Pages

Thứ Tư, 7 tháng 5, 2014

Trung Quốc gia tăng hiếp đáp Việt Nam ở Biển Đông

Việt Hà, phóng viên RFA

NgoNgocThu-600
Phó tư lệnh tham mưu trưởng Bộ tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam Ngô Ngọc Thu trình bày về vụ tàu Trung Quốc đâm tàu Việt Nam trong cuộc họp báo ở Hà Nội hôm 07/05/2014.
AFP photo















Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm nay lên tiếng cáo buộc tàu Trung Quốc đã đâm tàu Việt Nam và phun vòi rồng vào tàu Việt Nam tại khu vực gần quần đảo Hoàng Sa, nơi Trung Quốc vừa di chuyển một giàn khoan dầu khổng lồ vào vùng biển Việt Nam.
Diễn tiến mới cho thấy điều gì về ý định của Trung Quốc tại Biển Đông trong thời gian tới nói chung và với khu vực quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp với Việt Nam nói riêng? Việt Hà có cuộc phỏng vấn Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, giảng dạy môn quan hệ quốc tế của trường đại học George Mason, Hoa Kỳ về vấn đề này.

Trước hết, nhật xét về diễn tiến mới, giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng cho biết: “Đây là một sự cố tương đối quan trọng hơn các lần trước, những lần trước thì chủ yếu là liên quan đến các tàu cá Việt nam thôi, lần này thì theo tin tức mới thì tàu đụng vào nhau liên hệ tới tàu cảnh sát biển của Việt nam thì đây là vấn đề quốc gia rồi, không còn là vấn đề tư nhân nữa, đây là có sự va chạm giữa các quốc gia với nhau, và nó đặt ra vấn đề đe dọa với an ninh của khu vực và an ninh của quốc tế.”

Việt Nam phải hành động

Việt Hà: Thưa Giáo sư. Từ trước đến nay Trung Quốc mặc dù đã có những hành động khiêu khích với Việt Nam ví dụ như cắt cáp tàu thăm dò, bắt giữ ngư dân Việt Nam, phía Việt Nam thường chỉ có phản đối về mặt ngoại giao, nhưng hành động gần đây thì Việt Nam đã đưa tàu ra ngăn cản và có cuộc họp báo quốc tế, theo ông điều gì đã khiến Việt Nam có hành động mạnh mẽ hơn lần này?
GS Nguyễn Mạnh Hùng: Việt Nam bây giờ nghĩ là phải có hành động rồi. Từ lâu rồi cứ nhân nhượng họ hoài mà Việt Nam đã nhìn thấy rõ chính sách của Trung Quốc là chậm mà chắc, dần dần lấn dần, nhất là lấn Việt Nam là dễ nhất mà nhất là Trung Quốc đi xuống sâu hơn là Trường Sa thì liên hệ với nhiều nước, nên bây giờ chỉ có Việt Nam thôi.
Với Việt Nam mà mất vùng này thì Việt Nam thua luôn. Việt Nam vẫn đòi hỏi Hoàng Sa mà giờ họ làm cái này thì mất luôn Hoàng Sa. Việt Nam vẫn đòi vùng đặc quyền kinh tế mà nếu nhân nhượng cho họ thì Việt Nam cũng mất luôn vùng đặc quyền kinh tế.
Và như vậy thì tất cả những đòi hỏi về quyền lợi của Việt Nam mất rất nhiều, những giếng dầu Việt Nam đòi khai thác Trung Quốc dọa không cho khai thác, hai bên không khai thác, mà giờ Trung Quốc tự khai thác lấy thì đó là một thử thách mới cho Việt Nam và nếu Việt Nam không làm thì việc này trở thành sự đã rồi.
Sự đã rồi nhỏ thì dần nó lan ra thì dần dần Việt Nam chẳng còn gì cả, và đó là lý do tại sao Việt Nam hành động. Nhất là Việt Nam cũng đã học được bài học từ Philippines, nếu hố một cái là mất luôn. Thứ ba là áp lực ở trong nước, của người dân cũng khá lớn.

Không có nhận xét nào: