Nghiêm trọng nhất là đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của dự án được lập theo phương án thi công khác hoàn toàn với cách dự án đã triển khai.
UBND tỉnh Đồng Nai cần yêu cầu chủ đầu tư làm lại đánh giá tác động môi trường chi tiết. Đánh giá tác động môi trường phải nêu rõ những tác động của việc kè bờ và các rủi ro có thể tác động đến môi trường thủy sinh, nước và phải có những giải pháp cụ thể khắc phục tốt - đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ TN-MT Nguyễn Thái Lai sau chuyến đi thị sát hiện trường dự án lấp sông Đồng Nai và làm việc với địa phương tỉnh Đồng Nai.
Các thành viên thuộc Bộ TN-MT tham gia đều có chung quan điểm là Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án lấp sông Đồng Nai rất sơ sài, cần phải làm lại. Có 3 vấn đề lớn cần phải làm rõ ở dự án này là tác động dòng chảy, thoát lũ, ổn định lòng sông. Việc làm kè trên sông Đồng Nai đoạn đang thi công dự án của Cty Toàn Thịnh Phát cũng có nguy cơ làm sạt lở Cù Lao Phố nếu không tính toán kỹ. Qua xem xét hồ sơ dự án cũng thấy rõ, các tài liệu về địa hình, khảo sát đa số căn cứ trên số liệu từ năm 2008 và có bổ sung thêm. Việc lấy mẫu nước phân tích cũng thể hiện số lượng rất ít trong đánh giá tác động môi trường. Đặc biệt, đánh giá tác động môi trường không làm rõ được việc thi công bờ kè tác động đến môi trường thủy sinh, nước như thế nào. Các biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình thi công bờ kè cũng đề cập rất chung chung mà không nói cụ thể.
Về chỉ tiêu chất lượng nước mới chỉ đánh giá về tổng lượng chưa cho biết mức độ lan truyền và diện ảnh hưởng đến đâu. Phạm vi mô hình tính toán là quá hẹp, dẫn tới các kết quả không đủ độ tin cậy. Báo cáo chưa tính đến khả năng thoát lũ, ngập úng cục bộ khu vực này. Không có phân tích tần suất lũ, cạn để chọn năm điển hình cho tính toán. Việc tính toán thủy lực cho từng giai đoạn (3 giai đoạn) thi công cũng chưa được đề cập để có các biện pháp giảm thiểu và bắt buộc tuân thủ. Vật liệu của đáy sông khu vực dự án không đồng nhất. Nhưng mô hình được sử dụng trong báo cáo để tính toán sẽ không có khả năng tính bùn cát hỗn hợp.
Bên cạnh đó, việc UBND tỉnh Đồng Nai lý giải không lấy ý kiến cộng đồng khi làm đánh giá tác động môi trường cho dự án là vì trong quá trình lập quy hoạch chi tiết đã lấy ý kiến cộng đồng là không đúng. Theo quy định, với dự án quy mô lớn như vậy, việc lấy ý kiến cộng đồng khi làm đánh giá tác động môi trường là điều bắt buộc. Nghiêm trọng nhất là đánh giá tác động môi trường của dự ánđược lập theo phương án thi công khác hoàn toàn với cách dự án đã triển khai. UBND tỉnh Đồng Nai cần yêu cầu chủ đầu tư làm lại đánh giá tác động môi trường chi tiết. Đánh giá tác động môi trường phải nêu rõ những tác động của việc kè bờ và các rủi ro có thể tác động đến môi trường thủy sinh, nước và phải có những giải pháp cụ thể khắc phục tốt. Đồng thời, đánh giá tác động môi trường chắc chắn phải đưa ra lấy ý kiến cộng đồng, các thành viên trong Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực sông Đồng Nai. Ngoài ra, cũng theo báo của Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước, cho thấy, dự án lấp sông Đồng Nai đã lấn ra mặt sông phần diện tích rất lớn. Việc lấn ra mặt sông này đã làm sai lệch bản chất dự án theo quy hoạch thủy lợi, ban đầu chỉ là chỉnh trị dòng sông và cải tạo cảnh quan ven bờ, nhưng xem hồ sơ và hiện trường thì thấy rõ bản chất là kết hợp chỉnh trị sông và phát triển đô thị.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Nguyễn Thái Lai cũng cho biết, đây mới chỉ là báo cáo trong lĩnh vực TN-MT, Bộ Xây dựng, Bộ GTVT và Bộ NN-PTNT sẽ có những đánh giá riêng theo chuyên ngành.
Theo Báo Diễn đàn Doanh nghiệp
Các thành viên thuộc Bộ TN-MT tham gia đều có chung quan điểm là Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án lấp sông Đồng Nai rất sơ sài, cần phải làm lại. Có 3 vấn đề lớn cần phải làm rõ ở dự án này là tác động dòng chảy, thoát lũ, ổn định lòng sông. Việc làm kè trên sông Đồng Nai đoạn đang thi công dự án của Cty Toàn Thịnh Phát cũng có nguy cơ làm sạt lở Cù Lao Phố nếu không tính toán kỹ. Qua xem xét hồ sơ dự án cũng thấy rõ, các tài liệu về địa hình, khảo sát đa số căn cứ trên số liệu từ năm 2008 và có bổ sung thêm. Việc lấy mẫu nước phân tích cũng thể hiện số lượng rất ít trong đánh giá tác động môi trường. Đặc biệt, đánh giá tác động môi trường không làm rõ được việc thi công bờ kè tác động đến môi trường thủy sinh, nước như thế nào. Các biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình thi công bờ kè cũng đề cập rất chung chung mà không nói cụ thể.
Về chỉ tiêu chất lượng nước mới chỉ đánh giá về tổng lượng chưa cho biết mức độ lan truyền và diện ảnh hưởng đến đâu. Phạm vi mô hình tính toán là quá hẹp, dẫn tới các kết quả không đủ độ tin cậy. Báo cáo chưa tính đến khả năng thoát lũ, ngập úng cục bộ khu vực này. Không có phân tích tần suất lũ, cạn để chọn năm điển hình cho tính toán. Việc tính toán thủy lực cho từng giai đoạn (3 giai đoạn) thi công cũng chưa được đề cập để có các biện pháp giảm thiểu và bắt buộc tuân thủ. Vật liệu của đáy sông khu vực dự án không đồng nhất. Nhưng mô hình được sử dụng trong báo cáo để tính toán sẽ không có khả năng tính bùn cát hỗn hợp.
Bên cạnh đó, việc UBND tỉnh Đồng Nai lý giải không lấy ý kiến cộng đồng khi làm đánh giá tác động môi trường cho dự án là vì trong quá trình lập quy hoạch chi tiết đã lấy ý kiến cộng đồng là không đúng. Theo quy định, với dự án quy mô lớn như vậy, việc lấy ý kiến cộng đồng khi làm đánh giá tác động môi trường là điều bắt buộc. Nghiêm trọng nhất là đánh giá tác động môi trường của dự ánđược lập theo phương án thi công khác hoàn toàn với cách dự án đã triển khai. UBND tỉnh Đồng Nai cần yêu cầu chủ đầu tư làm lại đánh giá tác động môi trường chi tiết. Đánh giá tác động môi trường phải nêu rõ những tác động của việc kè bờ và các rủi ro có thể tác động đến môi trường thủy sinh, nước và phải có những giải pháp cụ thể khắc phục tốt. Đồng thời, đánh giá tác động môi trường chắc chắn phải đưa ra lấy ý kiến cộng đồng, các thành viên trong Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực sông Đồng Nai. Ngoài ra, cũng theo báo của Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước, cho thấy, dự án lấp sông Đồng Nai đã lấn ra mặt sông phần diện tích rất lớn. Việc lấn ra mặt sông này đã làm sai lệch bản chất dự án theo quy hoạch thủy lợi, ban đầu chỉ là chỉnh trị dòng sông và cải tạo cảnh quan ven bờ, nhưng xem hồ sơ và hiện trường thì thấy rõ bản chất là kết hợp chỉnh trị sông và phát triển đô thị.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Nguyễn Thái Lai cũng cho biết, đây mới chỉ là báo cáo trong lĩnh vực TN-MT, Bộ Xây dựng, Bộ GTVT và Bộ NN-PTNT sẽ có những đánh giá riêng theo chuyên ngành.
Theo Báo Diễn đàn Doanh nghiệp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét