Pages

Thứ Sáu, 3 tháng 7, 2015

TCL - VIÊT NAM VÀ TPP

Điểm qua các nguồn dư luận tại Mỹ về TPP:
What Is the Trans-Pacific Partnership?
Advantages, Disadvantages, Obstacles and Next Steps
Hiệp Ứớc Thương Mại Thái Bính Dương (TPP) bao gồm 12 quốc gia dọc theo Thái Bình Dương với giá trị về sản phảm 1.5 trillion và 242 tỷ đô la giữa các nước:  Australia, Brunei Darussalam, Canada, Chile, Japan, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, U.S.  và Viet Nam. Không có sự tham dự của Trung cộng và cho phép Mỹ có cớ tham dự vào tranh chấp biển Đông (bảo vệ quyền lợi thương mại).

Tuy nhiên trong tương lai Trung Cộng và Phi có thể tham dự.
Cũng như các hiệp về mậu dịch thương maị nhằm loại bỏ hàng rào quan thuế và các qui định liên hệ.
Hiệp ước bao gồm hàng hóa, dịch vụ như tài chánh, truyền thông, tiêu chuẩn vệ sinh về thực phẩm.
Dư luận ủng hộ: (quan điểm của Mỹ)
Tạo công ăn việc làm tại Mỹ, tăng xuất cảng tới 305 tỷ mỹ kim gồm máy móc, điện tử, xe hơi, đồ nhựa và nông phẩm. Hiệp ước cũng đem lại 223 tỷ lợi tức cho công nhân các nước, và 77 tỷ cho công nhân Mỹ.
Dư luận chống:
Hiệp ước tạo sự bất bình đẳng về lương giữa quốc gia có lợi tức (cá nhân) và các nước có lợi tức thấp, chỉ có nhân công với lương trên 88 ngàn đô la là có lợi và là cơ hội thăng tiến các sản phẩm rẻ tiền từ các nước nghèo. Vì có sự bảo về quyền sáng chế nên các nước tân tiến có lợi hơn.
Hiệp ước cũng cản trở việc chế tạo các loại thuốc men với giá rẻ, nhằm ép người tiêu thụ phải mua thuốc với giá đắt hơn.
Trở ngại:
Sự bảo vệ quyền sáng chế, ngăn chặn các sản phẩm lậu và giới hạn sự giúp đỡ của chính quyền địa phương cho các công ty quốc doanh (đối với VN, Singapore, Mã lai).
Giữa Nhật và Mỹ không muốn bỏ hàng rào về xe hơi và nông phẩm. Riêng Mỹ không muốn hạn chế về thuốc lá, về sự cho phép các công ty thuốc lá thưa kiện các nước đánh thuế về thuốc lá và quảng cáo về thuốc lá.
Cuối cùng là Mỹ muốn các công ty có quyền thưa kiện các chính phủ về những thiệt hại thương mại.
Cản trở cuối cùng là quốc hội Mỹ không thể quyết định từng phần của hiệp ước mà chỉ quyết định trên toàn bộ hiệp ước. Điều này sẽ giúp tổng thống Obama dễ quyết định trong việc thương thảo với các nước ngoài.
Who is writing the TPP?
By Elizabeth Warren and Rosa DeLauro MAY 11, 2015
Ai viết dự án này?  Chỉ có 5 trong số 29 chương là viết về các vấn đề mậu dịch, vậy thì TPP không chỉ là thượng mại và giảm hàng rào quan thuế.  Công chúng không đuợc phép xem vì hiệp được liệt kê là bảo mật (classfied) nhưng 28 ủy ban cố vấn đã tham dự trong sự thương lượng. Trong số 566 hội viên thì 480 (85%) hội viên là các viên chức cao cấp của các đại công ty kỹ nghệ hay đại diện các tổ chức vận động Quốc Hội (looby group). Có những ủy ban hoàn toàn do các nhóm này nắm giữ. Đại diện lệch lạc sẽ đưa tới kết quả lệch lạc.
Các nước đầu tư với các đại công ty sẽ thưa kiện những điều luật mà họ không thích trong một hệ thống phân xử không thuộc tòa án địa phương. Và cơ chế này sẽ buộc người dân phải trả tiền cho các đại công ty và không có quyền kháng cáo (appeal). Công nhân, các nhà hoạt động về bảo vệ môi sinh và nhân quyền không có quyền lên tiếng.
Nhiều người nghĩ rằng luật trả lương tối thiểu hay luật chống hút thuốc không liên hệ gì đến hiệp ước thương mại. Nhưng công ty ngoại quốc có thể dựa vào TPP để kiện Ai cập vì Ai cập tăng lương tối thiểu cho nhân công của họ. Hay hãng thuốc lá Phillip Morris có thể kiện Úc và Uruguay để ngăn cản việc giảm thiểu số người hút thuốc. Và ngay trong vấn đề thực phẩm cũng vậy.
China’s impact looms large as US debates its own trade deals
By JIM KUHNHENN
Tổng Thống Obama cảnh cáo nếu Mỹ không đưa ra TPP thì Trung Cộng sẽ làm. Sự cạnh tranh giữa Mỹ và TC đang cạnh tranh ráo riết về ảnh hưởng kinh tế thế giới. Dĩ nhiên nếu TC đưa ra TPP thì sẽ tạo điều kiện có lợi cho thương mại và công nhân của TC và loại ảnh hưởng của Mỹ ra khỏi vùng Thái Bình Dương .
Đó là điều  TT Obama muốn Quốc Hội ủy quyền thương thảo cho ông để tiến hành TPP (fast track) nghĩa là Quốc Hội chỉ có thể chấp nhận hay từ chối mà không thể sửa đổi nội dung các điều luật của TPP.
Tuy rằng 11 nước trong TPP có những hiệp ước riêng rẽ với TC. Nhưng quan tâm của Mỹ là:
Trung Cộng đã có những hiệp ước kinh tế với 10 hội viên của ASEAN cũng như Australia, India, Japan, South Korea và New Zealand.
TC dưới sự lãnh đạo của Xi Jinping đã đưa ra AIIB (Asian Infrastructure Investment Bank) qui tụ 57 nước nhằm mục đích bành trướng sự đầu tư của các công ty quốc doanh và nhân công Trung Hoa vào các dự án quốc tế.
Theo Obama thì TC có thể giúp các nhà lãnh đạo của một số nước nhưng sẽ không tốt cho người dân của những quốc gia đó. Và TPP sẽ là vũ khí để cân bằng Á Châu trong thị trường thế giới.
Về quyền lợi của giới lao động
Sự khác biệt của TPP là nhắm về quyền lao động và môi sinh của các nước tham dự. Điều này sẽ giúp cho sự cạnh tranh của các công ty Mỹ về xuất cảng. Sự tranh luận về vấn đề làm sao cưỡng bách các tiêu chuẩn đưa ra. Trong quá khứ văn phòng kiểm soát của Quốc Hội Mỹ cho biết trong 5 vụ khiếu nại chỉ có một vụ là có kết quả.
Giá trị tiền tệ
Từ lâu Mỹ vẫn thường phàn nàn về việc TC nâng đỡ các công ty trong việc xuất khẩu bằng cách giữ giá hối suất thấp và nếu TC muốn gia nhập TPP thì phải sửa đổi vấn đề này. Đối TC thì những lời phàn nàn của Mỹ đã bị xếp xó.
Nhưng nếu Mỹ trừng phạt các nước gian lận về hối đoái có thể đưa đến sự trả đũa và gây chiến tranh về mậu dịch. TT Obam cảnh cáo nếu có sự kiểm soát về tiền tệ trong TPP thì ông sẽ phủ quyết (veto) và theo ông thì đã đến lúc TC phải suy nghĩ lại.
Trans Pacific Partnership’s (TPP) new stringent patent protections threaten to eviscerate generic drug industry.
WASHINGTON–(BUSINESS WIRE)–Tue, May 12, 2015, 8:04 AM EDT
Sự bảo vệ quyền phát minh (Intellectual Property rights) sẽ mạnh hơn những qui định của World Trade Organization (WTO)  về sự giới hạn việc chế tạo các loại thuốc phổ thông (generic) cho các nước nghèo, nhất là thuốc trị bệnh AIDS (SIDA).
Như trường hợp VN nếu gia nhập TPP, việc điều trị bệnh nhân có thể xuống dốc thảm hại vì giá thuốc sẽ tăng vọt vì phải dùng thuốc chính gốc sản xuất (brand name).
Let the Public Read the Completed Parts of the Trans-Pacific Partnership
Posted: 05/19/2015 Updated: 05/19/2015
Tranh luận:
Có sự tranh luận về quyền công chúng được biết nội dung của TPP vì các công ty lớn và các nhóm vận động (lobby group) nhúng tay vào việc thiết lập TPP thì quyền lợi sẽ nghiêng về các nhóm này hơn là công chúng Mỹ. Cũng có thể các đại công ty cố ý giảm hiệu lực đạo luật Dodd-Frank (đạo luật hạn chế sự lạm dụng sức mạnh tài chánh của các công ty, ngân hàng lớn) và không quan tâm đến các vấn đề liên quan đến môi sinh và quyền lợi của giới lao động.
Về đầu tư:
Các điều khoản của TPP sẽ tăng gia sức mạnh của các công ty ngoại quốc áp lực các điều khoản có lợi cho họ mà hệ thống tòa án của nước địa phương không thể can thiệp
Sự thất hứa:
Dư luận chống đối TPP cho rằng nếu chính phủ (Mỹ) không cưỡng bách các luật lệ qui định trong các hiệp ước thương mại trước đây thì lấy gì bảo đảm sẽ tuân thủ các qui định của TPP. Khi viết các điều khoản của TPP, các công ty tham dự đã tính trước các tổ chức lao động và môi sinh sẽ không có đường khiếu nại. Thiệt hại vẫn là giới lao động và kẻ thủ lợi vẫn là các công ty lớn.
The Biggest Trade Deal Ever Could Undermine American Security in the Asia-Pacific
Trong những năm gần đây Trung Cộng đã gia tăng gây hấn tại Á Châu và thách đố các nước láng giềng như Nhật và các nước Đông Nam Á về hải phân, khai thác mỏ dầu khí và quyền đánh cá.
TPP không nhắc tới vấn đề này nhưng có người cho rằng TPP là tất yếu đối đầu lại với tham vọng của TC và đây là cơ hội cho các nước đó tham dự để tránh vòng tay của TC hơn là quyền lợi thương mại.
Nhật và Mỹ đã thiết lập quan hệ quốc phòng bảo vệ lẫn nhau. Sự gia tăng quyền lợi của các công ty Mỹ tại Thái Bình Dương sẽ đối lại với những công ty đầu tư tại TC.
TC đã có con số tài chánh thặng dư rất lớn để phát triển quốc phòng và TPP có thể giảm hiệu lực kinh tế nội địa của Mỹ về khả năng sản xuất vì các công ty có khuynh hướng đầu tư tại các nước kém phát triển để dễ có lời. Điều này đưa đến sự kiện nếu xuất cảng tăng thì nhập cảng cũng tăng và thâm thủng cán cân mậu dịch vẫn còn đó kèm với nạn thất nghiệp.
Có sự tranh luận về quyền công chúng được biết nội dung của TPP.
U.S. rights envoy says Vietnam still lagging, cites trade pact risk
By Martin Petty
Theo Tom Malinowski, phụ tá Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao, đặc sứ về nhân quyền tại Hà Nội thì VN cần cãi thiện về nhân quyền nhiều hơn để phù hợp với TPP. Hoa Kỳ tăng cường nỗ lực cải thiện liên hệ về y tế, giáo dục, môi sinh, năng lực và cả quân sự để bù đắp ảnh hưởng của Trung Cộng.
Nhưng trở ngại chính vẫn là nhân quyền khi VN vẫn không dung thứ đối với những nhà bất đồng chính kiến với nhà nước. Quấy nhiễu, đe dọa và bạo hành vẫn xảy ra. Malinowski đã gặp Bộ Trưởng Bộ An Ninh VN để thảo luận vấn đề quan hệ hỗ tương có thể thiết lập.
Malinowski kêu gọi phe bảo thủ VN nới rộng tự do và sẽ tường trình trước Quốc Hội Mỹ.
Quyền lợi kinh tế và chiến lược của TPP rất lớn và nặng ký hơn bất kỳ lý do gì và đó là lý do chính quyền các nước nhỏ như VN  rất sợ đi theo con đường đó.
Theo Phil Robertson của Hội Nhân Quyền Á Châu thì đó là lý do duy nhất như sự cải tổ của VN để tham dự TPP.
Bình luận:
Khi TC lấn xuống biển Đông mà VN, Phi Luật Tân chỉ phản đối suông. Mỹ biết để chận kế hoạch bành trướng của TC và biến các đảo san hô thành các phi trường, căn cứ quân sự kiểm soát đường hàng hải của biển Đông bằng cách đưa ra TPP (bề ngoài là kinh tế, bên trong là đem sự hiện diện của hải quân Mỹ trở lại vùng Đông Nam Á).
TC thường rêu rao biển Đông là vấn đề nội bộ và chỉ thảo luận tay đôi, không chấp nhận quốc tế phân xử (trường hợp Phi kiện TC trước tòa án quốc tế về biển). TPP là mồi nhử VN tham dự với quyền lợi kinh tế rất lớn khi các công ty quốc tế đang bỏ TC chạy sang các nước Đông Nam Á. Mỹ đã chấp nhận tăng cường hỗ trợ cho Nhật thay đổi hiến pháp, chế hàng không mẫu hạm cỡ nhỏ (gọi là chiến hạm với sân đáp máy bay trực thăng) và Nhật có quyền tham dự yểm trợ quân sự cho các nước bạn lâm chiến.
Khi các công ty Mỹ vào VN với TPP, Mỹ có cớ bảo vệ đường hàng hải và kèm theo đó là kiểm soát không phận và sự trở lại của Đệ Thất Hạm Đội. Ai cũng nhớ, Mỹ đã cho một hạm trưởng Mỹ gốc Việt mang tàu chiến về VN như trao đổi về Hải Quân và coi như một dấu hiệu cảnh cáo Hải Quân VC đừng đi hàng hai giữa Mỹ và TC trong vấn đề biển Đông.
Mới đây, Mỹ đã cho máy bay và tàu chiến thị sát các đảo của TC đang xây cất với tầm ngoài 12 hải lý theo luật quốc tế. Mặc cho TC phản đối, đe dọa hay dụ dỗ (Xi nói với Ngoại Trưởng Kerry là Thái Bình Dương đủ rộng cho cả TC lẫn Mỹ sống chung). Rõ ràng Mỹ sẽ trở lại biển Đông với luật hàng hải quốc tế và trước 1974 (khi TC chưa chiếm Hoàng-Trường Sa) và như vậy Mỹ chỉ chừa cho TC với 12 hải lý quanh các đảo đã chiếm chứ không phải phạm vi như TC tuyên bố trên bản đồ Chín gạch (Nine-dash). Cho đến nay, TC đã lộ ý lập căn cứ tàu ngầm nguyên tử tại đảo Hải Nam và tương lai biển Đông có thể là nơi thử vũ khí nguyên tử cho tàu ngầm và đó là điều Mỹ không muốn.
Ai chẳng biết Tàu là vua lường gạt. Chiêu bài khai thác dầu khí ở biển Đông chỉ là hư chiêu và tranh chấp biển với VN cũng chỉ là màn kịch phụ diễn để đánh lạc hướng thế giới. Thực chiêu là muốn kiểm soát trục lộ giao thông về hàng hải (ước lượng 5,000 tỷ mỹ kim mỗi năm). Kiểm soát trục lộ này là bóp chẹt kinh tế Âu-Á-Phi. Mỹ, cuối cùng, đã nhìn ra vấn đề và nói thẳng sẽ tiếp tục đi qua lại như trước 1974 (tức là trước khi Tàu chiếm Hoàng Sa của VNCH) theo luật hàng hải quốc tế (dựa theo lịch sử hàng hải quốc tế). TC nếu muốn thưa kiện Mỹ ra trước tòa án Quốc Tế (là nơi mà Phi đã kiện Trung Cộng về biển/đảo) thì Mỹ có đủ bằng cớ về hình ảnh (cũng như tiền, thời gian, quân sự, tài chánh …) để chứng minh rằng TC ăn gian.
Lich sử hàng hải của Trung Hoa trước thế chiến thứ hai là con số không. Không đi biển thì làm gì có đảo thuộc Trung Hoa. Theo Pháp, đã chiếm các đảo Hoàng-Trường Sa từ thời thuộc địa, đến khi trả độc lập cho VN, Pháp đã hỏi các nước xung quanh có ai muốn nhận chủ quyền các đảo này không. Không nước nào nhận. Trung Hoa đang bận rộn sau chiến tranh, Mỹ chiếm Phi, Hòa Lan chiếm Nam Dương, Brunei…không ai giành mấy đảo này. Phi, Nam Dương khi độc lập … đều lờ. Kết quả Pháp giao cho VN và VNCH giữ cho tới 1974. Có Mỹ-Pháp làm chứng. Vậy mà bây giờ lớn chuyện.
TC kiện Mỹ mà lờ chuyện Phi kiện TC. Có thể tòa án quốc tế Hague sẽ phạt TC vì đã chê vai trò của tòa án quốc tế (trong vụ Phi kiện TC) rồi lại đi ra nhờ tòa xử vụ kiện Mỹ.
Tòa Permanent Court of Arbitration (PCA) Hague gồm năm vị chánh án Chris Pinto, chủ tịch (Tích Lan), Jean-Pierre Cot (Pháp), Stanislaw Pawlak (Ba lan), Alfred Soons (Hòa lan) và RüdigerWolfrum (Đức). Xem ra TC không thể thắng tại tòa hay tại mặt trận báo chí, hay trên biển. Để xem cái mồm TC có cãi chày cãi cối nổi với thế giới hay không.
Mỹ có thể để TC giữ các đảo đã chiếm, nhưng có ích gì khi thiên hạ vẫn qua lại coi bản đồ “chín gạch” như không có. Hay có thể ép TC biến thành khu trung lập thi công trình xây dựng đảo thành công dã tràng.
Khi tiền TC đã nằm trong tay Mỹ (tuy là mượn, nhưng con nợ lại chơi ép chủ nợ). Khi kinh tế của TC trong nước đi xuống, đảng CS TH phải tung tiền ra nước ngoài để đầu tư, cũng như chuyển từ sản xuất sang dịch vụ (ngân hàng phát triển Á châu) thì TC không muốn chiến tranh biển Đông (với Mỹ hay Nhật). Bởi gây chiến tranh với Mỹ thì ai có lợi? Guồng máy chiến tranh của Mỹ có nhiều kinh nghiệm hơn TC. TC không thể dùng bộ binh với hàng chục triệu quân để đánh Mỹ (quá xa). Đánh nhau bằng máy bay, hỏa tiễn hay hải quân thì…thua xiềng. Vậy gây chiến tranh làm gì?
TC có thể vây Mỹ được không? Khó lắm,vì Mỹ có hai biển Thái Bình Dương và Đại Tây Dương che chở với 10 hàng không mẫu hạm thuộc 7 hạm đội, thêm 2 tàu dự bị. Còn hải quân Trung Cộng chỉ có 1 hàng không mẫu hạm cở nhỏ và đường biển Nhật, VN để giao thương. Gây chiến tranh rất dễ bị Nhật-Mỹ phong tỏa đường biển thì kinh tế TC chỉ có nước đi ăn mày. Cứ xem trường hợp Liên Xô thì biết.
Biết đâu, có thể TC đã bí mật nói nhỏ cho CSVN biết để đừng gây rắc rối, vô ích. Tao chỉ hù tụi nó thôi.
Mỹ dư biết những sự kiện TC ép VN về kinh tế như đặt mua gạo, dưa hấu rồi đến giờ chót: BỎ! không mua khiến nông dân VN khốn khổ vì nhà nước CSVN không biết bảo vệ và không có kế hoạch kinh tế. Giới tư bản Mỹ nhìn thấy tiềm năng về nhân lực của VN, về chất xám lẫn lao động và sản phẩm nông ngư nghiệp và sự bất tài về quản trị của CSVN. Qua TPP, Mỹ sẽ hốt ổ (mày không biết dùng người thì tao sang mượn về xài, giá rẻ), lại còn đem hàng sang VN bán thâu đô la bạc tỷ của Việt kiều gửi về. Thế là châu về hiệp phố, lại có lời là chiêu dụ một số nhân tài VN, sống trên nước VN, làm việc cho các công ty Mỹ mà Mỹ không phải lo an ninh, y tế, môi sinh… (nếu nhà nước VN không lo cho mày, mày bệnh chết ráng chịu, tao (Mỹ ) kiếm đứa khác xài).
Sau đó là đối với TC, qua TPP, Mỹ vào VN dùng kinh tế kéo VN ra khỏi ảnh hưởng của TC. Khi bã mồi kinh tế chuyển sang Mỹ: làm công nhân cho các hãng Nhật, Mỹ,  có ăn trưa, có nhà trẻ riêng, có ngày nghỉ bệnh, nghỉ  hè hàng năm, có tiền thưởng, đi làm có xe chở, có bệnh viện riêng… có thể được đi Mỹ, Nhật để được huấn luyện kỹ thuật…sướng hơn làm cho các hãng của TC. Rồi đảng CSVN, Nhà Nước, Quốc Hội và Quân Đội Nhân Dân VN sẽ (qua các công ty quốc doanh hay các cơ sở kinh tế) bị móc họng vì phải nuốt những điều kiện của Mỹ để tiếp tục có đô la. Và nếu TC có nổi giận, đem quân sang dạy cho một bài học thì CSVN phải nhắm mắt theo Mỹ: CHỐNG TC HAY LÀ CHẾT. Bán vũ khí cho CSVN là một chuyện, VN có chịu đưa đầu ra chọi TC hay không (không còn là chọn lựa của VN nữa) vì khi TC thấy không còn kiểm soát được VN thì giết thằng đàn em báo hại cho rồi, chẳng lẽ để VN theo Mỹ chống lại TC? Tuy Mỹ đưa tàu chiến với hạm trưởng Mỹ gốc Việt, chưa chắc Mỹ sẽ tham chiến, nếu TC không trực tiếp tấn công lực lượng Mỹ.
Một lần nữa VN rơi vào thế tay sai quốc tế. Muốn hay không khi Mỹ-Nhật đẩy TC vào thế kẹt thì ngòi nổ là VN chứ không phải Phi, Bắc Hàn hay Đài Loan. Ảo vọng đánh đu hay chui luồn để sống qua ngày của CSVN sẽ không còn áp dụng khi 2 con trâu Mỹ, TC húc nhau thì con ruồi VN chết kẹt hay là con chốt thí (vì Mỹ hay TC chẳng ai ưa gì CSVN hiện nay).
Mỹ sẽ để cho CSVN đánh tới giọt máu cuối cùng của đảng CSVN. Khi vi trùng Karl-Marx trong đảng CSVN chết queo hay xác bác Hồ tỉnh giấc, bỏ lăng chạy ra nước ngoài, thành phần dân tộc nổi dậy nắm chính quyền thì lúc đó Mỹ sẽ đề nghị….. ngưng chiến, hòa giải.
Dĩ nhiên TC chẳng muốn chiếm VN (hay có muốn mà biết nuốt chẳng trôi) khi có Mỹ-Nhật đứng ngoài khơi nhìn (một khi quyền lợi kinh tế trải khắp nơi trên thế giới, TC rất bị thế giới tẩy chay hay tịch thu vốn liếng đầu tư). VN muốn hay không, chấp nhận ngưng chiến và phải đền bù thiệt hại cho TC (cho dù TC khởi sự trước) thì Mỹ cũng ép VN: thôi mày ký nhận chịu lỗi đi. Tốn kém bao nhiêu tao sẽ đền bù qua xây dựng kinh tế cho mày. Hãy mừng từ nay mày thoát ách CS. Nhật sẽ giúp mày canh tân đất nước theo kiểu….Nhật.
Thế mới biết, qua chế độ Tự Do-Dân Chủ, Mỹ đã tạo cho con người (mọi sắc dân tới Mỹ) có cơ hội thi thố tài năng, ý kiến để đóng góp cho nền kinh tế với muôn ngàn động cơ (engine) và khi đồng tiền chạy thì kinh tế mạnh (những quốc gia có tiền mà không biết làm cho đồng tiền chạy như Ả Rập, Trung Cộng… thì chỉ ngồi đó đưa tiền cho Mỹ vay, xài dùm). Trong khi tại TC, cái gì nhà nước cũng kiểm soát nên…kẹt cứng. Bây giờ tuy nhà nước TC có giảm các tập đoàn công ty quốc doanh xuống còn 50 chục và khuyến khích tư nhân (sinh viên, thương gia) tham dự các hoạt động kinh doanh, nhưng khi báo chí, tin tức không có tự do thì ý kiến không chạy. Ý kiến không chạy, thì ai dám bỏ tiền hay mạo hiểm kinh doanh. Cuối cùng kế hoạch xây dựng một trung tâm tài chánh như Mahattan của New York tại Trung Hoa không thành. Kế hoạch tạo một Silicon Valley về kỹ thuật điện tử tại Trung Hoa cũng chết queo. Các công ty khởi sự (start-up) của Trung Hoa  đa số là… tiệm ăn hay liên hệ đến thực phẩm.
Xi Jinping lại còn đòi bãi bỏ mô thức tư bản để theo mô thức Karl-Marx (?) Ai tin mà theo. Ai dám buôn bán với mô thức của kẻ từng kêu gọi tiêu diệt tư bản? Tin tưởng (trust) không có thì khó làm ăn lắm.
Giấc mơ TPP của VN vẫn chia hai (như thường lệ): theo Mỹ hay theo TC. Mong rằng CSVN đừng đi lộn đường nữa.
Tiên sư cha thằng ngu…, tao lạy mày!
TCL
VA 24-5-2015

Không có nhận xét nào: