Hoa Kỳ không thích bóng đá, hay ít nhất đó là điều mà nhiều người vẫn nghĩ. Vậy vì sao Hoa Kỳ là quốc gia dẫn đầu trong vụ cáo buộc Fifa tham nhũng?
“Có quá nhiều nước sợ hãi Fifa,” Alexandre Wrage, cựu cố vấn chống tham nhũng của Fifa, đã từ nhiệm nhằm phản đối tổ chức này.
“Với tham nhũng quốc tế đang ngày càng lan rộng, Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ đã tuyên bố sẽ tăng cường điều tra tham nhũng nếu những nước khác không làm,” bà nói.
Phát biểu trước phóng viên chỉ vài giờ sau khi thực hiện loạt bắt giữ ở Thụy Sĩ, Giám đốc Cục Điều tra Liên bang (FBI), ông James Comey giải thích vì sao Hoa Kỳ có thể hành động trong vụ việc này.
“Nếu họ tới lãnh thổ của chúng tôi với những doanh nghiệp tham nhũng, thì dù là qua các cuộc gặp gỡ hay sử dụng hệ thống tài chính tầm cỡ thế giới của chúng tôi, họ cũng sẽ phải chịu trách nhiệm cho hành động tham nhũng,” ông nói.
Buộc tội của Hoa Kỳ cáo buộc rất nhiều quan chức bóng đá vướng cả hai điều này.
Để truy tố các trường hợp liên quan tới người nước ngoài, chính quyền Hoa Kỳ cần chứng tỏ những vụ việc này có liên hệ dù là nhỏ, tới Hoa Kỳ.
Nhưng trong lời buộc tội được công bố hôm thứ Tư, cáo buộc tham nhũng nhắm ngay vào tâm điểm của bóng đá Hoa Kỳ.
Fifa và các liên đoàn dưới trướng kiếm tiền bằng cách bán quyền tiếp thị và truyền thông cho World Cup và các giải đấu khác do họ tổ chức.
Buộc tội đa phần liên quan tới “các khoản hối lộ và lại quả có hệ thống” do các giám đốc điều hành tiếp thị muốn tăng cơ hội giành hợp đồng quyền tiếp thị và truyền thông cho các giải đấu.
Những vụ hối lộ này đôi khi được tổ chức trong các cuộc họp ở Hoa Kỳ, và một vài khoản tiền được chuyển qua tài khoản ngân hàng Mỹ.
Trong cuộc họp báo hôm thứ Tư, chưởng lý Kelly Currie của quận Đông, New York, nhận thấy quy mô của các cáo buộc.
"Kiểu hối lộ này và tham nhũng trong bóng đá quốc tế đã diễn ra suốt hai thập kỷ. Bản thân cuộc điều tra của chúng tôi... cũng mất nhiều năm,” ông nói.
Không rõ cụ thể sự kiện nào – hoặc có hay không bất kỳ sự kiện nào – khiến Hoa Kỳ bắt đầu điều tra.
Một số người cho rằng do Hoa Kỳ thất bại trong cuộc đấu thầu tổ chức World Cup 2022, và nghi ngờ đã xảy ra hối lộ để Qatar có nhiều phiếu hơn.
“Điều tra của chúng tôi cho thấy điều đáng ra là biểu hiện của tinh thần thể thao quốc tế thì lại bị dùng làm công cụ nhằm lót túi tiền của các quan chức cấp cao với những khoản hối lộ lên tới tổng cộng 110 triệu USD, gần một phần ba chi phí hợp pháp về quyền đối với các giải đấu có liên quan,” Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hoa Kỳ Loretta Lynch nói trong một cuộc họp báo về chi tiết các cáo buộc.
“Không một ai có thể vượt qua hoặc đứng trên pháp luật,” giám đốc FBI James Comey nói.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét