Pages

Thứ Ba, 5 tháng 5, 2015

Cựu quan chức Trung Quốc: Phong trào thoái đảng là tín hiệu tốt cho Trung Quốc.

Han Guangsheng, a Toronto resident who defected to Canada from China in 2001, says the large numbers of people cutting their ties with the Chinese Communist Party symbolizes hope for a better future for China. (NTD Television)
Ông Han Guasheng–hiện đang là công dân thành phố Toronto–trốn thoát khỏi Trung Quốc đến Canada năm 2001. Ông cho rằng nhiều người đang cắt đứt liên hệ với Đảng cộng sản Trung Quốc, qua đó cho thấy hi vọng về một tương lai tươi sáng hơn cho Trung Quốc (truyền hình Tân Đường Nhân)

Tin từ Ottawa–Cột mốc 200 triệu người thoát khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc và các tổ chức liên quan đã mang lại cho một cựu quan chức Trung Quốc đã trốn sang Canada vào 14 năm trước một tia hy vọng vào tương lai của Trung Quốc.

Ông Han Guasheng, một công dân tại Toronto phát biểu “Tương lai Trung Quốc rõ ràng là sáng sủa hơn, vì nhiều người đã thức tỉnh và thấy được bản chất của Trung Cộng là bạo ngược, chuyên chế, phản nhân loại và tham nhũng”.

“Điều này–cùng với thực tế là nhiều người đang thoái Đảng mỗi ngày–sẽ giúp Trung Quốc tiến tới dân chủ, pháp quyền và một chính phủ hợp hiến”.

Ông Han đã tuyên bố thoái Đảng năm 2005.

Ông Han là phó giám đốc Sở Tư Pháp thành phố Thẩm Dương, sau đó là giám đốc năm 1999. Tuy nhiên ông trốn sang Cannada tháng chín năm 2001, chủ yếu vì vỡ mộng và phẫn uất trước sự độc tài và chuyên chế của Đảng cộng sản.

Dẫu biết rằng ‘một đi không trở lại’, nhưng ông không hối hận.

Nhiều người đã thức tỉnh và thấy được bản chất của Trung Cộng là bạo ngược, chuyên chế, phản nhân loại và tham nhũng
—Han Guangshen, cựu quan chức Trung Quốc

“Điều đúng đắn nhất mà tôi từng làm trong cuộc đời này là rời bỏ Trung Quốc và cắt đứt mọi liên hệ với Đảng cộng sản Trung Quốc. Đây là điều tôi không bao giờ hối hận. Hơn nữa, những người bạn, cựu đồng nghiệp, cấp dưới, những người có thể liên lạc với tôi, tất cả đều chúc mừng tôi, bày tỏ sự ngưỡng mộ và đồng tình với hành động của tôi”, ông phát biểu.

Trong số những sinh viên nhập học trường Đại học Nankai năm 1977, ông Han là người đầu tiên trở thành Đảng viên. Thời đó, các trường đại học chỉ chấp nhận sinh viên vượt qua kỳ thi tuyển sinh được chuẩn hóa sau Đại Cách mạng Văn hóa.

Nhưng sau đó, ông trở nên thất vọng với thực tế và cơ chế hoạt động của Đảng.

“Sự bất mãn của tôi bắt nguồn từ vụ thảm sát Thiên An Môn ngày 4 tháng sáu năm 1989. Suốt hơn 10 năm tiếp theo, tôi muốn làm một điều gì đó để thay đổi Đảng từ bên trong. Nhưng sau đó tôi thấy điều này là hoàn toàn không thể”, ông nói.

Với ông Han, giọt nước tràn ly xảy ra khi Đảng cộng sản ra lệnh đàn áp hàng chục triệu học viên Pháp Luân Công vào tháng bảy năm 1999.

Ông bày tỏ sự phản đối khi được chỉ đạo tống giam các học viên Pháp Luân Công vào tù hoặc trong các trại lao động cưỡng bức. Là giám đốc sở Tư pháp, ông chịu trách nhiệm với tất cả những cơ sở này tại thành phố Thẩm Dương. Ông lý luận rằng vấn đề của Pháp Luân Công thuộc về đức tin, học viên Pháp Luân Công không phải là tội phạm, và đàn áp họ cũng chẳng mang lại lợi ích gì. Ông bắt đầu bí mật lên kế hoạch trốn thoát cho mình.

“Sau khi Đảng cộng sản bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công, trong suốt một thời gian dài tôi đã chứng kiến nhiều học viên vô tội bị cầm tù, gửi đến các trại lao động cưỡng bức mà không dựa trên cơ sở pháp luật hay xét xử”.

“Vì vậy chứng kiến sự bạo tàn, những hành vi dã man chống lại loài người của Đảng cộng sản, tôi không muốn trở thành một kẻ đồng lõa, thành đồ tể cho những chính sách của chúng, nên tôi quyết định rời đi”

Ông Han hiện nay đang có một cơ sở kinh doanh nhỏ tại Toronto, ông tin tưởng rằng ngày tàn của Đảng cộng sản đang đến gần.

“Họ giống như hành khách trên tàu Titanic, chuẩn bị sẵn sàng cho việc đắm tàu”

Limin Zhou, Epoch Times

(Đại Kỷ Nguyên)

Không có nhận xét nào: