Hàng trăm người biểu tình bên ngoài tòa đại sứ Trung Quốc tại Hà Nội, ngày 13/5/2014. |
HÀ NỘI — Căng thẳng đang tăng cao tại Việt Nam với những cuộc biểu tình trên toàn quốc giữa những tranh chấp với Bắc Kinh về một giàn khoan dầu của Trung Quốc gần quần đảo Hoàng Sa. Thông tín viên đài VOA Mariane Brown tường trình từ Hà Nội.
Theo báo chí địa phương tại Hà Nội, hàng ngàn công nhân tại những công xưởng của HongKong và Đài Loan đổ ra đường kêu gọi Trung Quốc dời giàn khoan dầu khổng lồ của nhà nước ra khỏi vùng biển Việt Nam.
Có tin một khách sạn tại một thị trấn bờ biển được du khách ưa chuộng từ chối nhận khách Trung Quốc, và những khách du lịch Việt Nam hủy bỏ những chuyến đi thăm Trung Quốc.
Cuối tuần qua, hàng trăm người biểu tình bên ngoài tòa đại sứ Trung Quốc tại Hà Nội, và những cuộc biểu tình tương tự cũng diễn ra trên toàn quốc. Nhiều cuộc biểu tình khác nữa dự trù sẽ xảy ra trong tuần này.
Truyền thông do nhà nước Việt Nam kiểm soát thường không tường thuật nhiều về những mối quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, nhưng trong tuần này, họ đã có vô số các bài tường thuật về những vụ đối đầu và những cuộc biểu tình.
Ông David Brown, chuyên gia về Việt Nam và từng phục vụ cho ngoại giao Mỹ, nói những hoạt động tường thuật ban đầu về vụ giàn khoan có tính chất dè dặt, nhưng sau đó, sự việc đã thay đổi một cách nhanh chóng.
“Đây là từ một người của báo chí dòng chính. Ông ấy nói rằng họ đã được chỉ thị là có thể in lại bất cứ những gì nhận được từ người nước ngoài. Tuy nhiên, họ vẫn phải cẩn thận đối với những gì họ viết. Đó là tình hình của một vài ngày đầu.”
Đảng Cộng sản Việt Nam từ lâu nhấn mạnh đến tầm quan trọng kinh tế và chính trị của Biển Đông, một khu vực được biết là có nhiều dầu mỏ và khí đốt.
Tuy nhiên Lô 143, nơi giàn khoan HD-981 của Trung Quốc được kéo đến trước đây trong tuần, chưa được khai thác.
Giáo sưCarl Thayer của Học viện Quốc phòng Australia nói 'có một sự đồng thuận giữa các người trong ngành dầu mỏ là nơi này không phải là nơi có nhiều triển vọng'.
“Lô 143 không được khai thác. Việt Nam ít có nỗ lực để làm việc này, do đó họ chỉ tranh cãi để giữ Vùng Đặc quyền Kinh tế. Nếu qua lô kế cận thì tại đây đang có những hoạt động. Công ty ExxonMobil đang khai thác cách đó vài lô.”
Một số nhà quan sát đồn đoán là động thái này được Công ty Dầu khí Ngoài khơi của Trung Quốc CNOOC thúc đẩy.
Tuy nhiên, giáo sư Thayer không tán đồng nhận xét đó.
“Tôinghe tin là công ty CNOOC khi được yêu cầu đến đây, lúc đầu họ trả lời không, vì việc hoạt động trong một thời gian dài ở đây rất tốn kém và đây không là ưu tiên cao đối với họ. Nhưng sau đó họ được lệnh đến đây.”
Giáo sư Thayer nói vấn đề này liên hệ đến chủ quyền, chứ không phải là lợi ích kinh tế.
Đây là thông điệp được truyền thông địa phương Việt Nam nhắc lại trong tuần trước, có liên hệ đến chiến lược của chính phủ nhằm tranh thủ sự ủng hộ quốc tế để chống Trung Quốc và tránh xung đột quân sự.
Tại một hội nghị của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á ở Miến Điện, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa ra một tuyên bố nói rằng 'tình hình cực kỳ nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến hòa bình, ổn định và an ninh hàng hải và an toàn ở Biển Đông'.
Thiếu tướng Lê văn Cương, cựu Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công An, nói Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng rõ ràng kêu gọi sự ủng hộ của quốc tế.
“Tôi thấy những lần trước phản ứng chưa tương xứng với hành động gây hấn của Trung Quốc. Lần này khác. Các bạn biết là tại ASEAN cấp cao, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có một tuyên bố rõ ràng mạch lạc và kiên quyết nói rõ những hành động của Trung Quốc, nói rõ thái độ của Việt Nam và kêu gọi quốc tế ủng hộ. Lần đầu tiên trong ba thập kỷ nay, theo quan sát của tôi, thưa các vị là tôi đã bỏ ra 32 năm nghiên cứu Trung Quốc từ năm 1972 đến bây giờ không ngưng nghĩ, tôi theo dõi, chưa bao giờ về phía Việt Nam từ cấp cao nhà nước đến người dân có phản ứng một cách mạch lạc, kiên quyết, kịp thời như vậy.”
Tuy nhiên tại Bộ Ngoại giao Trung Quốc trong tuần này, phát ngôn viên Hoa Xuân Oánh nói với các phóng viên hôm thứ Hai là Biển Nam Trung Hoa không phải là vấn đề giữa Trung Quốc và các nước ASEAN. Bà nói Trung Quốc đạt được nhận thức chung với các nước ASEAN trong việc đảm bảo an toàn và ổn định trong vùng.
Tại Việt Nam, có những lo ngại là căng thẳng có thể tiếp tục leo thang. Tại một cuộc họp báo ở Hà Nội, tướng Lê Văn Cương nói nhiều người lo lắng về sự không cân bằng về lực lượng quân sự giữa Việt Nam và Trung Quốc. Tuy nhiên ông nói Việt Nam có lịch sử đứng về phía mình.
Tướng Cương nói: “Và quan điểm cá nhân tôi thì không có chuyện gì phải lo sợ hết. Trung Quốc mạnh thật nhưng họ có rất nhiều chỗ yếu. Cái yếu nhất của họ là không có pháp lý, không có đạo lý, bị cả thế giới cô lập. Nếu như 8 tỉ người trên hành tinh này cùng một tiếng nói thì họ sống với ai?”
Tướng Cương nói rằng tuy là nước yếu về kinh tế, Việt Nam đã đánh bại Pháp vào năm 1954 và Mỹ trong những năm của thập niên 1970.
Hình ảnh các cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Việt Nam:
Theo báo chí địa phương tại Hà Nội, hàng ngàn công nhân tại những công xưởng của Hong
Có tin một khách sạn tại một thị trấn bờ biển được du khách ưa chuộng từ chối nhận khách Trung Quốc, và những khách du lịch Việt Nam hủy bỏ những chuyến đi thăm Trung Quốc.
Cuối tuần qua, hàng trăm người biểu tình bên ngoài tòa đại sứ Trung Quốc tại Hà Nội, và những cuộc biểu tình tương tự cũng diễn ra trên toàn quốc. Nhiều cuộc biểu tình khác nữa dự trù sẽ xảy ra trong tuần này.
Truyền thông do nhà nước Việt Nam kiểm soát thường không tường thuật nhiều về những mối quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, nhưng trong tuần này, họ đã có vô số các bài tường thuật về những vụ đối đầu và những cuộc biểu tình.
Ông David Brown, chuyên gia về Việt Nam và từng phục vụ cho ngoại giao Mỹ, nói những hoạt động tường thuật ban đầu về vụ giàn khoan có tính chất dè dặt, nhưng sau đó, sự việc đã thay đổi một cách nhanh chóng.
“Đây là từ một người của báo chí dòng chính. Ông ấy nói rằng họ đã được chỉ thị là có thể in lại bất cứ những gì nhận được từ người nước ngoài. Tuy nhiên, họ vẫn phải cẩn thận đối với những gì họ viết. Đó là tình hình của một vài ngày đầu.”
Đảng Cộng sản Việt Nam từ lâu nhấn mạnh đến tầm quan trọng kinh tế và chính trị của Biển Đông, một khu vực được biết là có nhiều dầu mỏ và khí đốt.
Tuy nhiên Lô 143, nơi giàn khoan HD-981 của Trung Quốc được kéo đến trước đây trong tuần, chưa được khai thác.
Giáo sư
“Lô 143 không được khai thác. Việt Nam ít có nỗ lực để làm việc này, do đó họ chỉ tranh cãi để giữ Vùng Đặc quyền Kinh tế. Nếu qua lô kế cận thì tại đây đang có những hoạt động. Công ty ExxonMobil đang khai thác cách đó vài lô.”
Một số nhà quan sát đồn đoán là động thái này được Công ty Dầu khí Ngoài khơi của Trung Quốc CNOOC thúc đẩy.
Tuy nhiên, giáo sư Thayer không tán đồng nhận xét đó.
“Tôi
Giáo sư Thayer nói vấn đề này liên hệ đến chủ quyền, chứ không phải là lợi ích kinh tế.
Đây là thông điệp được truyền thông địa phương Việt Nam nhắc lại trong tuần trước, có liên hệ đến chiến lược của chính phủ nhằm tranh thủ sự ủng hộ quốc tế để chống Trung Quốc và tránh xung đột quân sự.
Tại một hội nghị của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á ở Miến Điện, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa ra một tuyên bố nói rằng 'tình hình cực kỳ nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến hòa bình, ổn định và an ninh hàng hải và an toàn ở Biển Đông'.
Thiếu tướng Lê văn Cương, cựu Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công An, nói Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng rõ ràng kêu gọi sự ủng hộ của quốc tế.
“Tôi thấy những lần trước phản ứng chưa tương xứng với hành động gây hấn của Trung Quốc. Lần này khác. Các bạn biết là tại ASEAN cấp cao, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có một tuyên bố rõ ràng mạch lạc và kiên quyết nói rõ những hành động của Trung Quốc, nói rõ thái độ của Việt Nam và kêu gọi quốc tế ủng hộ. Lần đầu tiên trong ba thập kỷ nay, theo quan sát của tôi, thưa các vị là tôi đã bỏ ra 32 năm nghiên cứu Trung Quốc từ năm 1972 đến bây giờ không ngưng nghĩ, tôi theo dõi, chưa bao giờ về phía Việt Nam từ cấp cao nhà nước đến người dân có phản ứng một cách mạch lạc, kiên quyết, kịp thời như vậy.”
Tuy nhiên tại Bộ Ngoại giao Trung Quốc trong tuần này, phát ngôn viên Hoa Xuân Oánh nói với các phóng viên hôm thứ Hai là Biển Nam Trung Hoa không phải là vấn đề giữa Trung Quốc và các nước ASEAN. Bà nói Trung Quốc đạt được nhận thức chung với các nước ASEAN trong việc đảm bảo an toàn và ổn định trong vùng.
Tại Việt Nam, có những lo ngại là căng thẳng có thể tiếp tục leo thang. Tại một cuộc họp báo ở Hà Nội, tướng Lê Văn Cương nói nhiều người lo lắng về sự không cân bằng về lực lượng quân sự giữa Việt Nam và Trung Quốc. Tuy nhiên ông nói Việt Nam có lịch sử đứng về phía mình.
Tướng Cương nói: “Và quan điểm cá nhân tôi thì không có chuyện gì phải lo sợ hết. Trung Quốc mạnh thật nhưng họ có rất nhiều chỗ yếu. Cái yếu nhất của họ là không có pháp lý, không có đạo lý, bị cả thế giới cô lập. Nếu như 8 tỉ người trên hành tinh này cùng một tiếng nói thì họ sống với ai?”
Tướng Cương nói rằng tuy là nước yếu về kinh tế, Việt Nam đã đánh bại Pháp vào năm 1954 và Mỹ trong những năm của thập niên 1970.
Hình ảnh các cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Việt Nam:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét