Theo: Blog Đào Tuấn
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường, dù không nói rõ quan điểm ủng hộ “nghề mại dâm”, nhưng cho rằng: “Có lẽ đã đến lúc cần có sự đổi mới trong thái độ đối xử với người bán dâm…”.
Tháng 11-2010, sau khi vụ các cô gái mại dâm bị “lột truồng”, bị “quát bỏ tay ra” để các nhà chức trách Quảng Ninh quay phim chụp ảnh, đã có ý kiến rằng “nối nhục Cẩm Phả” không bao giờ xảy ra nếu như chúng ta coi mại dâm là một nghề, hoặc chí ít, có sự nhìn nhận cởi mở hơn đối với các cô gái.
Ngày hôm qua, trong buổi “giao lưu định kỳ”, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường, dù không nói rõ quan điểm ủng hộ “nghề mại dâm”, nhưng cho rằng: “Có lẽ đã đến lúc cần có sự đổi mới trong thái độ đối xử với người bán dâm…”.
Ngày hôm qua, trong buổi “giao lưu định kỳ”, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường, dù không nói rõ quan điểm ủng hộ “nghề mại dâm”, nhưng cho rằng: “Có lẽ đã đến lúc cần có sự đổi mới trong thái độ đối xử với người bán dâm…”.
Nhớ hồi đầu năm, Cục Phòng chống tệ nạn xã hội, Bộ LĐ-TBvà XH đưa ra con số: Cả nước hiện có trên 73.000 cơ sở kinh doanh dịch vụ “nhạy cảm” với trên 48.000 nữ nhân viên phục vụ, trong đó có 2.788 cơ sở và 3.212 nữ nhân viên nghi hoạt động mại dâm. Con số này, đương nhiên cách xa sự thật, bằng khoảng cách sự thật tới chính sách. “Chúng ta phải nhìn thẳng vào thực tế- Bộ trưởng Hà Hùng Cường nói- mại dâm là một hiện tượng xã hội và dù muốn hay không thì nó vẫn tồn tại cùng với sự tồn tại của xã hội”.
Một nghiên cứu xã hội học từ 11 năm trước đã đưa ra một con số kỷ lục về mức độ lao động cực nhọc khi thậm chí có cô gái phải “tiếp khách” 9 lần/ngày, với hầu hết số tiền thu được lọt vào tay chủ chứa, ma cô.
Xin cảm ơn Bộ trưởng vì thái độ cởi mở đối với “thực tế mại dâm”. Bởi thực tế cho thấy, dù muốn hay không, dù công nhận hay không, mại dâm chưa bao giờ thôi tồn tại mà sự kỳ thị xã hội hoặc hà khắc của chính sách chỉ làm tồi tệ thêm yếu tố thuộc về phạm trù thân phận của những cô gái vốn đã quá thừa sự đau khổ.
Chỉ có điều, từ sự cởi mở về thái độ mang tính chất cá nhân, đến sự việc thay đổi, trong chính sách mà một vị chính khách có thể làm- còn có một khoảng cách không nhỏ.
Cũng ngày hôm qua, khi đưa tin về việc kiểm tra xử lý phòng khám Trung Quốc, báo chí đã đưa ra một chi tiết rất thú vị: Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Khắc Hiền cho biết trong đợt thanh tra, kiểm tra vừa qua, ông đã đóng giả thành bệnh nhân vào Phòng khám đa khoa 59 Khương Trung và Phòng khám y học cổ truyền 604 Trường Chinh để trực tiếp phát hiện sai phạm tại các phòng khám này. Ông Giám đốc, ngay lập tức đã phát hiện bác sỹ người Trung Quốc khám chữa bệnh “chui” và “Ngay lập tức gọi điện cho Thanh tra y tế, đại diện Công an đang chờ sẵn ở bên ngoài ập vào lập biên bản xử phạt”.
Từ số 4 Sơn Tây đến Trường Trinh, có lẽ chỉ vài km. Nhưng sự xuất hiện- mà báo chí gọi là “đóng giả”, thay vì lập đoàn rình rang và ồ ạt kéo tới- có lẽ hiếm đến mức nó được coi như một sự kiện.
Sự thiếu thực tế, dường như được sinh ra trong những căn phòng máy lạnh, hoặc các cuộc đón rước đình đám. Thiếu thực tế đến mức đôi khi chính sách trở thành trò cười cho thiên hạ, khiến đôi khi những chính sách khoác áo vì dân trở nên không thể thực hiện được. Bộ trưởng Bộ Xây dựng hôm qua, dù tha hồ rào đón và vô cùng bất đắc dĩ, buộc phải thừa nhận việc xây dựng nhà thu nhập thấp với giá 2-4 triệu đồng/m2 như “gợi ý” của người đứng đầu Chính phủ- là “khó có thể thực hiện được”. 4 triệu đồng/m2. Đúng là một cái “giá xã hội chủ nghĩa từ lâu đã không còn tồn tại”.
Từ thực tế đến chính sách, còn có một khoảng cách rất lớn, bằng đúng sự hiểu biết thực tế của những người hoạch định chính sách. Nhưng rõ ràng, những chính sách phải bắt đầu từ thực tế, bằng những chuyến thăm viếng đời sống người dân, chứ không thể chỉ được hoạch định từ phòng máy lạnh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét