Pages

Thứ Ba, 17 tháng 7, 2012

Dàn hàng ngang để tái cấu trúc ! Nhưng tái cái gì ?Tái như thế nào vẫn là “biển ảo” ?


- (Tamnhin.net) – Một dàn “đồng ca” đang dàn hàng ngang trình bày về các kiểu tái cấu trúc như cần phải tái cấu trức nền kinh tế – xong muốn tái cái cây thì lại phải tái các bộ phận như (Tài chính ngân hàng, DNNN, các TĐ, TCT và rồi sờ đến cái gì thì cũng thấy thiếu điều kiện để tái và cái cần tái đều bị “mắc mớ” thiếu thông tin. Như thực tế hiện nay của nền kinh tế vì mọi cái cần tái thì đều thiếu cái cơ sở để thực hiện tái đó là các đề án đưa ra còn thiếu vắng nhiều yếu tố, chưa trúng, chưa đúng và chưa thể duyệt? 
Với tình hình sức khỏe của nền kinh tế hiện nay và cái cách mà ta đang quản lý và điều hành nền kinh tế thì thực sự là ta cần phải tái cấu trúc nhưng cái điều giản dị mà ai cũng hiểu là đã gọi là tái thì có nghĩa là ta đã có rồi mới tái lại cái có đấy và phải tái như thế nào để có hiệu quả hơn? Nếu ta cứ hô hào xây dựng đề án tái cấu trúc nền kinh tế mà không biết là ta đã có cái gì và cần tái vấn đề gì “cũ kỹ ấy” để quét sơn “tô phấn” cái mầu hồng còn bỏ đi những “vết bẩn màu tối” để tạo ta một cái mới có trong nền “cái cũ” hoặc bỏ cả cái cũ đi mà xây luôn một cái mới hoàn toàn tốt đẹp hoàn thiện hơn. Riêng về vấn đề này chúng ta “còn thiếu” cả mục tiêu và phương án thực hiện  do vậy ta xây dựng làm sao được đề án khi chúng ta chưa biết rõ có cái gì và tái cái gì tái như thế nào? 

Các chuyên gia cho rằng về đề án tái cấu trúc nền kinh tế vừa qua Chính phủ đã trình quốc QH bản đề án tái cấu trúc nền kinh tế tổng thể và với bản đề án tổng thể này thì gần như tất cả đều được đánh giá cần tái và dàn hàng ngang ra để tái, nhiều ý kiến phản biện là nếu như vậy thì rất khó thực hiện và không có hiệu quả nó giống bản báo cáo kế hoạch theo kiểu cũ thì đúng hơn? Vì vậy đã khó khăn trong việc QH thông qua; Vì sao vậy? Tất cả cho thấy ta cứ đi xây dựng những cái không có trong thực tế vì những con số phản ánh thực trạng của nền kinh tế mà do báo cáo thì có “đúng đâu” do vậy xây dựng đề án mà căn cứ vào cái không đúng có thể nói là chưa chính xác thì làm gì có tính hiệu quả của đề án; Vì thế liệu có mất công và vô lý không? 
Nhưng thực tế ý kiến riêng của chuyên gia kinh tế TS Nguyễn Đình Cung người có nhiệm vụ nhiều trong việc xây dựng đề án tái cấu trúc nền kinh tế vừa qua ông cho rằng vấn đề để thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế cần phải tái cấu trúc các thành phần kinh tế và trước hết là những TPKT chủ đạo như DNNN các TĐ, TCT nhà nước và cần phải khẳng định rõ, DNNN thuộc sở hữu nhà nước và được nhà nước đầu tư trong một chiến lược tổng thể.
Có nghĩa là, phải đặt phương án tái cơ cấu của tập đoàn kinh tế nhà nước, DNNN trong tổng thể mục tiêu tái cơ cấu đầu tư nhà nước, trong đó có đầu tư của DNNN.
Nếu không xác định rõ đầu tư nhà nước nhằm mục đích gì, thực hiện theo cách nào… để xác định lại vị trí, vai trò của DNNN trong từng ngành, lĩnh vực, thậm chí đặt lại câu hỏi thành lập DNNN để làm gì trong tổng thể đó, thì với tư cách chủ sở hữu nhà nước, việc lựa chọn quyết định các phương án tái cơ cấu cụ thể của từng DN sẽ không thực hiện được.
Hơn thế, về mặt thể chế nhà nước, với nguyên lý thể chế nào DN đó, nếu không xác định rõ thể chế với khu vực DNNN để các DN xây dựng hệ thống quản trị, xây dựng động lực hoạt động cho từng bộ phận, từng cá nhân, thì DN không có đủ căn cứ để xây dựng đề án tái cơ cấu của mình theo đúng yêu cầu.
LTS: Nhưng tất cả những vấn đề ông nêu ra ở trên thì đều còn quá thiếu vắng “thông tin” để thực hiện việc tái cái cây thì cần điều chỉnh cái gốc,cái thân, cái nhành, cành, ngọn rồi cả lá có thể là uốn hoặc bỏ hẳn từ gốc để đâm trồi mới hoàn toàn hoặc chặt bỏ hết cành, nhành, ngon, lá để đâm trồi từ gốc từ thân ? Vấn đề này hoàn toàn không có mục tiêu và phương án và cũng không có cơ sở để thực hiện vì mọi thứ vẫn nằm trong mớ “bùng nhùng” hết sức “rối” chưa thể có cách gỡ ra thì làm sao mà tái được?  
Theo ý kiến của TS Nguyễn Đình Cung thì một trong những yêu cầu của tái cơ cấu DNNN là tạo khung quản trị thống nhất đối với DN, trong đó có DNNN, đưa DNNN vào quỹ đạo quản trị theo thông lệ tốt, nguyên tắc và kỷ luật của thị trường.
Luận điểm sử dụng DNNN, tập đoàn kinh tế nhà nước là công cụ điều tiết vĩ mô  đang tạo ra thể chế bòn rút cơ hội kinh doanh của người khác, lợi ích của người khác. Như vậy, cần phải có những thay đổi về thể chế, về quan điểm trong đề án tái cơ cấu DNNN để khu vực này hoạt động như một DN, thay vì là một công cụ nửa kinh tế, nửa chính trị như hiện tại.
Khi cả hai vế trên chưa có những thay đổi cơ bản, định vị tái cơ cấu đầu tư DNNN chưa được xác định rõ, thì những lo ngại trên là dễ hiểu. Nhưng khi các đề án không xuất phát từ tổng thể, nguyên tắc chung, thì rất có thể sẽ theo ý kiến chủ quan, rời rạc. Chuyện đó là bình thường, nhưng sự bình thường đó không ổn trong tinh thần của tái cơ cấu.
Quản trị DN là một định chế để DN vận hành một cách bền vững. Với định chế này, một tập đoàn sẽ đảm bảo hoạt động bình thường, ổn định cho dù có sự thay đổi của bất cứ bộ phận nào, thậm chí là các vị trí lãnh đạo cao nhất.
Sự thay đổi về quản trị theo thông lệ tốt của quốc tế cần phải xét trên cơ sở luận cứ khoa học và thực tiễn, nhìn hoạt động của tập đoàn ở dài hạn, chứ không theo nhiệm kỳ lãnh đạo. Có thể hôm nay, các tập đoàn kinh tế là của nhà nước, ngày mai sẽ là của công chúng…
Chúng ta cần thiết lập một thể chế để đảm bảo DN có thể tiếp nhận bất cứ những thông lệ tốt nhất, đảm bảo hoạt động ổn địnhh và bền vững, không bị phụ thuộc vào một cá nhân, một bộ máy nào đó.
LTS: Đấy là mới nói đến một TPKH trong tổng thể nền kinh tế mà còn nhiều “khúc mắc” như vậy thì làm sao thực hiện được một cách  tổng kiểu dàn hàng ngang để thực hiện tái cấu trúc điều đó có quá viển vông không? ta cứ đưa ra những cái gì không thể hoặc khó có thể thực hiện làm gì ? 
Kết luận : Trước hết để thực hiện được bất kì một thay đổi gì đó ta cần xem lại một cách công khai minh bạch và cần phải thừa nhận những gì đang có đang tồn  tại; Cần tổng kết thành quả kết luận đúng sai về mọi mặt cả đường lối chủ trương chính sách và cả về thực hiện theo đường lối có nghiêm và đúng pháp luật không của các chủ thể . Từ đó tìm ra những nguyên nhân gây nên bất ổn và kém hiệu quả cũng như những khe hở của luật pháp đã tạo ra sự bất ổn đó và mới tìm phương án tháo gỡ “gỡ rối” từ cái lớn nhất đến cái nhỏ nhất tức là phải thực hiện từ cao xuống thấp chứ không thể từ thấp lên cao như từ trước đến nay.
Do vậy điều cần phải làm và cần phải thực hiện tái đầu tiên là đường lối và tư tưởng chỉ đạo của nhà nước thật sự cần rõ ràng công khai và đúng định hướng đúng pháp chế sau đó yêu cầu các TPKT và các lĩnh vực thực hiện nghiêm? Như vây có nghĩa trước hết chúng ta phải thực hiện một bài toán và cần có lời giải hay đáp số thực tế là thanh tra kiểm tra toàn bộ sức khỏe của các TPKT trong nền KT XH đánh giá đúng bản chất thực lực và vai trò ưu khuyết của từng TP từ đó mới có bản nhận định cụ thể và phương án phù hợp cần tái cái gì ? tái như thế nào theo đúng đường lối chủ trương đã đưa ra đầu tiên.
Hiện nay nói chung những vấn đề bàn và xây dựng bản đề án tái cấu trúc nền kinh tế về mặt tổng thể vẫn còn thiếu vắng cả hai điều kiện cần và đủ đó là ta cần tái những cái gì và tái nó theo hướng nào như thế nào ? Giống như ta chưa biết mình là ai ? thì làm sao bảo mình cần phải làm gì trong bốn bề của xã hội và thế giới rộng mở này? Tôi mong rằng câu nói của các cụ dạy con cháu luôn có giá trị thực tiễn và cần áp dụng “nhân chi sơ, tính bản thiện” Mọi có gắng thay đổi của con người đều phụ thuộc vào hoàn cảnh và môi trường sống ,môi trường rèn luyện và kỷ luật của xã hội, Trong nền kinh tế cũng vậy sinh ra các TPKT cần có một đường lối chủ trương và môi trường kinh doanh phù hợp có kỷ luật công khai rõ ràng và minh bạch từ đó mới có đất để cho nền kinh tế nuôi các TPKT hoạt động và phát triển đúng định hướng. Vì vậy điều cần phải tái trước tiên là tái môi trường sống cho các TPKT hiện nay. 

 Nếu một khoản đầu tư khoảng 10 triệu đô la vào 3 cổ phiếu lớn trên TTCK Việt Nam sẽ mất khoảng 60 ngày để thoái vốn. Trên Nasdaq, việc làm này có thể chỉ mất khoảng 5 giây đồng hồ.
Tôi vẫn nghĩ rằng, các sàn chứng khoán là sòng bài dành cho những con bạc có vốn lớn và có OPM (other people’s money, tức là tiền người khác). Tuy nhiên, lòng tham và sự sĩ diện “thắng cuộc” vẫn thu hút khá nhiều con thiêu thân nhỏ lẻ, dù đánh theo cơ bản hay lướt sóng. Thời đại mới, công nghệ mới, tay chơi mới, thủ thuật mới… tạo nên sự dao động biên độ và biến chuyển không ngừng cả với những cơn sóng lớn xen lẫn các đợt thoái trào sâu. Những cao thủ lướt sóng và có tin tức nội gián tốt là những kẻ sẽ thắng lớn trong các cuộc chơi này tại Việt Nam hay bất cứ nơi nào trên thế giới.

Trong mọi tình huống, những thành phần thắng khác, dù nhỏ nhưng liên tục là sở hay công ty điều hành sàn giao dịch (nhà cái), các công ty tạo ra sản phẩm (công ty niêm yết), các nhà tư vấn, môi giới (thầy cò chạy ngoài với ống loa) và các công ty tạo thị trường (market makers, còn gọi là các đội lái tàu). Vì sự đam mê cờ bạc và lòng tham của tập thể và cá nhân, các sàn chứng khoán là nơi huy động tiền tốt nhất cho các công ty muốn tăng trưởng.
Tuy nhiên, mọi người liên quan, từ nhà cái đến thầy cò, từ đội lái tàu đến ban quản trị các công ty niêm yết, phải biết các tay chơi cần gì và muốn gì để kế hoạch tiếp thị và hậu mãi thu hút được doanh thu cao nhất. Do không nắm vững các yếu tố này nên các nhóm tổ chức “sòng bài” thường có nhiều hoang tưởng về trò chơi và tay chơi. Thử phân tích một vài thông điệp PR của nhóm tổ chức về lý do tại sao các nhà đầu tư nước ngoài phải đổ tiền vào Việt Nam, ta có ngay bằng chứng về sự hoang tưởng, ấu trĩ này.

Giá P/E của công ty trên sàn Việt Nam rẻ nhất Á Châu

Khi chúng ta dùng “giá rẻ” để làm vũ khí cạnh tranh thì vô tình chúng ta thú nhận là hàng hóa của chúng ta không có chất lượng hay thương hiệu gì. Dù ai cũng ham lời và tiết kiệm, nhưng trong việc đầu tư và kiểm soát rủi ro, phần lớn các nhà tài chính thích những sản phẩm chất lượng và tăng trưởng bền vững.
Vả lại, điều lệ của các quỹ đầu tư đòi hỏi những tiêu chí và thẩm định (rating) khá cao về sản phẩm, cho nên có lẽ khoảng 95% các công ty niêm yết ở Việt Nam không đáp ứng nổi nhu cầu này, dù được bán với giá rẻ mạt.

Trong 6 tháng đầu 2012, sàn Việt tăng giá 22%

Đây là một thông điệp PR coi qua thì đẹp mắt, nhưng nó không “xi-nhê” gì đối với các quyết định đầu tư. Yếu tố quan trọng nhất là thanh khoản. Rất nhiều chuyên gia đầu tư đã rơi vào tình trạng kiếm được mức lời tới 100% trong phi vụ của mình, nhưng không sao thoái vốn được vì thị trường mất thanh khoản. Cho đến khi rút được thì đã phải bán tháo, bán lỗ.
Nhìn số tiền giao dịch hàng ngày của hai sàn HOSE và HNX, tôi tính ra là một khoản đầu tư khoảng 10 triệu đô la vào 3 cổ phiếu lớn sẽ mất khoảng 60 ngày để thoái vốn. Trên Nasdaq, việc làm này có thể chỉ mất khoảng 5 giây đồng hồ (vào những ngày chậm).

Việt Nam là một thị trường tiềm năng trong 20 năm tới

Theo một thống kê, 72% giao dịch trên sàn chứng khoán New York (NYSE) được giữ không quá 11 giây. Tôi chưa gặp một chuyên viên đầu tư nào có cái nhìn xa hơn 3 năm khi thẩm định cơ hội kiếm tiền, kể cả những nhà đầu tư cơ bản và dài hạn như Warren Buffett (ông có thể giữ cả 20 năm nếu đầu tư đó tăng trưởng tốt trong 2 năm đầu). Bỏ tiền để PR cho các nhà đầu tư tài chính về tiềm năng 20 năm sau hoàn toàn là một sự lãng phí tiền bạc.

Chính phủ đang làm mọi cách để nâng đỡ thị trường chứng khoán

Phần lớn mọi người theo kinh tế thị trường đều quan niệm rằng, khi Chính phủ phải can thiệp để hỗ trợ một thành phần kinh tế nào thì đây là giải pháp cuối cùng cho khủng hoảng. Chiêu PR này càng được quảng bá thì càng có tác dụng ngược lại. Nó gợi nên hình ảnh của một con người trong tình thế tuyệt vọng, đang cầu xin ân huệ. Với các nhà đầu tư, kinh doanh kiếm lời là một hoạt động nghiêm túc và ích kỷ. Thị trường chứng khoán mọi nơi trên thế giới, dù có chỗ cho việc cầu nguyện, không bao giờ có chỗ để làm từ thiện.

Để hiểu thêm về động lực của các nhà đầu tư trên các thị trường chứng khoán, tôi và một vài sinh viên của trường đại học Southern Cross (Úc) đã hoàn tất một khảo sát vào năm 2004 với 575 nhà quản lý quỹ đầu tư khắp thế giới. Ngoài thanh khoản, công ty chất lượng (có kỷ cương và thương hiệu) và mức độ tăng trưởng, những yếu tố quan trọng khác là hệ thống hành chính và pháp lý, việc chuyển đổi bản tệ ra ngoại tệ và thông tin tự do, minh bạch.

Thị trường chứng khoán Việt Nam hiện thiếu sót và tụt hậu rất xa so với các đối thủ xa gần trên tất cả các lĩnh vực nêu trên. Và đó là lý do chính tại sao các doanh nghiệp niêm yết rất khó thu hút hay huy động dòng vốn ngoại.
Bí quyết để thu hút khách hàng, xây dựng thương hiệu và niềm tin luôn luôn là một công thức dựa trên sự thỏa mãn của “thượng đế” qua sản phẩm, dịch vụ và chương trình hậu mãi. Các nhà tổ chức liên quan đến thị trường chứng khoán Việt Nam dường như vẫn chưa nắm vững công thức này.

Theo Doanh nhân

Không có nhận xét nào: