Pages

Thứ Bảy, 23 tháng 5, 2015

Dương Hoài Linh - Vào TPP kinh tế Việt Nam sẽ gục ngã bởi sức ép cạnh tranh

Dương Hoài Linh
"Đổi mới"",hội nhập" là một sách lược của người CS để giữ chính quyền.Cho dù cả thế giới đã vứt lý thuyết của chủ nghĩa Mác Lê nin vào đống rác,thì Đảng CSVN vẫn kiên định với nó bằng lập luận"tiến lên CNXH thông qua giai đoạn phát triển TBCN"và"Chúng ta đang ở thời kỳ quá độ",mặc dù thời kỳ quá độ này không biết kéo dài trong bao lâu.
Trước tình hình làm ít phá nhiều,nợ công nước ngoài chồng chất,bội chi ngân sách,thâm thủng mậu dịch cộng với tham nhũng tàn phá, nền kinh tế Việt nam đang trên bờ vực phá sản,chính phủ Việt nam đang hy vọng vào hiệp ước Kinh tế Thái Bình Dương để tái cơ cấu nền kinh tế,nhằm ổn định xã hội và kéo dài thêm sự lãnh đạo của một thể chế độc tài toàn trị.

Nhưng TPP là sân chơi thu hẹp của chỉ 12 nước,chứ không rộng rãi như của WTO đến 160 nước,vì thế mức độ cạnh tranh sẽ rất khốc liệt,tình trạng"cá lớn nuốt cá bé"một đặc trưng của CNTB sẽ diễn ra không khoan nhượng.Vậy mà dân ta vẫn đang nghĩ trên mây, tưởng TPP toàn màu hồng,thỏa sức mơ mộng. Trong khi nông dân Malaysia quan tâm theo dõi sát sao tiến trình đàm phán TPP thì nông dân Việt nam vẫn thờ ơ chẳng hiểu mô tê ất giáp gì.Trong khi các nước đều có các công đoàn độc lập với các chuyên gia đàm phán để đảm bảo cho quyền lợi công nhân nước mình thì Liên Đoàn Lao động Việt nam vẫn vô tư.Chẳng hạn trong ngành dệt may, công đoàn dệt may của Mỹ đã đưa ra yêu cầu"sợi trở đi" để tránh việc Việt nam nhập nguyên lợi sợi từ Trung Quốc, tức là tất cả các khâu từ sợi cho đến vải, cắt, may đều phải được thực hiện trong các nước TPP, khi đó sản phẩm dệt may mới hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu. Nếu VN không đảm bảo yêu cầu này họ sẽ phản đối đến cùng để tránh là thiệt hại đến công nhân Mỹ. Trong khi đó theo tiến sĩ kinh tế Lê Đăng Doanh thì" hiện nay hiểu biết của doanh nghiệp về TPP còn khá là sơ sài. Theo khảo sát của phòng thương mại công nghiệp Việt Nam thì có đến 65% doanh nghiệp chưa rõ gì về TPP và Cộng đồng Kinh tế ASEAN."
Trước tiên bất cứ ai cũng có thể thấy rằng nền sản xuất nhỏ,lạc hậu manh mún của Việt nam không thể cạnh tranh nổi với nền nông nghiệp, công nghiệp phát triển của các nước như Mỹ, Nhật, Canada... Ngành chăn nuôi Việt nam sẽ bị bóp chết trước tiên trước công nghệ chăn nuôi chuồng trại khổng lồ, hiện đại và công nghệ giết mổ, đóng gói thành phẩm chất lượng, nhanh chóng... Tiếp sau đó một số ngành nghề truyền thống của Việt nam cũng không đủ sức cạnh tranh bằng phương pháp thủ công,lạc hậu.Sẽ có một lượng lớn nông dân thất nghiệp, bị đẩy khỏi nông thôn và vào thành thị để kiếm sống bằng các ngành nghề khác.
Thế nhưng ở thành thị,hàng loạt doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ nhanh chóng bị phá sản vì không cạnh tranh nổi với các công ty, tập đoàn ,các thương hiệu lớn.Sẽ có nhiều ông chủ nhỏ lâm vào cảnh khốn cùng,nợ nần chồng chất và không loại trừ nghĩ đến việc nhảy lầu.Ngay các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân của Việt nam cũng khó có thể trụ vững trước làn sóng đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài.Chẳng hạn chỉ riêng với ngành dệt may nhiều doanh nghiệp dệt may của Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông... đã nhanh chóng đầu tư vào Việt Nam xây nhà máy sợi, dệt, nhuộm... để đón đầu TPP. Và không như các doanh nghiệp trong nước chỉ thực hiện những khâu đơn giản tạo giá trị thấp, các doanh nghiệp nước ngoài đến Việt Nam với kế hoạch sản xuất khép kín từ việc tạo nguồn nguyên liệu đến khâu thành phẩm cuối cùng để xuất khẩu.
Không chỉ những doanh nghiệp đến từ Trung Quốc, Đài Loan, hay Hồng Kông, nhiều doanh nghiệp dệt may lớn từ Hàn Quốc, Nhật Bản, thậm chí từ Mỹ, cũng đang hướng đến các dự án sản xuất ở Việt Nam để tận dụng cơ hội từ TPP. Các doanh nghiệp này còn tận dụng nguồn lao động giá rẻ để sản xuất nguyên liệu tại Việt Nam sau đó xuất ngược về nước họ.
Nhìn vào cơ hội từ bên ngoài, 68% kim ngạch xuất khẩu của Việt nam thuộc khối FDI. Tức là 68% người hưởng lợi là FDI, họ đón bắt cơ hội ào ạt trong ngành dệt may, da giày, còn DN Việt năm rồi xuất khẩu giảm 5%. Cơ hội chưa chắc chảy vào DN Việt. Rất ít DN đã sẵn sàng nắm bắt cơ hội đó. Người hưởng lợi cuối cùng vẫn là DN nước ngoài. Cùng hoạt động ở địa bàn Việt Nam, ai mạnh sẽ mạnh hơn, ai yếu sẽ yếu đi. Lúc Việt Nam vô WTO, FDI mới chiếm 55% xuất khẩu, giờ đã là 68%, lần này mới là cơ hội để họ bật lên rất nhanh.
Khoảng 34% DN Việt Nam tham gia xuất khẩu. Nếu tính cụ thể có DN xuất khẩu chỉ chiếm 10 – 15% sản lượng của họ, còn lại khoảng 85 – 90% tiêu thụ nội địa. Nông sản thì tiêu thụ lớn nhất vẫn là thị trường nội địa. Đó là chưa kể hàng hóa khi xuất sang các nước như Mỹ Nhật đòi hỏi rất cao về chất lượng,kỷ thuật,cho dù có miễn thuế vẫn khó có thể cạnh tranh lại với các nước khác.Đơn cử như trường hợp gạo tại Mỹ,gạo Thái Lan vẫn được ngay cả người Việt ưa dùng vì chất lượng của nó,cho dù gạo Việt có rẻ hơn vẫn bị không ít người e ngại vì họ biết rõ quy trình sản xuất của Việt nam. Cơ cấu hàng hoá của người Thái đều bán được cho người Việt, thị hiếu giống nhau, người Việt không kỳ thị hàng Thái, mà đánh giá tốt hơn hàng Việt, người tiêu dùng cũng rất thân thiện với hàng Thái. Việt Nam công bố chính sách rất nhiều, nhưng chỉ nằm trên giấy, không tập trung mục tiêu nhất định. Còn họ vô cùng tập trung.
Chỉ xét sơ qua vài yếu tố đã thấy rất bất lợi cho Việt nam khi đứng vào sân chơi tưởng như bình đẳng này.Thật ra nó không hề bình đẳng chút nào.cái chủ yếu chính là thượng tầng chính trị của Việt nam khác hẳn 11 nước còn lại.Thể chế chính trị độc tài một đảng không thể đẻ ra nhà nước pháp trị.Không có pháp trị thì luật pháp chỉ dành cho dân chứ không xử quan.Do đó sẽ nảy sinh tình trạng "Thượng bất chính thì hạ tắc loạn" Trong điều kiện đó sẽ không có sự"cạnh tranh sòng phẳng", điều kiện quan trọng cho tiến bộ xã hội. Tham nhũng,bất tuân luật pháp,gian manh sẽ lên ngôi. Và sẽ không hề có chỗ cho sự minh bạch.Các doanh nghiệp Việt nam sẽ đối mặt với sự theo dõi của các tổ chức giám sát và sẽ tha hồ bận rộn ở các tòa án nước ngoài khi đơn kiện được gởi về tới tấp. Nói tóm lại nền kinh tế Việt nam sẽ bị thôn tính bởi các thương hiệu lớn.Nông dân, công nhân Việt nam sẽ thất nghiệp nhiều hơn,bởi năng suất lao động quá thấp.Ngân sách sẽ thất thu bởi hàng rào thuế đã bị gỡ bỏ. GDP sẽ tăng lên nhưng đó chỉ là tăng trưởng ảo, khi lợi nhuận từ đầu tư nước ngoài được chuyển về nước họ thì con số GDP thực của VN sẽ rất thảm hại.
Nhưng cũng đừng mong rằng việc tái cơ cấu hạ tầng sẽ khiến kiến trúc thượng tầng chuyển động.Bởi thực chất của Đảng CSVN chính là quyền lực.Họ sẽ nắm giữ bằng bất cứ giá nào.

Không có nhận xét nào: