Pages

Chủ Nhật, 31 tháng 5, 2015

Ai hưởng lợi nhất ở Shangri-La 2015?



Diễn đàn An ninh Khu vực (Đối thoại Shangri-La 2015) một lần nữa để các bên, các quốc gia trong khu vực và có quan tâm có thể 'cùng thắng' (win-win) khi thảo luận về các vấn đề an ninh ở châu Á-Thái Bình Dương, Đông Nam Á, cũng như trên Biển Đông, theo phóng viên BBC tường thuật từ Singapore hôm 31/5/2015.

Tuy nhiên, theo Hồng Nga của BBC Tiếng Việt, có vẻ như Trung Quốc đã nhận nhiều chỉ trích và là tâm điểm 'quan ngại' về an ninh trong khu vực khi rất nhiều đoàn đại biểu của các quốc gia cử đại biểu tới Shangri-La lần thứ 14 bày tỏ lo lắng về các động thái của Trung Quốc trên Biển Đông.


Hoa Kỳ là một trong số các đoàn đại biểu có những 'chỉ trích, phê phán và chất vấn' mạnh mẽ và trực diện nhất đối với Trung Quốc.



Trong khi đó, Trung Quốc một mặt tỏ ra mềm mỏng, mặt khác vẫn tiếp tục khẳng định các hành động, động thái khai thác, củng cố, xây dựng đảo và các công trình trên biển trong thời gian nhiều tháng trở lại đây của họ là 'đúng luật, cần thiết và hợp lý' và không tỏ dấu hiệu 'sẽ dừng lại' các hành động của mình.

Ai thắng?

Trước câu hỏi 'ai thắng nhiều nhất, ít nhất' và 'Việt Nam thắng thế nào' tại Shangri-La lần này nếu đây đúng là diễn đàn 'cùng thắng' để đối thoại thay thế cho xung đột vũ trang, căng thẳng khu vực, Hồng Nga nói:

"Tình trạng ai nấy cùng thắng (win-win situation) là một mong muốn, một ước muốn của nhiều nước và đó là lời của ông Trường đoàn Trung Quốc nói ra ngày hôm nay."

"Thế nhưng chúng ta đều biết rằng trong tình hình căng thẳng như thế này, các nước đều có những vấn đề riêng và vấn đề chung, để đạt được tình trạng tất cả đều thắng, tất cả đều có lợi thì vô cùng khó khăn."

"Nếu như không nói là không thể đạt được, khi mà một quốc gia nào đó đơn phương pháp vỡ status-quo, tình trạng hiện giờ," Hồng Nga nói thêm.

Không có nhận xét nào: