Pages

Thứ Tư, 11 tháng 3, 2015

Vì sao dữ liệu kinh tế của Trung Quốc không đáng tin

Vì sao dữ liệu kinh tế của Trung Quốc không đáng tin
                                      Một con đường mua sắm tại Thượng Hải (Ảnh: Flickr)

 Những câu hỏi về các dữ liệu kinh tế của Trung Quốc đã được nêu ra trong nhiều năm – nhưng hiếm khi một quan chức kiểm toán hàng đầu của Trung Quốc lại lên tiếng về vấn đề này.

 Ông Đổng Đại Thắng, nguyên phó Tổng kiểm toán thuộc Văn phòng kiểm toán nhà nước Trung Quốc, đồng thời là thành viên của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc (CPPCC) – một hội đồng cố vấn không có thực quyền, đã đưa ra những lời nhận xét táo bạo về vấn đề này tại một phiên họp của CPPCC vào ngày 4/3 vừa qua.

Hội nghị này họp hàng năm ở Bắc Kinh cùng với Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc (Quốc hội), cơ quan lập pháp [của Trung Quốc].

Lời thừa nhận của ông Đổng rằng việc làm giả dữ liệu kinh tế đã trở nên tràn lan ở Trung Quốc trong nhiều năm qua có khả năng liên quan đến một động thái chung của các quan chức Trung Quốc nhằm làm giảm bớt những kỳ vọng về sự tăng trưởng nhanh trong tương lai. Động thái này bao gồm việc đưa ra lời khuyên cẩn trọng với các con số kinh tế, và tìm cách để hạn chế nhấn mạnh đến những lời bàn tán gần đây về việc Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

“Nhiều con số không có ý nghĩa“, cựu phó tổng kiểm toán, Văn phòng Kiểm toàn Nhà nước Trung Quốc cho biết.

Nghĩa là những con số này đã bị làm giả hoặc phóng đại.

Ông này cũng nói thêm rằng những con số bị làm giả có phạm vi rộng: bao gồm tỷ lệ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDdữ liệu kinh tếP), doanh thu ngân sách, dữ liệu tín dụng, dữ liệu xuất nhập khẩu v.v…

Các số liệu chính thức của Trung Quốc cho biết tỷ lệ tăng trưởng GDP là 7,4% trong năm 2014, thấp nhất trong vòng 24 năm qua. Tuy nhiên, ông Đổng nói rằng con số này vẫn còn xa so với sự thật, nhưng “tương đối thực tế hơn so với những con số trong các năm trước”.

Một số nhà kinh tế học đã chỉ ra rằng tỷ lệ tăng trưởng thực tế của Trung Quốc trong vài năm qua chỉ ở quanh mức 4% – và có xu hướng giảm xuống nữa khi sự tăng trưởng không hiệu quả và do đầu tư thúc đẩy này chạm đáy.

Ông Đổng kể lại chi tiết một vài cuộc nói chuyện giữa ông với các quan chức trên toàn quốc, những người phụ trách việc nhào nặn các con số để phù hợp với những tuyên truyền tích cực về nền kinh tế.

“Các con số trong những năm qua đã được đẩy lên quá cao. Nếu ông hạ chúng xuống trong một lần thì nó sẽ giống như lao xuống vách đá. Vì thế chúng ta cần phải tiêu hóa nó dần dần từ năm này qua năm khác”, ông Đổng diễn giải nhưng gì ông đã nghe được từ một quan chức địa phương.

Việc các dữ liệu kinh tế của Trung Quốc bị làm giả là không có gì bất ngờ, căn cứ vào [thực tế rằng] sự tăng trưởng kinh tế và những nhận thức về nó là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu của Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trong vài thập kỷ qua. ĐCSTQ về cơ bản đã đánh cược tính hợp pháp của nó vào sự phát triển kinh tế thắng lợi, điều này nghĩa là các quan chức địa phương phải theo đuổi những chính sách làm tăng các con số GDP, thậm chí nếu những chính sách này không hiệu quả về mặt kinh tế. Nhiều người tin rằng các quan chức địa phương thao túng các con số, và các giai thoại về những lời đe dọa đối với các doanh nghiệp để đảm bảo rằng họ cung cấp những con số “tốt” đã xuất hiện.

Xem thêm:

Lời thừa nhận của ông Đổng là một trong những bình luận công khai đầu tiên của một quan chức Trung Quốc về việc bịa đặt các dữ liệu kinh tế. Mặc dù các chuyên gia kinh tế phương Tây (và Trung Quốc) từ lâu đã nhìn các dữ liệu chính thức của Trung Quốc với ít nhiều hoài nghi, nhưng giai thoại được trích dẫn nhiều nhất về sự ngờ vực trong nội bộ đối với các con số đến từ Thủ tướng Lý Khắc Cường, người trước khi trở thành Thủ tướng đã nói với Đại sứ Mỹ vào năm 2007 rằng GDP của Trung Quốc là “nhân tạo và do đó không đáng tin cậy”. Là bí thư tỉnh Liêu Ninh vào thời điểm đó, những lời nhận xét của ông Lý đã được ghi lại trong một bản ghi nhớ của một nhà ngoại giao Mỹ. Những lời nhận xét này được WikiLeaks công bố vào năm 2010. Thực tế, ông Lý đã nhìn vào các dữ liệu [tiêu thụ] điện và vận tải đường sắt để có một thước đo tốt hơn về sự tăng trưởng kinh tế.

Các khía cạnh khác về dữ liệu của Trung Quốc đã bị chất vấn trong thời gian gần đây – bao gồm lời khẳng định thường được trích dẫn, ví như sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc là trung bình 10% mỗi năm trong ba thập kỷ qua, điều khiến nước này trở thành nền kinh tế phát triển nhanh nhất trong những năm gần đây.

Trong một bài nghiên cứu được xuất bản năm ngoái, nhà kinh tế học Harry X. Wu, cố vấn cấp cao của nhóm nghiên cứu The Conference Board có trụ sở tại New York, ước tính rằng sự tăng trưởng của Trung Quốc có nhiều khả năng ở mức trung bình 7,2% mỗi năm trong giai đoạn 1978 – 2012, thấp hơn Nhật Bản và Đài Loan.

Trước đó vào tháng 2 vừa qua, kênh truyền thông tin tức nhà nước của Trung Quốc Tân Hoa Xã , cho biết việc làm giả dữ liệu kinh tế đã tràn lan trong các chính quyền địa phương. Để thúc đẩy triển vọng chính trị của các lãnh đạo tỉnh – những người mà sự thăng chức gắn liền với việc xuất hiện sự tăng trưởng mạnh mẽ – dữ liệu sản xuất có thể được điều chỉnh hướng lên bằng các đơn đặt hàng lớn và doanh thu tính từ những doanh nghiệp đã phá sản từ lâu.

Tân Hoa Xã tổng kết rằng: “Các chính quyền địa phương của Trung Quốc đã biến số liệu công nghiệp đầu ra thành những trò chơi con số”.

Lu Chen, Epoch Times

Nguyễn Đức Tĩnh biên dịch

(Đại Kỷ Nguyên VN)

1 nhận xét:

Nặc danh nói...

HỌC HÀNH TRÍ THỨC THÌ ĐƯỢC MAO CHỦ ĐỤ NHẬN XÉT TRÍ THỨC NHƯ CỤC PHÂN .DÂN TRÍ KG ĐƯỢC KHAI SÁNG ,LO KIẾM MIẾNG ĂN CŨNG HẾT GIỜ ,TIỀN THU VỀ NGÂN SÁCH BỊ LŨ THAM QUAN CẦM QUYỀN ĂN TƯƠI NUỐT SỐNG HẾT CÒN GÌ ĐẤU TƯ CHO GIÁO DỤC MÀ CÓ MUỐN ĐẦU TƯ THẦY ĐÂU MÀ DẬY VÌ MAO NÓ GIẾT HẾT THÀY BÀ TROG CMẠG VĂN HÓA RỒI .NHÀ NƯỚC CS TÀU CHỈ CẦN LAO ĐỘG CHÂN TAY KG CẦN LAO ĐỘG TRÍ ÓC .CHÍNH VÌ VẬY KHI MỞ CỬA RA THẾ GIỚI TỨ DO ĐẾN GIỜ NƯỚC TÀU CHỈ LÀ MỘT CÔG XƯỞG CHO THẾ GIỚI TỰ DO KG THỂ NÀO HƠN TƯ BẢN ĐƯỢC MÀ NGÀY NAY CÒN KÉM HƠN VÌ ĐẦU ÓC QÚA KẾM VỀ NHẬN THỨC LẪN VIỆC LÀN