Pages

Chủ Nhật, 20 tháng 9, 2015

Trần Khải - Từ diễn văn tới thông tin

Kết quả hình ảnh cho đại biểu quốc hội ngủ gật
                                   Đại biểu quốc hội VN ngủ gật khi nghe đọc diễn văn

Đọc diễn văn là một thủ tục trước các buổi lễ. Diễn văn chủ yếu là truyền đạt những thông tin cần thiết cho một nhu cầu nào đó. Tuy nhiên, diễn văn tại Việt Nam mang nội dung khác: thay thông tin thật bằng thông tin dỏm để tuyên truyền, và thường khi diễn văn là công cụ tra tấn người khác.

Cả nước vừa mới qua những ngày khai giảng. Các thầy cô cũng mang bệnh xã hội chủ nghĩa hệt như các quan lãnh đạo Đảng CSVN. Nghĩa là đọc diễn văn dài lê thê, tra tấn học trò -- thực tế cũng là, khi Hiệu Trưởng hay quan lãnh đạo Bộ Giáo Dục & Đào Tạo đọc diễn văn, quý thầy cô khác cũng bị tra tấn vậy.



Báo Lao Động ngày 5-9-2015 kể về trường hợp các bài diễn văn dài nối nhau: “Diễn văn dài dòng, nhiều lượt phát biểu, học sinh ngồi hơn 2 giờ đồng hồ trong lễ khai giảng là ghi nhận của phóng viên tại Trường THPT Bùi Thị Xuân, TPSG trong buổi sáng khai giảng năm học mới. Tuy nhiên, tại phần lớn các trường trên cả nước, phần lễ đã giảm bớt đi rất nhiều và thay vào đó là những hoạt động tươi vui trong ngày hội dành cho các học sinh…”

Giảm được là mừng. Thực tế, không phải vì các quan tự giảm. Nhưng chỉ vì bây giờ học trò có công cụ mạng xã hội, lễn tiếng thì thầy Hiệu Trưởng cũng nhức đầu.

Báo Thanh Niên có bài viết “Xin các vị, hãy thôi đọc diễn văn dài dòng!” đăng ngày 14/08/2015 của tác giả Nguyễn Vũ Hiểu Minh, người được giới thiệu là một học sinh Trường tiểu học Northland, Wellington, New Zealand.

Xin lập lại, tác giả này là học sinh tiểu học.

Bài trích như sau:

“...Nếu là người nước ngoài đến Việt Nam chắc bạn không khỏi ngỡ ngàng khi thấy những sự kiện được bắt đầu bằng những màn diễn văn khai mạc dài dằng dặc trong khi ở nước bạn người ta thường chỉ mất khoảng vài phút để bắt đầu.

…Tôi xin lấy ví dụ từ những việc nhỏ như trong trường học, lễ chào cờ hằng tuần vào sáng thứ hai luôn kéo dài lê thê hàng tiếng đồng hồ. Chúng tôi thường phải ngồi ngoài trời hàng giờ bất kể thời tiết nắng chang chang hay lạnh cóng để nghe những bài phát biểu dài thật dài.”(ngưng trích)

Không chỉ nhà trướng đâu, các quan cũng đọc diễn văn ở câc sân cỏ.

Như khi đội banh nổi tiếng Man City sang VN đấu vài trận, các quan ngành thể thao thừa cơ đọc diễn văn dài thật dài, cho trầm trọng hóa vấn đề.

Báo Kênh 13 ngày 29/07/2015 kể về chuyện bài diễn văn 15 phút trong khi các đấu thủ Man City đứng trên sân bong không hiểu gì:

“…Bài phát biểu quá dài, sao Man City ngao ngán

Phần chào cờ, đọc diễn văn và giới thiệu quá dài.

Thông thường, trước một trận đấu giao hữu, người ta chỉ dành ra tối đa 5 phút để chào cờ, đọc diễn văn và giới thiệu. Thế nhưng trận đấu giữa Việt Nam và Man City lại kéo dài tới 15 phút. Vậy nên mới có chuyện Joe Hart sau một hồi vặn vẹo, uốn éo, đã quay sang hỏi Công Vinh rằng chuyện gì đang xảy ra thế kia, và bao giờ thì nó kết thúc để bóng lăn. Công Vinh giả nhời thế nào, chúng ta không rõ, nhưng vẻ mặt của CV9 cũng không kém phần ngao ngán. Ở khu vực kỹ thuật, HLV Pellegrini cũng ngáp ngắn ngáp dài trước động thái “câu giờ” từ Ban tổ chức.”

Than ôi, sân bong là nơi người ta muốn xem chân, xem giò, xem dẫn banh, xem chụp bóng, xem đội đầu… sao nỡ bắt các tuyển thủ bong đá quốc tế đứng nghe bài diễn văn tiếng Việt mà chẳng ai hiểu, và chẳng ai (kể cả người Việt) nào muốn nghe.

Báo VnTinnhanh kể cả quốc tế cũng khó chịu:

“…trong phần tường thuật trực tiếp trận đấu Việt Nam - Man City, trang thể thao của BBC đã bày tỏ sự sốt ruột vì các bài phát biểu và thủ tục dài lê thê khiến trận đấu bắt đầu chậm tới 15 phút.

Trang báo của Anh đã đưa ra những bình luận mỉa mai, chế nhạo các thủ tục rườm rà, mất thời gian và tốn kém của BTC trận đấu. Trên mạng xã hội Twitter, các CĐV Man City cũng tỏ ra khó chịu với nghi thức rườm rà này. Các nghi thức này khá quen thuộc với người Việt Nam nhưng người nước ngoài thì có lẽ không dễ chịu như vậy.

Một dòng tweet viết: "Chưa bao giờ thấy trận giao hữu nào lê thê thế này". Một tài khoản Twitter khác bình luận nối vào: "Tôi cá là người phát biểu đang nói "Để xem chúng ta có thể để họ chờ bao lâu". " Thật khốn khổ cho họ! Tại sao họ phải đứng suốt mấy bài diễn văn đó?". Một người khác thì tỏ ra hài hước: "Chúng ta đang đá bóng hay khai mạc Olympic vậy? Người Việt Nam chắc chắn rất thích nói nhiều."…”(ngưng trích)

Đó là chuyện giáo dục, chuyện thể thao. Còn thống kê kinh tế nữa, hễ diễn văn, hễ phat1 biểu là nổ đôm đốp.

Trong bài viết “Tiến Bộ kiểu Việt Nam” ngày 7 tháng 12-2013, Tiến sĩ Alan Phan kể chuyện các quan kinh tế VN phóng ra thông tin lạc quan:

“…Trong khi đó, các cơ quan chính phủ truyền điệp rộng rãi thông tin là chỉ riêng năm nay, thu nhập GNP mỗi đầu người Việt Nam gia tăng 23%, chạm mức 2,000 USD. Tức là năm ngoái bạn thu được 10 triệu một tháng, năm rồi lương đã tăng thành 12.3 triệu. Tôi không biết có bao nhiêu bạn vừa coi lại túi tiền mình? Chỉ một chú thích nhỏ: tập đoàn Samsung năm rồi xuất khẩu hơn 20 tỷ USD, gần 15% GDP của Việt Nam. Tôi không biết họ có đem chia cho 90 triệu dân theo tinh thần XHCN; nhưng nghe nói họ chỉ đóng thuế có 50 triệu USD.

Thực ra đây chỉ là một chiêu PR nhằm vào các nhà đầu tư quốc tế. Tiếc là không hãng truyền thông nước ngoài nào loan báo cho nhân loại mừng. Vì đây là một kỷ lục mới của niên đại công nghệ số.”(ngưng trích)

Đành bó tay.

Nhưng chú ý tới thông tin trong các bài diễn văn, lúc nào chúng ta cũng giựt mình khi nhớ lại ông Chủ Tịch Nước Nguyễn Minh Triết một thời, các năm 2008, 2009 hốt nhiên có nhiều bài phát biểu rất mực “tiên tiến xã hội chủ nghĩa.”

Nhưng cũng phaỉ nói, ông Triết rất mực chơnc hất kiểu Nam Bộ, nói kiểu nghĩ sao nói vậy… và ông suy nghĩ rất mực cộng sản thời hậu cộng sản (hay là thời, sắp hậu cộng sản).

Thí dụ, Nguyễn Minh Triết tuyên bố: Bỏ điều 4 trong Hiến Pháp là đảng CSVN tự sát… Thế là, cả nước tỉnh ngủ liền, đúng không.

Triết cũng từng nói: “Mình vừa động viên ông Obama... mình vừa muốn phân hóa cái nội bộ của ổng.” Lạ thiệt, mà tuyệt vời thiệt, khi so với các quan khác.

Cũng nhớ trong một hội nghị Việt kiều tổ chức tại Hà Nội. Trong buổi nói chuyện trước khoảng 900 Việt kiều, ông Nguyễn Minh Triết với tư cách Chủ Tịch Nước đã chào mừng, và đặc biệt giảỉ thích về các “tồn đọng lịch sử” trong chế độ. Để trấn an cho các Việt kiều khỏi bị shock về tình hình tham nhũng ở Việt Nam, ông Triết giảỉ thích, qua giọng Miền Nam đặc biệt của ông:

".... Chúng ta từ một nước trong chiến tranh,chưa có những cái kinh nghiệm trong quản lý, và ở nước người ta đó thì muốn tiêu cực, muốn tham nhũng cũng khó, vì hệ thống luật pháp nó chặt chẽ. Còn ở Việt nam của mình, thì có khi không muốn tham cũng động lòng tham, cái người thủ quĩ cứ giữ tiền khư khư, ở quĩ lúc nào cũng có số dư, cho nên lúc bí quá thì em mượn một chút, mượn không thấy ai đòi hết, thì em mượn thêm. Chứ không phải người Việt nam tham những nhứt thế giới, không phải vậy! Cho nên tui đề nghị quí vị ở nước ngoài khi nghe những thông tin này, rồi nhìn về Việt Nam cũng đừng có hốt hoảng, cứ nghĩ rằng trong nước mình tiêu cực quá... Mấy hồi sao mấy ổng óanh giặc sao giỏi thế? Mà bây giờ ổng tiêu cực thế... Đây là qui luật muôn đời.

Con người ta, trong mỗi người, ai cũng có hỉ, nộ, ái, ố hết chơn. Chúng ta là con một nhà, là con Lạc, cháu Hồng, cùng một bọc trứng sinh ra, trên thế giới này ít nơi nào có cái đó lắm..."

Khi viếng thăm Cuba cuối tháng 9-2009, ông Nguyễn Minh Triết trong bài diễn văn đã nói, trích và ghi lại từ băng hình: “Có người ví von Việt Nam, Cuba như là trời đất sinh ra, một anh ở phía đông, một anh ở phía tây. Chúng ta thay nhau canh giữ hoà bình cho thế giới. Cuba thức thì Việt Nam ngủ, Việt Nam gác thì Cuba nghỉ...”

Trên mạng Bauxite VN, mới tuần qua nhắc chuyện các cụ đọc diễn văn, trích:

“Cụ cố Võ Chí Công khi làm Chủ tịch nước cũng đã ngoại bát tuần, cũng chỉ kém cụ cố Tổng thống Mugabe mấy tuổi. Vì chỉ kém mấy tuổi nên cái nhầm của cụ cố người Việt cũng bé hơn cụ cố người Phi chút đỉnh: cụ không đọc nhầm diễn văn mà chỉ “xài” luôn cả lời chua thêm trong diễn văn của thư ký hướng dẫn cụ để cụ khỏi nhầm (ví dụ, thư ký chua: dừng đọc, vỗ tay hoặc vẻ mặt đau khổ, rút khăn mùi xoa lau nước mắt thì cụ đọc luôn cả đoạn chua này thay cho việc dừng lại vỗ tay và lấy mùi xoa lau nước mắt). Nhưng phục nhất vẫn là cụ cố Đ.M, dù đã bách niên nhưng mọi thứ ở con người cụ Đ.M vẫn hoành tráng đến mức cụ còn có con được với một người đàn bà, nghe đồn là đáng tuổi cháu cụ. Phục hơn nữa là thỉnh thoảng cụ Đ.M lại chỉ đạo toàn đảng toàn dân ta phải làm thế nào để chủ nghĩa xã hội mau “lên đỉnh”.

Phục một cụ cố châu Phi Mugabe một thì phục các cụ cố Việt Nam mười, mà phục nhất là ở chỗ các cụ sống lâu hơn cả... rùa…”

Trời ạ, các cụ đọc diễn văn kiểu rùa là toàn dân nghe tới ngủ gục chưa xong.

Trần Khải

(Viêt Báo)

1 nhận xét:

Nặc danh nói...

ĐẬC TÍNH CỦA Ô.CỐ NỘI DÂN LÀ CON VẸT CHỈ NHAI ĐI NHÁI LẠI NHỮNG GÌ CHÚNG NGHE ĐƯỢC TỪ CẤP TRÊN CHỈ TUYÊN TRUYỀN VÀ DỐI TRÁ ĐẶC TÍNH XÚI CON NÍT ĂN CỨT GÀ VÀ LỚP NÔNG DÂN DỐT NÁT .ĐCSVN CÒN ĐẤT SỐNG Ở VÌệt nam nhờ giỏi láo cá ,mị dân ,dân trí thấp.Tư bản Mỹ, Nhật ,pháp ,anh cũng có đcs tuyên truyền bạo lực là đi tù ngay ở đó mà xạo xự