Pages

Chủ Nhật, 26 tháng 7, 2015

Chuyện ông “Tướng tâm tư”

Ngày hôm qua, báo chí lại ồ ạt đưa tin tâm-tư-đại-tướng-yêu-Tàu đã về nước. Những gì mà dư luận đồn thổi lâu nay hóa ra là tin vịt.
Nhưng trong cái bình thường lại có những cái bất bình thường, khiến dư luận lại nghi ngờ. Báo chí nói tướng-tâm-tư đã khỏe, nói chuyện trao đổi công việc bình thường, xuống máy bay bắt tay bắt chân hoa hoét đủ cả,… Ấy nhưng cái bất bình thường là cần-lao chẳng nhìn thấy một hình ảnh cá nhân nào cả.
Thế là cần-lao lại đoán già đoán non. Dĩ nhiên đã suy đoán, suy diễn vấn đề thì luôn tìm cách minh chứng sự logic của các sự kiện, và hình như ai đưa ra bình luận cũng cố chứng minh là điều đó hợp lý.

Theo thuyết âm mưu, có lẽ đây là một sự thành công ngoài mong đợi khi dùng truyền thông để đánh thẳng vào dư luận. Trong một xã hội mạng mà sự a dua bầy đàn lẫn sự hời hợt khi tiếp nhận thông tin đã khiến cho dư luận mạng là một vũ khí cực đáng sợ. Không tự nhiên mà thông tin về một yếu nhân cứ kín kín hở hở, thậm chí còn có tin rò rỉ từ nội bộ khiến cả hãng truyền thông nước ngoài ăn quả đắng. Và khi mọi việc có vẻ như đã quá rõ ràng thì lại vẫn thiếu một tấm hình(?).
Hồi đầu tuần, đã có nhiều FB-er úp mở về ngày về của tướng-tâm-tư, và mọi việc có vẻ như đã được sắp đặt một cách rất kỹ lưỡng, kể cả góc chụp ảnh…
Nói gì thì nói, hơn 2000 năm lịch sử, xứ sở này tồn tại được nguyên bản là do có tinh thần dân tộc ngấm sâu vào máu thịt của từng cần-lao, một tinh thần tự chủ tự cường không chịu khuất phục Tàu-khựa xâm lược và đô hộ, cho dùng đại đồng cần-lao có gốc gác từ Tàu, bị đồng hóa bởi văn hóa Tàu. Họ sống trên đất Việt, yêu xứ Việt và bảo vệ bờ cõi Việt.
Thế nên, đối với việc yêu Tàu, sợ Tàu là sự căm thù của cần-lao. Một chính trị gia khôn ngoan là người dùng ngôn ngữ chính trị để dung hòa các phía, vừa tránh sự căm ghét của cần lao, vừa không để hở sườn với đối thủ, vừa không làm phật ý quan thầy. Chứ cứ dùng ngôn ngữ “tâm tư” kiểu bần-nông phân bua thì dính đạn là điều không tránh khỏi.
Lâu nay, sự tranh giành quyền lực xảy ra trong nội bộ với sự hậu thuẫn vững chắc ở bên ngoài. Phần lớn là sự thỏa hiệp để chia đều miếng bánh trên đĩa.
Nhưng khi có những vấn đề liên quan đến chủ quyền đất nước, liên quan đến sự ổn định của thể chế thì các chính trị gia theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan sẽ được dư luận ủng hộ. Và sẽ không có cơ hội cho những người coi giặc là bạn. Đó cũng chính là lý do xứ sở này luôn tồn tại cạnh gã hàng xóm khổng lồ những xấu tính, chỉ muốn thôn tính đất đai của người khác như nói ở trên.
Chỉ mới mấy sự kiện “nho nhỏ” trên biển Đông mà đã lộ ra hết cả bản chất. Thế nên ông Lê Mã Lương nói đại loại là nếu uýnh nhau mà không thay tướng thì không uýnh được là có lý.
Tướng hay là tướng thể hiện bản lĩnh trong tình huống ngàn cân treo sợi tóc trước kẻ thù, chứ không phải là tướng chém-zó ở thời bình.
Âu cũng là cái liễn, là vậy!

Không có nhận xét nào: