∇ Nghe Bài Này
|
Sư sãi Khmer Krom và người dân Campuchia đã bị Bộ đội Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Hà Tiên bắt giam và tịch thu tài sản cá nhân khi làm thủ tục xuất cảnh khỏi Việt Nam cuối tháng qua.
Ngày 3/11 một kiến nghị thư đã được gởi lên Cao ủy Nhân quyền LHQ tại Campuchia và Bộ Ngoại giao xứ chùa Tháp để xin can thiệp.
Có hộ chiếu, visa vẫn bị bắt giữ điều tra
Nội dung thư cho biết Công an và Bộ đội Biên phòng Việt Nam tại cửa khẩu quốc tế Hà Tiên – Prek Chak (Việt Nam – Campuchia) đã tự ý cấm xuất cảnh và áp giải 5 vị sư Khmer Krom cùng 11 người khác mang quốc tịch Campuchia về đồn biên phòng cửa khẩu quốc tế Hà Tiên để tra xét hồi ngày 28/10 vừa qua.
Nhóm người này bị Bộ đội Biên phòng cửa khẩu quốc tế Hà Tiên giam giữ hơn 10 tiếng đồng hồ để điều tra, khám xét hành lý cá nhân.
Theo bức thư họ kiến nghị Cao ủy Nhân quyền LHQ tại Campuchia, lực lượng công an Việt Nam đã cáo buộc họ chụp ảnh trái phép, tham gia biểu tình với đảng đối lập để chống phá Việt Nam và tham gia vào các hoạt động của Liên minh Khmer Kampuchia Krom (KKF). Những người kiến nghị còn cho biết công an Việt Nam đã tước đoạt một số tài sản có gái trị gồm 2 chiếc điện thoại iPhone, 6 điện thoại SAMSUNG Galaxy và tiền là 300$.
Vẫn theo nội dung thư, công an biên phòng Hà Tiên còn đòi phạt mỗi người từ 5 triệu đến 15 triệu đồng và cấm tham gia các hoạt động của đảng đối lập và tổ chức Khmer Krom.
Đi tới biên giới cửa khẩu Hà Tiên – Prek Chak, bị công an biên giới bắt về điều tra. Tại phòng điều tra, họ điều tra đủ điều giống tội phạmNhà sư Kem Visal
Nhà sư Kem Visal, một trong những vị sư bị lực lượng công an biên phòng Hà Tiên bắt giữ, chia sẻ với chúng tôi: “Sư được phép nhập khẩu để làm lễ Dâng Y Kathina vì có hộ chiếu và visa. Vào ngày 27/10, sư vào chùa thì Đại đức chùa cho biết ông bị chính quyền địa phương mời lên làm việc và buộc viết cam kết nếu cho sư sãi và phật tử từ Campuchia đến làm lễ vào ngày 28-29/10 thì Trụ trì chùa phải chịu trách nhiệm toàn bộ. Nếu đoàn sư tham gia thì họ bắt đại đức chùa. Cho nên sáng ngày 28/10, sư về Campuchia lại. Đi tới biên giới cửa khẩu Hà Tiên – Prek Chak, bị công an biên giới bắt về điều tra. Tại phòng điều tra, họ điều tra đủ điều giống tội phạm. Họ điều tra từ sơ yếu lí lịch gia đình, qua Campuchia làm gì? có làm việc cho Hội Khmer Krom không? Họ không đánh đập nhưng đe dọa, cảnh cáo nếu sư còn làm việc cho Hội Khmer Krom nữa thì sẽ không được phép về Việt Nam.”
Ngày 14/10 vừa qua, đoàn sư sãi Khmer Krom và phật tử Campuchia đã xuất phát từ Phnom Penh đến làm lễ dâng y Kathina theo truyền thống Phật giáo tại một chùa Khmer ở xã Minh Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang. Đến ngày 27/10, chính quyền địa phương đã sách nhiễu, hù dọa các nhà sư trong chùa không để tiếp cận đoàn sư sãi và phật tử đến từ Campuchia.
Ông Serey Vong cho biết thêm: “Công an Hà Tiên hỏi và nói em vào Việt Nam bất hợp pháp, chụp hình bất hợp pháp, phạt em 6,5 triệu đồng. Họ nói gia đình đừng có làm chính trị. Họ kéo râu em rồi nói họ muốn bắt em giờ nào cũng được vì bị theo dõi theo điện thoại. Em và sư yêu cầu Việt Nam trả lại tài sản và yêu cầu Việt Nam phải tôn trọng nhân quyền của dân tòan thế giới.”
Trước sự cáo buộc trên, ông Trần Xuân Nghiêm, Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Kiên Giang cho biết công an biên phòng Hà Tiên không tịch thu bất cứ tài sản gì của sư sãi và công dân Campuchia. Ông nói lực lượng biên phòng đã làm đúng pháp luật Việt Nam, tiến hành kiểm tra hành chính.
Ông Trần Xuân Nghiêm: “Cái đó do họ tạm trú nhưng không có giấy phép tạm trú nên bị lực lượng công an biên phòng kiểm tra hành chính. Họ đi qua đây không có tạm trú tạm vắng. Tất nhiên là có kiểm tra hành chính thôi chứ không gì khác. Họ có hộ chiếu, nhưng người nước ngoài qua đây phải tạm trú tạm vắng chứ. Sau khi kiểm tra hành chính, mình bố trí cho họ về, không có gì đâu.
Công an Hà Tiên hỏi và nói em vào Việt Nam bất hợp pháp, chụp hình bất hợp pháp, phạt em 6,5 triệu đồng. Họ nói gia đình đừng có làm chính trị. Họ kéo râu em rồi nói họ muốn bắt em giờ nào cũng được vì bị theo dõi theo điện thoại.Ông Serey Vong
Đối với thông tin nói lực lượng công an biên phòng chiếm đoạt tài sản cá nhân thì không có. Tôi đang ở Hà Tiên, tôi chạy về đó nhưng không có trường hợp đó xảy ra.”
Trước đó, giới sư sãi Khmer Krom và công dân Campuchia đã kiến nghị lên Bộ Hoàng cung Campuchia, Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế, các tổ chức nhân quyền LICADHO, ADHOC và 11 tổ chức nhân quyền Khmer Krom ở Campuchia để xin can thiệp. Riêng Đại sứ quán Việt Nam tại thủ đô Phnom Penh đã từ chối nhận thư kiến nghị.
Tổng thư ký Hiệp hội Sư sãi Khmer Kampuchia-Krom, nhà sư Lay Lath phát biểu: “Nếu mình làm chấn động đến chính phủ Việt Nam hay Hiến pháp Việt Nam thì Việt Nam có quyền bắt bớ. Nhưng ở đây, họ đi làm lễ, tại sao bị bắt. Nếu Việt Nam không cho họ đến làm lễ thì không nên cho phép họ nhập cảnh vào Việt Nam. Không nên cho phép công dân nước ngoài nhập cảnh, rồi bắt bớ…
Đó là điều thất thường khi người dân Campuchia có đầy đủ giấy tờ mà không được phép ở lại VN hoặc tham gia lễ hội ở VN. Đây là một động thái mà người dân Campuchia không thể chấp nhận vì có không ít người VN sống bất hợp pháp ở Campuchia. Ở đây, người Việt có đầy đủ quyền lợi, sử dụng tiếng Việt, mở trường học Việt NamTiến sĩ Sok Touch
Theo sư, bên Việt Nam làm như vậy đã vi phạm nhân quyền và can thiệp vào công việc nội bộ của Campuchia. Sư mong muốn chính phủ can thiệp Việt Nam giúp đòi lại những gì mà chính quyền Việt Nam tước đoạt.”
Dấu hiệu kỳ thị gây chia rẽ?
Trong khi đó, Trưởng Bộ đội Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Prek Chak của Campuchia là ông Vor An cho biết lúc ông làm thủ tục cho 16 người trên nhập cảnh vào Campuchia, ông không nghe họ báo cáo bị lực lượng công an biên phòng Hà Tiên tịch thu tài sản cá nhân.
Ông cho biết: “Việt Nam trục xuất họ vào lúc 7 giờ tối. Chúng tôi không làm việc lúc đó, nhưng tôi đã đóng dấu cho họ nhập cảnh. Chúng tôi mới biết được thông tin phía Việt Nam đã tịchthu điện thoại và của cải của họ. Hiện chúng tôi và chính quyền tỉnh Kampot đang can thiệp và làm việc với công an Hà Tiên để phía Việt Nam trả lại.”
Tiến sĩ Sok Touch, Quyền Giám đốc Viện Nghiên cứu thuộc Học viện Hoàng gia Campuchia nhận định những hành động xử lý hành chính và không cho phép người Campuchia tham gia lễ hội ở Việt Nam cho thấy chính quyền Cộng sản Việt Nam đang phân biệt đối xử, bất bình đẳng trong quan hệ song phương, xúc phạm chính phủ Campuchia; đồng thời cho thấy Việt Nam chưa sẵn sàng hòa nhập vào Cộng đồng kinh tế ASEAN 2015.
Tiến sĩ nói thêm: “Đó là điều thất thường khi người dân Campuchia có đầy đủ giấy tờ mà không được phép ở lại Việt Nam hoặc tham gia lễ hội ở Việt Nam. Đây là một động thái mà người dân Campuchia không thể chấp nhận vì có không ít người Việt Nam sống bất hợp pháp ở Campuchia. Ở đây, người Việt có đầy đủ quyền lợi, sử dụng tiếng Việt, mở trường học Việt Nam và có thể tổ chức lễ hội theo truyền thống văn hóa. Đây là hành động phấn khích dân Campuchia ghét người Việt.”
Lâu nay, Việt Nam luôn tuyên truyền với quốc tế là chính phủ Việt Nam tôn trọng các quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hôi… nhưng không ít người Khmer Krom và người Việt ở hải ngoại phàn nàn rằng họ bị chính quyền địa phương sách nhiễu mỗi khi về thăm quê hương
.
.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét