Thứ Ba, 31 tháng 5, 2011
Đạo đức giáo dục xuống cấp: Vì đâu nên nỗi?
Tùng Lâm- Thị trấn Thuận Thành- Bắc Ninh (danlambao)
Bà Nguyễn Thị Hòai Thu, nguyên chủ nhiệm UB các vấn đề xã hội của Quốc Hội trả lời phỏng vấn về chuyện đạo đức trong ngành giáo xuống cấp thật đúng khuôn mẫu... "miệng nhà quan có gang có thép".
Bà Nguyễn Thị Hoài Thu
Bà Hoài Thu đã đá trái bóng trách nhiệm sang phía gia đình và nhà trường còn xã hội thì vô can. Bà là chủ nhiệm các vấn đề xã hội nên bà làm rất tốt. Thầy hư trò đâm chém nhau là lỗi của nhà trường và gia đình chứ xã hội vô can. Từ lâu người ta luôn đặt nặng vai trò của tam giác: gia đình- xã hội- nhà trường. Ai cũng biết là yếu tố xã hội đóng vai trò then chốt và có thể điều tiết bằng các chế tài, cơ chế. Nói tóm lại thì xã hội nào hình thành tính cách và con người nấy.
Một xã hội lọc lừa từ trên xuống dưới luôn chạy theo «thành tích báo cáo láo» thì ai làm người lương thiện mới là kẻ cá biệt, đứng bên lề xã hội. Cái gì cũng 100%. Đi bầu cử thì 100%. Học sinh giỏi thì 100 %. Thi tú tài đỗ 100%. Vậy thì làm gì cho mắc công và tốn kém?
Để có con số đẹp 100% ấy từ thầy cô mẫu giáo đến các giảng viên đại học phải biết cách «luồn lách» để vừa lòng các quan chức từ phòng giáo dục huyện đến ông thứ trưởng, bộ trưởng Bộ Giáo dục.
Trẻ con mới vào lớp 1 đã thi cữ. Chưa đi học chính khóa đã đi học thêm. Thầy giáo vòi tiền, gạ tình. Học trò đâm chém quay phim tung lên mạng internet. Từ lớp 1 đến đại học luôn giỏi thế mà ra trường thì sinh viên không biết ngoại ngữ nào. Có đi làm thì các doanh nghiệp và các cơ quan đào tạo lại.
Vì đâu nên nỗi? Ai cũng hiểu chỉ các quan chức là chưa chịu hiểu.
Càng học tư tưởng Hồ Chí Minh thì tội phạm càng gia tăng. Cán bộ dạy tư tưởng cao siêu còn tham nhũng và giả dối thì dân chúng càng mất niềm tin.
Không cần học tư tưởng Hồ chí Minh làm gì cả, Không cần học triết Mac- Lê để đối phó làm gì.
Nên bắt đầu lại từ đầu. Bài học LÀM NGƯỜI. Muốn LÀM NGƯỜI TỐT thì xã hội phải đảm bảo các điều kiện để người ta LÀM NGƯỜI. Nói cho ngắn gọn thì nhà nước VN phải TÔN TRỌNG NHÂN QUYỀN, tức tôn trọng QUYỀN LÀM NGƯỜI.
Khi học sinh- sinh viên học những điều giả dối và trống rỗng thì cái phần NGƯỜI trong các em sẽ nhường chỗ cho phần CON trỗi dậy.
Nhà nước có vô can trong chuyện đạo đức xã hội xuống cấp? Ví dụ đơn giản: nếu lương thầy giáo đủ nuôi gia đình thì thầy giaó không nghĩ chuyện dạy thêm hay làm tiền sinh viên.
Vậy mà bà nguyên chủ nhiệm các vấn đề xã hội của Quốc Hội trả lời thật vô trách nhiệm:
http://baodatviet.vn/Home/chinhtrixahoi/Vu-thay-bi-to-an-tien-So-tien-khong-lon-nhung-dau-long/20115/147602.datviet
Tùng Lâm, Thuận Thành-Bắc Ninh.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét