Pages

Thứ Tư, 4 tháng 7, 2012

Ảo tưởng cộng sản, máu và nước mắt



Trần Duy Huỳnh
Không ai được phép viết sử bằng chử NẾU, cũng như không ai được phép chi phối vận mệnh dân tộc bằng sự ẢO TƯỞNG.
Một câu chuyện đọc đã lâu nhưng rất tiếc không nhớ tên tác giả. Câu chuyện kể về người thợ săn đi rừng nhặt được khúc gổ. Đem về khắc thành tượng thần rất đẹp rồi ra vô nhìn ngắm mỗi ngày. Một hôm chợt nghĩ, tượng thần thì phải có nhang, đèn. Thế là làm bàn thờ và đưa tượng lên. Thắp nhang hai lần sớm tối. Ngày càng cung kính, tin tưởng cho là Thần-thật mà quên rằng chính nó chỉ là khúc gổ do mình tạo ra.
Có thể nói vận mệnh thãm khốc, đẫm máu và nước mắt của dân tộc VN đã và đang bị chi phối bởi ảo tưởng cộng sản qua 2 giai đoạn.
Giai đoạn thứ nhất với thế hệ lãnh đạo đầu tiên của đảng CS. Họ là những người đem CNCS vào VN rồi lôi cuốn, cưỡng bách số phận dân tộc theo ảo tưởng của họ. Họ gây ra một giai đoạn đầy máu và nước mắt của người dân hai Miền.

Giai đoạn thứ hai, tính từ năm 1986 là năm bắt đầu thực hiện đổi mới cho tới nay. Ảo tưởng đó lại được áp đặt một cách hệ thống lên vận mệnh của dân tộc mà dân tộc không có được sự lựa chọn. Nếu sự áp đặt lần thứ nhất là do lòng mê muội của những người CS thì sự áp đặt lần này vì lợi ích riêng của đảng CS và lãnh đạo của nó.
Cả hai lần, lý tưởng mà đảng CS đi theo đã không làm điều gì tốt cho dân tộc hết, đều gây ra những tội ác và hệ lụy mà chỉ có nhân dân là người gánh chịu.
Lời hứa “tốt đẹp” mà đảng CS dành cho những người nông dân chất phát như Mẹ Thứ đâu rồi? Bà Nguyễn Thị Thứ đã hy sinh 9 người con, 1 con rể và 2 cháu ngoại cho cuộc chiến tranh ý thức hệ CS mà có lẽ, với tâm hồn người nông dân chất phác, của ngườì mẹ, bà tin là sẽ đem lại cơm no, áo ấm cho mọi người. Hay để xây dựng cái lý tưởng CS ma quỷ mà bà không biết để làm gì? Hay để mong được dựng tượng đài 411 tỷ đồng?
(Source somewhere on the net)
Mỗi đứa con chết đi là mỗi lần người mẹ chết theo. Đảng nhân cơ hội đó lại đẩy lòng căm thù của người mẹ lên thêm một bậc. Mẹ sống một đời chỉ để khóc con, hết đứa này đến đứa khác. Mà cuối cùng, chỉ có đảng được lợi.
Nếu ngày xưa, người nông dân Út Tịch quê ở quận Cầu Kè, Cần Thơ, vì tin đảng mà “quyết tâm đánh Mỹ đến cùng, còn cái lai quần cũng đánh” để giữ đất, thì ngày nay, người nông dân Phạm Thị Lài ở quận Cái Răng, cũng tỉnh Cần Thơ, đã mất niềm tin vào đảng đến nổi phải “trần truồng”, phẫn uất “Nhục lắm, nhưng hết cách rồi…”…”Bây giờ nếu vợ chồng tôi có chết thì bỏ chứ không bỏ miếng đất…” .
Không biết lòng căm thù đế quốc Mỹ sang VN để “cướp miếng đất” của chị Út Tịch ngày xưa cao hay thấp hơn lòng căm thù của người nông dân bây giờ đối với nhà cầm quyền CSVN trong các vụ cưỡng chiếm đất của họ? Một sự mất niềm tin không gì có thể mua lại được.
Trong xây dựng kinh tế, đảng chủ quan cho rằng ngày xưa dưới sự lãnh đạo của đảng, chỉ với “tầm vông, vạc nhọn” mà còn đuổi được thực dân Pháp. Đế quốc Mỹ mạnh gấp ngàn lần mà còn thắng được thì làm sao không xây dựng XHCN được?. Sự ảo tưởng đó dẩn tới việc điều hành và xây dựng đất nước phần lớn dựa vào “chủ quan duy ý chí” và “quyết tâm chính trị” thay vì trình độ quản lý và kiến thức khoa học.
Hàng loạt các công trình quan trọng rất tốn kém mà không mang lại hiệu qủa kinh tế hay xã hội đã và đang được xây dựng dựa trên những “quyết tâm chính trị” của đảng như nhà máy lọc dầu Dung Quốc, dự án Bauxite, đường Trường Sơn, vv…
Các dự án xây tàu cao tốc hay nhà máy điện hạt nhân bị phản đối vì thiếu khả năng quản lý và kiến thức chuyên môn chứ không phải vì do không có vốn hay sợ nợ. Những công trình giao thông nhỏ mà còn không quản lý được, những dự án ODA rất có ích cho VN mà còn bị ăn cắp như vụ Đan Mạch đình chỉ 3 dự án vừa rồi thì những công trình tỷ đô chỉ là nơi để tranh ăn, chia chác.
Một đặt điểm chung của các nước XHCN là “khẩu hiệu” và những “lời có cánh”. Khẩu hiệu hiện diện khắp nơi, từ trong ngõ ra ngoài phố, hiện diện trong tất cả các ban ngành, từ “2 không”, đến “3 có, 4 không”, vv… Những khẩu hiệu “hoành tráng”, “có cánh” đã cho thấy sự ảo tưởng được phô trương một cách trơ tráo nhất và kém trí tuệ nhất.
Câu nói thể hiện bất bình đẳng, đầy tính giai cấp “Cán bộ là đầy tớ của nhân dân” lại được đảng CS sử dụng tâm đắc và thường xuyên để mị dân một cách ngớ ngẫn vì dân ai cũng hiểu đó “là loại đầy tớ chỉ rình chủ hở là ăn cắp”. Nhân dân không cần cán bộ làm “đầy tớ” mà chỉ cần họ làm đúng chức năng, nhiệm vụ của họ là đủ.
Đất nước được lãnh đạo và đại diện bởi những cái đầu “IQ cao” đến mức đã không thể hiểu một điều rất đơn giản là quy luật của kinh tế khác hẳn với quy luật của chiến tranh. “Quyết tâm chính trị” trong điều hành và xây dựng kinh tế chỉ có thể dẫn tới “chủ quan duy ý chí” và kết qủa chỉ là thất bại.
Với tư duy lãnh đạo như thế, người ta sẽ không lấy làm lạ khi đảng CS chỉ có khả năng đốt cháy dãy Trường Sơn để làm đường thay vì xây dựng, biến nơi đó thành khu sinh thái giá trị. Tình hình đất nước hiện nay là như thế.
Nếu sức ép chính trị cả trong và ngoài nước không làm đảng CS nao núng, hay chỉ có thể làm đảng CS nhượng bộ, thì sức ép kinh tế có sức mạnh riêng của nó.
Sự thất bại thãm hại trong chính sách cải tổ kinh tế, một nền kinh tế đứng nhất nhì khối XHCN, (Perestroika) của Mikhail Gorbachev, đã kéo theo sự sụp đổ chính trị tại Liên Bang Soviet tháng 12 năm 1991.
VN cũng sẽ không là ngoại lệ.
Năm 1986, kinh tế khủng hoảng trầm trọng, lạm phát phi mã, mất niềm tin nghiêm trọng đã buộc đảng CS phải “đổi mới”. Lần “đổi mới” nữa vời, không thật tâm với cái đuôi “định hướng XHCN” đã cởi trói cho các thành phần kinh tế nhưng đã mở toang cửa cho phe phái và tham nhũng.
Hiện nay lạm phát đang giảm, lãi xuất trần huy động giảm, một số mặt hàng giảm giá nhưng sức mua cũng giảm, sản xuất đình trệ. Đây không phải là kết qủa của chống lạm phát mà là dấu hiệu bắt đầu của sự giảm phát (deflation) chứng tỏ sự thất bại của chính sách điều chỉnh KT và tái cơ cấu các tập đoàn nhà nước.
Nguy cơ một cuộc khủng hoảng kinh tế toàn diện (great depression) có thể xãy ra tại VN.
Kinh tế Việt Nam từ thời mở cửa năm 1986 đến nay có thể được mô tả một cách đơn giản như sau:
Tại một nông trại nhỏ, nghèo, đã nghèo mà còn theo cộng sản! Địa chủ Đ một hôm ra lệnh cho đám con cái mình và tá điền được tự do sản xuất, dĩ nhiên là đám con cái địa chủ được dành cho mọi ưu tiên. Sau một thời gian, lương thực và các sản phẩm được sản xuất dồi dào, ồ ạt, mất kiểm soát rồi mất cân đối. Đám con cưng cũng theo sự dồi dào, ồ ạt đó biến thành đám con hoang, chỉ lo thu vén riêng. Cái cần thì ít mà không cần thì nhiều và nhiều tới mức không còn chổ chứa (inflation).
Địa chủ Đ bèn ra lệnh giảm sản xuất để điều tiết cho cân bằng (disinflation) rồi sau đó sẽ sản xuất lại. Nhưng không may, khi lương thực đã xuống đến mức thấp nhất mà khả năng sản xuất lại không phục hồi được. Tình trạng khan hiếm và thu vén lương thực bắt đầu xãy ra (deflation). Địa chủ Đ bèn chọn những tá điền ốm yếu nhất để ăn thịt rồi sau đó ăn đến đứa con mập nhất. Tình trạng ăn thịt lẫn nhau bắt đầu (great depression). Đó là tình hình đang và sắp xảy ra tại Việt Nam.
Việt Nam ngày nay khác xa những năm 80, tham nhũng đã trở thành quốc nạn, mỗi tập đoàn KT nhà nước là một ông vua con với đầy đủ phe cánh từ TW đến địa phương và đủ sức mạnh để cản trở hay làm chậm lại những thay đổi có hại cho nó. Tiêu cực xãy ra dưới mọi hình thức và có mặt trong mọi ngành, mọi tầng lớp XH. Nếu trong những thập niên trước 90, người dân chỉ biết bất mãn trong im lặng thì bây giờ họ để sự bất mãn bùng lên. Sự phát triển của internet làm nhiều bức tường bưng bít bị phá vỡ, thông tin cưởng bức hay đàn áp lan truyền nhanh chóng. Tất cả những điều đó cùng với áp lực ổn định KT đang tạo một sức ép rất lớn lên đảng CS.
Không có gì làm tốn nhiều xương máu, nước mắt, không những của một thế hệ mà nhiều thế hệ, và đem lại nhiều hệ lụy, mất mát cho dân tộc như lý tưởng cộng sản và những người thực hiện nó.
Một trong những hệ lụy lớn nhất, ác nhất, không những có tội với tổ tiên mà còn có tội với con cháu sau này, đó là làm mất bản sắc dân tộc.
Sự ảo tưởng của lý tưởng cộng sản khi cho rằng, cần phải “cào bằng” tất cả, từ tư tưởng đến vật chất, để xây dựng một xã hội không còn giai cấp, không có quyền tư hữu, không còn người bóc lột người, không còn nhà nước, quân đội, tôn giáo.
Nó ảo tưởng vì đã chối bỏ và tìm cách hũy diệt một trong những thuộc-tính-chung-cố-hữu của con người, đó là quyền tư hữu – Tư hữu tư tưởng, vật chất và tư hữu chính bản thân mình. Nếu thuộc tính của con nguời bị hũy diệt, thì con người sẽ trở thành cái gì?
Sự ảo tưởng của những người xây dựng XHCN để tiến lên CSCN khi cho rằng, chuyên chính vô sản, sử dụng bạo lực có thể giải quyết mọi vấn đề trong XH. Cho rằng lý tưởng CS có thể áp đặt để thay thế cho nhu cầu tâm linh phức tạp của con người – Nhu cầu tâm linh cũng là một thuộc tính đặt biệt khác nữa của con người mà con người sẵn sàng chết để bảo vệ.
Cũng ảo tưởng giống như hiện nay đảng CSVN ra sức đem tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh mà đảng đã dầy công tạo dựng cho ông ta, để mong chuyển hoá XH vậy. Việc này cũng giống như chuyện người thợ săn ở trên, tự mình làm ra, tự mình thờ lạy rồi tự mình tin tưởng những điều đó là sự thật!
Có người đã lầm tưởng cho rằng các xã hội xã hội dân chủ như ở Bắc Âu chính là đĩnh cao của chủ nghĩa xã hội, nơi mà nhu cầu và quyền lợi của người dân ở đó được bảo vệ và thụ hưởng ở mức đáng mơ ước. Họ cho rằng những người thực hành chủ nghĩa Marx sai, chứ Marx và lý tưởng CS không sai.
Chính vì sự lầm lẫn này khiến những người đó và ngay cả những người CS cho tới giờ vẫn mơ màng lý tưởng cộng sản, tin rằng họ có thể làm tốt hơn những người đi trước họ.
Những xã hội xã hội dân chủ tại các nước Bắc Âu hay tại các nước tư bản dân chủ không có gì là XHCN, là lý tưởng CS hết vì bản chất của hai hình thức XH hoàn toàn khác nhau.
Những XH đó nâng cao thay vì “cào bằng”, phát triển sự đa dạng thay vì gò ép trong khuôn khổ. XH tạo điều kiện tốt nhất có thể, nhằm bảo vệ quyền tư hữu, nâng cao tư tưởng dân chủ và quyền tự do cá nhân để con người hiểu rõ quyền của mình, của XH. Từ đó giúp mỗi cá nhân trong XH hạn chế những thuộc tính xấu, phát triển những thuộc tính tốt, hay chuyển xấu thành tốt.
Sự tôn trọng quyền lợi của mỗi cá nhân, một cách có ý thức và dân chủ, dẫn đến sự tôn trọng quyền lợi của XH và ngược lại. Và khi XH phát triển đến một mức cao, rất khó có cơ hội cho sự xuất hiện của các nhà nước độc tài.
Đường lối XHCN theo lý tưởng CS dù theo kiểu Lenin, Stalin, Mao, Hồ, Kim và gần đây nhất là Đặng, hay gì gì tiếp theo sau nữa cũng mang đầy tính ảo tưởng, nó chỉ có thể tạo ra máu và nước mắt, hãy nhìn toàn diện đời sống người dân Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Hàn hiện nay thì rõ.
Tại Việt Nam, cuộc cách mạng vô sản theo lý tưởng cộng sản do Hồ Chí Minh lãnh đạo đã cho rằng, khi đánh đuổi hết thực dân, đế quốc thì “ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay”, VN sẽ “độc lập, tự do, hạnh phúc”, v.v và v.v., cho tới hôm nay đã chứng tỏ hoàn toàn ảo tưởng.
Đất nước hiện nay đầy rẫy những thủ đoạn kinh tế và âm mưu chính trị. Có người nói “theo Mỹ thì mất đảng, theo Tàu thì mất nước”, bây giờ điều này phải sửa lại là “theo Tàu thì vừa mất nước vừa mất đảng” vì không phải Tàu tiêu diệt đảng mà chính nhân dân sẽ tiêu diệt, nếu đảng ló mặt theo Tàu. Mà thật ra, Tàu cũng đâu cần đảng, Tàu chỉ cần đất nước Việt Nam thôi.
Riêng nếu theo Mỹ có thể mất đảng nhưng biết đâu sinh mạng, của cải của mình còn? Không lẽ sau khi bật đèn xanh cho tiến trình cải cách dân chủ ngoạn mục tại Miến Điện, nếu nhân dân có nỗi giận, truy bức những tội ác của chính phủ quân phiệt, Tổng thống Thein Sein sẽ không được Mỹ che chở bằng cách này hay cách khác khi ông ta xin tị nạn chính trị tại đó? Còn ai bảo vệ vững chắc hơn Mỹ?
Đảng CS đang ở bên bờ vực thẫm, chỉ một cái đẩy nhẹ, đồng thời, đúng lúc, là đảng sẽ rơi xuống. Đừng vì vô tình hay ảo tưởng mà cứu đảng. Hãy để đảng ra đi, một mình, và vĩnh viễn.
Đảng CS đã tích tụ cho nó quá nhiều nghiệp báo, sẽ đến lúc ai đó trong đảng phải chịu trách nhiệm trước lịch sử, trước tòa án các nguyên nhân làm tan vở đất nước, tan vở lòng dân. Những kẽ đó dứt khoát không phải là nhân dân.
Lý tưởng cộng sản là ảo tưởng, chỉ có thể tạo ra máu và nước mắt. Những người thật tâm muốn thay đổi đất nước cần phải tạo được niềm tin cho nhân dân bằng sự thực tế, minh bạch, lòng can đảm và trung thực của mình. Những lời hứa hoa mỹ, cao xa không bao giờ đi được vào lòng người vì lòng dân hiện nay đã quá chán ngán với ước mơ và hy vọng rồi.
Mỗi người hãy biết sức mạnh của mình để làm chủ vận mệnh mình. Hãy bắt đầu, bằng cách này hay cách khác, trực tiếp hay gián tiếp, “nói” KHÔNG với “lý tưởng cộng sản”.
04/07/ 2012
Trần Duy Huỳnh

Không có nhận xét nào: