BIỂN ĐÔNG (VB) — Công ty dầu khổng lồ Hòa Lan Royal Dutch Shell PLC. đã ký 3 hợp đồng với công ty dầu quốc doanh Trung Quốc China National Offshore Oil Corp. (CNOOC) hôm Thuư Tư, để khai thác dầu và khí đốt ngoài Biển Đông và Tây Phi Châu.
Thương lượng trên công bố vừa sau khi CNOOC cho biết đã ra giá 15.1 tỷ đôla để mua công ty năng lượng Nexen Inc. bản doanh tại Canada hôm Thứ Hai, một quyết định thâu tóm năng lượng lớn nhất ngoài TQ của hãn gdầu TQ này.
Hãng Shell ký hợp đồng chia sản lượng với CNOOC để khai thác 2 lô dầu ở Biển Đông, có tên là 62/02 và 62/17, được cho là nằm giữa Việt Nam và đảo Hainan ở Biển Đông.
Không rõ 2 lô dầu này có nằm trong vùng thềm lục địa VN hay vùng kinh tế đặc quyền VN hay không.
Tuy nhiên, việc CNOOC đoì mua hãng dầu Nexen nếu hoàn tất sẽ cho thấy viễn ảnh công ty dầu TQ vào Canada khai thác…
Trong khi đó, bản tin VOA cho biết, Chủ tịch Tiểu ban Đông Á và Thái Bình Dương thuộc Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ, Thượng nghị sĩ Jim Webb, ngày 25/7 nhận định rằng các hành động đơn phương gần đây của Trung Quốc khẳng định chủ quyền trên biển Đông có thể vi phạm luật quốc tế.
Thông cáo trên trang web của Thượng nghị sĩ Jim Webb trích đăng phát biểu ông đưa ra tại Thượng viện cùng ngày 25/7 rằng Bắc Kinh đang ngày càng quyết liệt đòi chủ quyền tại Biển Đông bằng các hành động đơn phương như đưa dân ra cư trú, bố trí binh sĩ đồn trú, rồi thành lập thành phố Tam Sa để quản lý hành chính khu vực có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.
Thêm vào đó, vẫn theo lời ông Webb, Trung Quốc lại không chịu giải quyết tranh chấp Biển Đông theo đường lối đa phương mà một mực đòi giải quyết song phương với từng nước có tranh chấp, bởi Bắc Kinh có thể chế ngự bất kỳ quốc gia nào trong khu vực.
Theo Thượng nghị sĩ Jim Webb, hành động của Trung Quốc là vi phạm luật quốc tế và đi ngược lại tuyên bố của chính Bắc Kinh rằng họ sẵn sàng làm việc với ASEAN để đạt một bộ quy tắc ứng xử Biển Đông.
Ông Jim Webb khẳng định động thái của Trung Quốc rất đáng lo ngại và đồng thời thúc giục Bộ Ngoại giao Mỹ phải ngay lập tức làm rõ tình hình với Bắc Kinh để báo cáo lại cho Quốc hội.
VOA cũng loan tin rằng, trong tuần này, ông Webb cùng 5 thượng nghị sĩ khác gồm John Kerry, Richard Lugar, John McCain, James Inhofe, và Joe Lieberman đưa ra nghị quyết thúc giục Trung Quốc và ASEAN hoàn tất soạn thảo bộ quy tắc ứng xử Biển Đông.
Thượng nghị sĩ Jim Webb cũng là người bảo trợ một nghị quyết được Thượng viện Mỹ thông qua hồi giữa năm ngoái, lên án việc Trung Quốc dùng võ lực ở Biển Đông, đồng thời kêu gọi giải pháp đa phương cho vấn đề.
Trong khi đó, bản tin RFI ghi nhận rằng, nhật báo Philippines Daily Inquirer hôm 26/07/2012 loan tin là có khoảng 20 tàu cá Trung Quốc, với sự hộ tống của ít nhất hai khu trục hạm, đã được triển khai xung quanh đảo Pag-asa (mà Việt Nam gọi là đảo Thị Tứ, hiện do Philippines chiếm đóng), một hành động có nguy cơ làm gia tăng căng thẳng ở khu vực quần đảo Trường Sa trên Biển Đông.
Các nguồn tin quân sự của Philippines cho biết là đội tàu cá Trung Quốc gồm ít nhất 20 chiếc tàu đã tiến đến khu vực cách đảo Pag-asa 9 km từ hôm thứ ba, 24/07 và dường như có sự hộ tống của hai khu trục hạm của hải quân Trung Quốc.
Mặt khác, báo Tiền Phong hôm Thứ Năm ghi nhận, nhiều ngư dân vừa trở về từ Hoàng Sa tiếp tục lên tiếng tố cáo tàu hải giám Trung Quốc liên tục đe dọa đẩy đuổi ngay trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, còn ngư dân nước họ cũng ngày càng lên mặt thách thức, tiến sâu trái phép vào hải phận nước ta. Trên bờ, thương lái Trung Quốc bắt đầu lật kèo giá mực xà khiến đội tàu câu mực lại khốn đốn…
Báo TP ghi lời anh Đỗ Trọng Khơi – ngư dân trên tàu QNg 93817 (Đức Phổ – Quảng Ngãi) vừa trở về từ Hoàng Sa, kể: Gặp tàu hải giám Trung Quốc ở vùng biển Hoàng Sa là chuyện cơm bữa. Đợt họ làm ráo riết, đợt buông lỏng rồi dí đuổi loanh quanh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét