Pages

Thứ Năm, 21 tháng 7, 2011

THẾ TƯƠNG TÁC ĐẤU TRANH CHỐNG TẦU ĐÒI TỰ DO DÂN CHỦ CHO VIỆTNAM

Các cuộc biểu tình của Tríthức, Thanhniên, Sinhviên và Dânchúng Việtnam chống Tầucộng xâm lược lần thứ 7, ngày 17/07/2011, nổ ra tại Hànội và Sàigòn đã bị công an Việtcộng đàn áp thô bạo. Sự việc này chứng tỏ rằng, Việtcộng đã hoàn toàn nghe theo lệnh Tầucộng thẳng tay đập tan các cuộc biểu tình thể hiện: Lòng Yêu Nước Chống Xâm Lăng của Toàn Dân Việtnam. Lập tức, trên những chuyến xe bus của công an bắt người chở đi, phản ứng của người biểu tình liên tục phát ra qua tiếng hô của một người phụ nữ để mọi người cùng hô theo: “Đả đảo Trungquốc xâm lược”. “Đả đảo tay sai bán nước”. “Đả đảo những kẻ bán nước”. “Đả đảo những con chó săn mặt dầy”. Vậy, ngoài bọn Tầucộng xâm lược, thì người biểu tình đã chửi thẳng vào mặt bọn tay sai bán nước, những kẻ bán nước phải là bọn cầm đầu Việtcộng. Và những ‘con chó săn mặt dầy’ là bọn công an, đã tàn nhẫn đàn áp đồng bào ruột thịt của chính mình. Tuy các cuộc biểu tình tại Sàigon đã bị đè bẹp ngay khi vừa tập họp, nhưng ở Hànội, công an chỉ đánh đập và bắt những nhóm thanh niên và dân chúng vô danh, rồi tống lên xe chở đi. Còn các nhóm do giới Tríthức tên tuổi dẫn đầu thì chỉ bị cô lập ở các góc phố, rồi đẩy ngược, đẩy lui ngay trên vài con phố, mà không bị đàn áp thô bạo. Điều này chứng tỏ bọn Việtcộng còn e ngại phản ứng của dư luận quốc tế, và nhất là phản ứng dữ dội của giới sinh viên, khi những vị giáo sư của họ bị bọn công an làm nhục, đánh đập, bắt bớ. Điều đáng ghi nhận ở đây là, những người bị bắt, đưa xuống huyện Từ Liêm, khi thả ra, họ đòi phải có xe chở họ về chỗ bị bắt. Công an không có xe, người biểu tình thực hiện cuộc ‘biểu tình ngồi’ ngay tại trụ sở công an làm cho bọn công an bối rối. Cuối cùng đoàn biểu tình phải đành ra về, nhưng ngay trên đường đi, họ lại thực hiện một cuộc biểu tình tuần hành với những khẩu hiệu Chống Tầu Cộng Xâm Lược. Hoàngsa Trườngsa của Việtnam. Đúng là khi dân chúng hết sợ Việtcộng thì Việtcộng phải sợ dân chúng vậy. Đây là cơ hội cho Việtnam trở mình.

Trước đó, ngày 10/07/2011, một nhóm nhân sĩ trí thức, gồm 20 người đã ký tên vào Bản Kiến Nghị về thực trạng quan hệ Việt-Tầu, ngày 13/07/11, giử kiến nghị tới Quốc Hội và Bộ Chính Trị đảng Cộngsản Việtnnam, đánh giá rằng: “Độc lập, tự chủ và toàn vẹn lãnh thổ của nước ta đang bị uy hiếp, xâm phạm nghiêm trọng”. “Từ khát vọng trở thành siêu cường, với vai trò là ‘công xưởng thế giới’ và chủ nợ lớn nhất của thế giới, dưới chiêu bài ‘chỗi dậy hòa bình, Trungquốc đang ra sức phát huy quyền lực dưới mọi hình thức, nhằm thâm nhập và lũng đoạn nhiều quốc gia trên khắp châu lục”. “Thời gian gần đây, Trungquốc đã có những bước leo thang nghiêm trọng trong việc thực hiện âm mưu độc chiếm Biển Đông…và đã liên tục tiến hành nhiều hoạt động bất hợp pháp trên Biển Đông để khẳng định yêu sách trái luật quốc tế”. “Mặc dù đã cố gắng nhân nhượng để bình thường hóa và phát triển quan hệ hai bên, cho đến nay cục diện cơ bản diễn ra trong quan hệ hai nước là: Việtnam càng nhân nhượng, Trungquốc càng lấn tới”. “ Phải nhìn nhận thẳng thắn rằng, Trungquốc đã đi được những bước quan trọng trong việc thực hiện ý đồ chiến lược của họ”. “Những hiện tượng thâm nhập của Trungquốc về kinh tế kéo dài nhiều năm, có nhiều sự việc nghiêm trọng và còn đang tiếp diễn, đặt ra câu hỏi: Phía Trungquốc đã làm gì, bàn tay quyền lực mềm của họ đã thọc sâu đến đâu?”. Các nhân sĩ chỉ trích thái độ của nhóm lãnh đạo cộng sản và nhà cầm quyền Hànội, mà họ gọi là: “đã quá dè dặt, không công khai minh bạch thực trạng nghiêm trọng trong quan hệ Việt-Trung cho người dân được biết”.

Từ đấy đưa ra kiến nghị 5 điểm, khuyến cáo chính, đối với Quốc Hội và Bộ Chính Trị: “1- Công bố trước toàn thể nhân dân ta và nhân dân toàn thế giới thực trạng quan hệ Việt- Trung…”. “2- Trình bày rõ với toàn dân thực trạng đất nước hiện nay, thức tỉnh mọi người về những nguy cơ đang đe dọa vận mệnh của Tổquốc…”. “3- Tìm mọi cách thực hiện đầy đủ các quyền tự do, dân chủ đã được Hiếnpháp quy định…”. “4- Kêu gọi toàn thể quốc dân đồng bào, mọi người Việtnam ở trong và ở ngoài nước, không phân biệt chính kiến, tôn giáo, dân tộc, điạ vị xã hội, hãy cùng nhau thực hiện hòa hợp, hoà giải, đoàn kết dân tộc với lòng yêu nước và khoan dung…”. “5- Lãnh đạo Đảng Cộngsản Việtnam với tính cách là đảng cầm quyền duy nhất và cũng là người chịu trách nhiệm toàn diện về tình hình đất nước hiện nay, hãy đặt lợi ích quốc gia lên trên hết, giương cao ngọn cờ dân tộc và dân chủ đẩy mạnh cuộc cải cách chính trị, giải phóng mọi tiềm năng của nhân dân cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổquốc, đẩy lui mọi tệ nạn tham nhũng và tha hóa, đưa đất nước ra khỏi tình trạng yếu kém và lệ thuộc hiện nay, chuyển sang thời kỳ phát triển bền vững, đưa dân tộc đồng hành với nhân loại tiến bộ vì hoà bình, tự do dân chủ, quyền con người, bảo vệ môi trường”.

Trong 5 điểm kiến nghị nêu trên, thì Điểm 1 và Điểm 2 đều có thể tìm được sự đồng thuận của đại đa số người dân trong và ngòai nước. Riêng Điểm 3 thì không thể tìm đâu thấy Tự Do Dân Chủ khi bản Hiến Pháp 1992 còn tồn tại với Điều 4 đứng chủ đạo. Vì ở điểm này, đảng Việtcộng đã cố ý cướp đoạt quyền lựa chọn tối thượng của toàn thể công dân, để giành cho cộng đảng toàn quyền và triệt để lãnh đạo quốc dân và toàn trị xã hội, Và rồi bất cứ thứ quyền nào liên quan tới tự do sinh hoạt của người dân đều bị buộc phải theo đúng luật pháp do lãnh đạo đảng xuống lệnh cho Quốchội bù nhìn làm ra. Tức là Luật Pháp đứng trên Hiến Pháp, và cả Hiến Pháp lẫn Luật Pháp đều bị đặt dưới ý chí chủ quan ngu dốt, lạm quyền, và quyết định tùy tiện của đảng Việtcộng. Một thứ cơ chế vi hiến, phi pháp và hành động độc đoán man rợ của lãnh đạo Việtcộng như vậy, thì làm gì còn tìm đâu thấy quyền tự do dân chủ của người dân nữa. Điểm 4, tuy thiện chí mà quá sáo rỗng, vì người Việt trong và ngoài nước đã đương nhiên coi nhau là ruột thịt, đều là nạn nhân của Việtcộng, hàng năm đã gửi hàng bao tỷ Mỹkim về giúp đỡ. Có người nào đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền ở trong nước, mà người ở Hảingoại không quý trọng và hết mình hỗ trợ đâu? Vậy việc gì phải nhắc tới những chữ mà người Hảingoại vốn dị ứng là ‘hòa hợp, hoài giải’. Về Điểm 5, thì đây mới là điểm, mà người ngoài nước mong đợi giới Tríthức trong nước mạnh dạn lên tiếng. Ở điểm này, giới trí thức và người dân Việtnam trong và ngoài nước có thể tương đối tìm thấy mục tiêu ‘Lập Thế Tương Tác’ với nhau. Nhưng tuyệt đối không thể là đồng đảng, đồng chí với nhau. Vì như thế chỉ có hại cho những người đấu tranh trong nước, để Việtcộng gán cho họ là làm tay sai kẻ thù bên ngoài. Còn người Hảingoại dễ bị rơi vào cảnh hụt hẫng, khi người trong nước vì lý do bất khả kháng nào đó, bị rơi vào thế ‘mất cảnh giác’. Chính vì vậy, giới Tríthức, các đoàn thể tranh đấu Hảingoại nên đứng vững ở “Thế Độc Lập Tương Tác” với các Giới Đấu Tranh ở trong nước, để tiến hành chủ trương “Chống Tầucộng Xâm Lược”. “Đòi Tự Do Dân Chủ Nhân Quyền cho Việtnam”. Dù cho còn đảng Việtcộng cầm quyền, hay Việtcộng đã phải tự diễn biến hòa bình để chuyển tiếp, mà chế độ chưa thực sự được Dân Chủ Hóa thì sứ mạng của những người Việt tỵ nạn cộng sản trên thế giới vẫn còn phải tiếp tục hỗ trợ cho cuộc đấu tranh Tự Do Dân Chủ Nhân Quyền và Toàn Vẹn Lãnh Thổ cho Việt Nam.

LÝ ĐẠI NGUYÊN
Little Saigon ngày 19/07/2011.

Không có nhận xét nào: