranh chấp phức tạp thêm hoặc leo thang ».
Thế nhưng, từ năm 2002 đến nay, căng thẳng trên biển vẫn tiếp tục và thậm chí còn gia tăng, đặc biệt là giữa Trung Quốc và Philippines.
Phát biểu với một số phóng viên sau cuộc họp với Thủ tướng Thái Lan, ông Onodera tỏ ý hy vọng rằng vấn đề Biển Đông sẽ được giải quyết một cách phù hợp với quy định của pháp luật và thông qua đối thoại.
Quan điểm của Nhật Bản là tất cả các bên tranh chấp cần làm rõ yêu sách của mình trên tinh thần tôn trọng luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển, và không được có những hành động cưỡng ép và đơn phương để thay đổi hiện trạng.
Về phía Thái Lan, ông Theerat khẳng định rằng Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản đánh giá cao vai trò của Thái Lan được cử làm điều phối viên các cuộc đàm phán giữa ASEAN và Trung Quốc.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản ghé Bangkok nhân chặng thứ hai của chuyến đi thăm Việt Nam và Thái Lan kéo dài năm ngày, nhằm đẩy mạnh hợp tác an ninh, đặc biệt trong lãnh vực hàng hải.
Theo giới phân tích, chuyến ghé thăm Việt Nam và Thái Lan của Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản nhằm cụ thể hóa và thúc đẩy thêm chính sách Đông Nam Á của chính quyền Shinzo Abe, vốn đã được đương kim thủ tướng Nhật Bản nêu bật ngay từ tháng Giêng năm 2013 với một chuyến công du chớp nhoáng qua ba nước Việt Nam, Thái Lan và Indonesia.
Mục tiêu của chính sách Đông Nam Á mới này được cho là để tăng cường trọng lượng của Tokyo, giảm bớt thế lực ngày càng mạnh của Bắc Kinh.
Bản Tuyên bố DOC đã được các ngoại trưởng Trung Quốc và ASEAN ký kết năm 2002, kêu gọi các bên tranh chấp giải quyết mâu thuẫn một cách hòa bình mà « không đe dọa sử dụng hoặc sử dụng (thực thụ) vũ lực » và « tự kiềm chế tránh các hoạt động làm tranh chấp phức tạp thêm hoặc leo thang ».
Thế nhưng, từ năm 2002 đến nay, căng thẳng trên biển vẫn tiếp tục và thậm chí còn gia tăng, đặc biệt là giữa Trung Quốc và Philippines.
Phát biểu với một số phóng viên sau cuộc họp với Thủ tướng Thái Lan, ông Onodera tỏ ý hy vọng rằng vấn đề Biển Đông sẽ được giải quyết một cách phù hợp với quy định của pháp luật và thông qua đối thoại.
Quan điểm của Nhật Bản là tất cả các bên tranh chấp cần làm rõ yêu sách của mình trên tinh thần tôn trọng luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển, và không được có những hành động cưỡng ép và đơn phương để thay đổi hiện trạng.
Về phía Thái Lan, ông Theerat khẳng định rằng Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản đánh giá cao vai trò của Thái Lan được cử làm điều phối viên các cuộc đàm phán giữa ASEAN và Trung Quốc.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản ghé Bangkok nhân chặng thứ hai của chuyến đi thăm Việt Nam và Thái Lan kéo dài năm ngày, nhằm đẩy mạnh hợp tác an ninh, đặc biệt trong lãnh vực hàng hải.
Theo giới phân tích, chuyến ghé thăm Việt Nam và Thái Lan của Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản nhằm cụ thể hóa và thúc đẩy thêm chính sách Đông Nam Á của chính quyền Shinzo Abe, vốn đã được đương kim thủ tướng Nhật Bản nêu bật ngay từ tháng Giêng năm 2013 với một chuyến công du chớp nhoáng qua ba nước Việt Nam, Thái Lan và Indonesia.
Mục tiêu của chính sách Đông Nam Á mới này được cho là để tăng cường trọng lượng của Tokyo, giảm bớt thế lực ngày càng mạnh của Bắc Kinh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét