Pages

Thứ Tư, 22 tháng 7, 2015

Úc bắt 80 người tị nạn Việt Nam

mediaMột thuyền chở khoảng 150 người tỵ nạn gần đảo Christmas, trước khi bị đắm, tháng 6/2012,REUTERS/Australian Maritime and Safety Authority/Handout
Khoảng 80 người tị nạn được cho là từ Việt Nam, trong đó có một số người bị Trung Quốc xua đuổi khỏi vùng biển Trường Sa ở Biển Đông, đã bị Hải quân Úc bắt giữ hôm qua. Tờ The Australian hôm nay 22/07/2015 cho biết theo lời đồn đãi thì chính phủ Úc đang thương lượng để gởi trả họ về nước.





Các nhà đấu tranh bảo vệ người tị nạn hôm qua đã có được các chi tiết ban đầu về những người nhập cư đi trên một tàu gỗ nhỏ màu xanh. Chiếc tàu này được phát hiện và theo dõi từ hôm Chủ nhật 19/7, ở ngoài khơi bờ biển Pilbara của bang Tây Úc.
Một thiếu niên 16 tuổi trên tàu nói với tổ chức nhân quyền VOICE là đã bị chính quyền Trung Quốc xua đuổi khỏi vùng biển Trường Sa. Cậu bé cùng với một nhóm khoảng 30 người thân đang đánh cá ở vùng biển bị Bắc Kinh yêu sách chủ quyền, thì bị Trung Quốc phá hủy tàu, rồi sau đó được một ngư dân Việt Nam cứu vớt.
Bà Pamela Curr, điều phối viên của Asylum Seeker Resource Centre cho biết, có ít nhất 11 trẻ vị thành niên trên chiếc tàu tị nạn này, trong đó có hai em bé sinh năm 2014.
Được biết các nhà hoạt động đang làm việc với các luật sư để cố ngăn chận việc gởi trả những người tị nạn về Việt Nam. Trước đó vào ngày 20/3, có 46 thuyền nhân Việt Nam bị phát hiện ngoài khơi nước Úc, bị cầm giữ ngoài biển rồi đến tháng Tư bị đưa trở về cảng Vũng Tàu.
The Australian dẫn lời một quan chức Úc nói rằng đó là nhờ thương lượng ngoại giao với phía Việt Nam, tuy không được phép tiết lộ nội dung, nhưng đã mở đường cho việc hợp tác đưa thuyền nhân hồi hương.
 Hôm qua Thủ hiến bang Tây Úc Colin Barnett xác nhận một tàu cảnh sát đã được gởi đến để giám sát chiếc tàu cá trên. Chiếc tàu tị nạn được công nhân tàu dầu MODEC Venture 11 phát hiện ở cách thành phố Dampier 80 hải lý. Hai năm trước, một nhóm thuyền nhân Việt Nam cũng đã tiếp cận chiếc tàu dầu này và được đưa đến đảo Christmas.
Nếu trước đây, các thuyền nhân thường được đưa lên đất Úc, được phỏng vấn về yêu cầu tị nạn, thì nay chính phủ Gillard lại áp dụng thủ tục sàng lọc nhanh. Năm ngoái, các viên chức nhập cư Úc đã sử dụng phương cách này với 153 thuyền nhân người Tamil, và chỉ mất khoảng 90 phút cho mỗi người tị nạn.

Không có nhận xét nào: