Pages

Thứ Ba, 17 tháng 3, 2015

Hà Nội: Nơi tự do ngôn luận hiếm như vàng

Trong khi xã hội phương Tây đau đớn cho nhân quyền và tự do ngôn luận trong sự trỗi dậy của những vụ giết người từ vụ Charlie Hebdo, giới chỉ trích chính phủ tại Việt Nam lại không được hưởng thứ sa hoa ấy. Nhiều người đã bị bắt, bị bỏ tù với rất ít khả năng có được một phiên tòa công bằng.





Dưới đây là báo cáo của Marianne Brown, nhà báo Tô Cách Lan tại Hà Nội, cung cấp độc quyền cho trang Newsnet.scot.

Dù thông qua hashtag ‪#‎JeSuisCharlie‬ hay ‪#‎JeNeSuisPasCharlie‬, hầu hết mọi người đã chào đón sự mổ xẻ rộng rãi về quyền "tự do ngôn luận" mà các phương tiện truyền thông đã mang lại sau những vụ giết người ở Paris, với nhiều cuộc bàn bạc, thảo luận về việc quyền được duy trì ý kiến và chia sẻ các ý tưởng có ý nghĩa như thế nào ở các xã hội phương tây.



Trong khi ở Việt Nam, đối với một số gia đình, họ không được quyền trả lời là "không phải tôi "

Đó là trường hợp những người con của bốn nhà hoạt động đang bị tù, những người đã lựa chọn bênh vực cho cha mẹ mình và chiến dịch đòi hỏi quyền tự do ngôn luận, dù làm như vậy, họ trở thành mục tiêu sách nhiễu của công an.

NHÀ NƯỚC ĐỘC ĐẢNG

Ngắm nhìn những chiếc xe máy và ô tô chật nghẽn đường phố bên ngoài một khu mua sắm nổi tiếng ở Hà Nội, rất khó để tưởng tượng rằng chỉ một vài thập kỷ trước đây thành phố này đã phải vật lộn để tồn tại trong sự trỗi dậy sau thập kỷ chiến tranh tàn phá.

Việt Nam là một quốc gia độc đảng, là một trong số ít các nước cộng sản còn lại trên thế giới. Dù kinh tế được mở ra, chính trị vẫn khép chặt.

Khoảng 40 phần trăm của 90 triệu người dân Việt Nam có quyền truy cập internet. Nhiều người đã chuyển đến các blog chính trị và phương tiện truyền thông xã hội để thay thế cho các báo chí chính thức, vốn đầy rẫy những sự tự kiểm duyệt.

Nỗ lực vươn lên của những blog chính trị và hoạt động trực tuyến đã dẫn đến các án tù dài và sự sách nhiễu của công an.

Nhưng chính phủ vẫn tuyên bố là không có ai bị bỏ tù vì bày tỏ ý kiến của mình một cách hòa bình.

Nguyễn Trí Dũng là con trai của Nguyễn Văn Hải, một trong những blogger nổi tiếng nhất đất nước, người đã viết về các vấn đề xã hội dưới bút danh Điếu Cày.

"Khi còn trẻ, chúng tôi được dạy rằng nghe các tin tức chính trị từ nguồn không phải của chính phủ có thể là xấu. Đó là lý do tại sao khi còn trẻ, tôi không quan tâm quá nhiều về chính trị", Dũng nói.

"Mỗi khi đi học về, nói chuyện về các bài học lịch sử học được trong trường, cha tôi đã nói về sự khác biệt và sự thật trong lịch sử đó. Đó là lần đầu tiên tôi có một ấn tượng về các vấn đề chính trị, rằng lịch sử là không có thật. "

"HOẠT ĐỘNG CHỐNG PHÁ NHÀ NƯỚC"

Năm 2012 Hải đã bị tù 12 năm vì tội "tuyên truyền chống phá nhà nước", một lời kết tội bị xem là có động cơ chính trị. Báo Nhân Dân của đảng CS trích dẫn lời của Viện kiểm sát nhân dân khi tuyên bố rằng "các hoạt động chống Nhà nước" của ông đã được tổ chức với sự giúp đỡ từ các "tổ chức phản động người Việt lưu vong và các lực lượng thù địch."

Nhưng vào tháng Mười Hai năm ngoái, ông đã được đưa ra khỏi nhà tù, bay thẳng đến Hoa Kỳ. Bộ Ngoại giao VN cho biết ông đã được trả tự do vì lý do nhân đạo.

Gia đình ông nói rằng nếu về nhà, ông sẽ bị đưa vào nhà tù trở lại. Và dù cho ông Hải được tự do, gia đình ông ở Việt Nam thì không.

Dũng nói thêm: "Tôi không bị quy kết bất kỳ tội phạm hình sự gì, nhưng bất cứ lúc nào họ muốn giữ tôi ở nhà là họ cứ làm. Họ bao vây tôi với cả hàng rào người và dồn tôi vào bên trong nhà. Họ nói rằng họ cần tôi phải ở trong nhà.

"Trong mưu sinh, tôi đã tìm thấy được một số việc làm, nhưng bằng cách này hay cách khác họ đã đến và yêu cầu chủ đuổi việc tôi"

Các chiến thuật này đã bắt đầu mãi từ năm 2008 khi Dũng còn đi học và khi cha anh bị bắt lần đầu tiên.

Anh cho biết vào ngày thi cuối cùng trong bậc trung học của anh, công an đã đến nhà đưa anh về đồn.

Dũng nói: "Họ đưa tôi vào một căn phòng, khóa cửa lại và chỉ thả ra khi đêm xuống.

"Thoạt đầu, tôi oán trách bố mình vì những gì ông làm. Chúng tôi chẵng giàu có nhưng cũng dư dả. Những gì bố tôi làm và những gì gia đình tôi đã phải gánh chịu là một sự hy sinh rất lớn. Tôi đã tự hỏi không hiểu bố mình đã làm như thế để làm gì.

"Sau đó đã có rất nhiều quấy nhiễu đến từ chính phủ. Khi điều này xảy ra, tôi nghĩ bố mình đúng. Tôi cố gắng giúp người khác như tôi và đấu tranh cho cha tôi. "

Câu chuyện của Dũng là không phải là duy nhất.

Mẹ của Trần Bùi Trung là một nhà hoạt động quyền nổi tiếng hiện đang thụ án tù ba năm vì tội gây rối "trật tự công cộng".

Bùi thị Minh Hằng, năm mươi tuổi là một nhà hoạt động nổi tiếng phản đối sự xâm lăng của Trung Quốc ở Biển Đông. Cô cũng rất tích cực chia sẻ thông tin về các trường hợp vi phạm nhân quyền trên toàn quốc với hàng ngàn theo đọc trên facebook.

Trung đã đến Mỹ và Philippines để vận động tự do cho mẹ mình.

Trần Bùi Trung nói: "Trước đây, tôi cũng đã hiểu biết một chút về nhân quyền, nhưng sau này tôi đã học được nhiều hơn khi mẹ tôi trở thành một nhà hoạt động cho nhân quyền. Tôi bắt đầu chú ý nhiều đến lãnh vực này.

"Sau một thời gian, tôi muốn nghiên cứu về quyền con người và xã hội dân sự, vì các bạn tôi là các nhà hoạt động nhân quyền và tôi nghĩ rằng vấn đề nhân quyền ở Việt Nam không được biết đến trên thế giới. Tôi muốn giúp phát triển xã hội dân sự ở Việt Nam."

Không phải tất cả các gia đình đều lựa chọn con đường này, nhưng các mạng lưới hỗ trợ của cộng đồng hoạt động cung cấp cho họ một chỗ dựa tinh thần có giá trị.

CHỐNG CƯỠNG CHẾ CƯỚP ĐẤT

Cha mẹ của Trịnh Bá Phương - ba mươi mốt tuổi đã không vận động cho tự do ngôn luận. Họ giúp tổ chức một cuộc biểu tình chống cưỡng chế thu hồi đất ở Dương Nội ngoại thành Hà Nội. Họ nói, vì mức bồi thường quá thấp và họ không muốn mất đi nguồn sinh kế của mình. Các vấn nạn về quyền sở hữu đất lan tràn trên nhiều quốc gia khắp khu vực Đông Nam Á.

Một đoạn video được công bố là của người biểu tình cho thấy những người đàn ông trong bộ đồng phục công an và nhân viên bảo vệ có đeo băng tay đuổi theo một nhóm người đội nón lá và đánh đập họ bằng gậy.

Cha mẹ của Phương bị bắt giữ tại hiện trường, sau đó bị kết án tù 12 và 20 tháng vì quấy nhiễu trật tự công cộng.

"Tại phiên tòa đầu tiên họ chặn không cho chúng tôi đến tham dự. Chúng tôi hét lên rằng phiên toà là bất công. Khoảng 100 công an xuất hiện, đánh đập chúng tôi. Em trai tôi bị đánh bất tỉnh,"Phương nói.

Bất chấp việc sẽ bị công an quấy nhiễu hơn, các anh em này nói rằng họ sẽ tiếp tục vận động để cha mẹ mình được trả tự do và từ đó, họ đã trở thành thành viên thành lập các cộng đồng hoạt động.

Dũng kết luận: "Một số người bị quấy rối, họ chấp nhận, chịu đựng và không trở thành một nhà hoạt động. Nhưng một số người bị cướp mất nhà đất hoặc có than nhân bị tù đã trở thành những nhà hoạt động như tôi. "

Dũng, con trai Điếu Cày có một bé trai, và vợ đang mang thai đứa con thứ hai. Anh nói rằng bậc sinh thành đã giúp anh hiểu được những động cơ của chính bố mình. Anh nói rằng cảm giác của sự đồng cảm mà anh chia sẻ với con trai và con gái của các nhà hoạt động sẽ chỉ lớn dần hơn từ các mối đe dọa.

Marianne Brown
Lê Quốc Tuấn dịch Việt Ngữ
Theo FB Lê Quốc Tuấn

Không có nhận xét nào: