Pages

Thứ Tư, 18 tháng 9, 2013

‘‘Xét nghiệm máu giả" - Lỗi hệ thống

Nhiều người Việt Nam có thẻ Bảo hiểm y tế phàn nàn vì bị
 phân biệt đối xử. Ảnh báo trong nước.
Trọng Thành
Tháng 8/2013 vừa qua, tại Việt Nam, công luận xôn xao với vụ bê bối giả mạo xét nghiệm máu tại Bệnh viện đa khoa Hoài Đức, một huyện ngoại thành Hà Nội. Vụ bê bối giả mạo xét nghiệm máu quy mô lớn để rút tiền từ Quỹ Bảo hiểm Y tế vang lên như một tiếng chuông báo động công luận trước nhiều tệ nạn phổ biến trong y tế Việt Nam hiện nay.
Một bác sĩ Khoa xét nghiệm của bệnh viện nói trên đã bí mật thu thập chứng cứ trong vòng gần một năm liền để cuối cùng lên tiếng tố cáo sự giả mạo mang tính hệ thống này. Báo chí dẫn lời của cơ quan điều tra cho biết, trong khoảng thời gian gần một năm trời, trong số hơn 24.000 xét nghiệm huyết học thực hiện, có gần 1.500 trường hợp trùng nhau, có nghĩa là xét nghiệm của một bệnh nhân đã đươc sao lại để đưa vào hồ sơ của một bệnh nhân khác. Vụ việc gây chấn động vì đây là lần đầu tiên một hiện tượng giả mạo xét nghiệm y tế trên quy mô lớn như vậy được phát hiện tại Việt Nam.
Cơ quan điều tra Hà Nội đã khởi tố 10 bị can, trong đó có các lãnh đạo bệnh viện này. Theo giải thích ban đầu của cơ quan công an, mục tiêu của việc « nhân bản » các xét nghiệm này là nhằm được Bảo hiểm Y tế thanh toán. Cơ quan điều tra đã tìm gặp được khoảng 300 người trên tổng số hơn 700 người có xét nghiệm bị nhân bản. Cho đến thời điểm hiện tại, phía công an xác định là chưa có bệnh nhân nào bị điều trị theo các xét nghiệm giả mạo tại một bệnh viện Hà Nội.
Vụ bê bối giả mạo xét nghiệm máu quy mô lớn để rút tiền từ Quỹ Bảo hiểm Y tế vang lên như một tiếng chuông báo động công luận trước nhiều tệ nạn phổ biến trong y tế Việt Nam hiện nay. Nhân vụ bê bối xét nghiệm máu này, xã hội Việt Nam một lần nữa có dịp trực diện đối mặt với một bê bối, trên thực tế đã trở thành kinh niên từ nhiều năm nay. Tạp chí Xã hội của RFI tuần này xin chuyển đến quý thính giả các góc nhìn khác nhau trong vấn đề này.

Không có nhận xét nào: