Ngan hang nha nuocViệc bắt giữ những người tài phiệt trong ngành ngân hàng là điều mà nhiều người trong thế giới giàu có muốn thấy. Nhưng ở Việt Nam thì việc này đang trở thành một sự kiện bình thường. Ngày 23 tháng Một vừa qua, chính phủ thông báo rằng họ đã bắt giữ ông Phạm Thành Tân, giám đốc Ngân hàng Agribank – một trong những lớn nhất Việt Nam. Đây là vụ bắt giữ thứ năm liên quan đến các giám đốc điều hành cấp cao của Agribank trong nhiều tháng qua; trong khi đó bốn nhân vật bị bắt trước đây đang đối mặt với các cáo buộc tham ô, trộm cắp tổng cộng khoảng 7 triệu USD.
Hồi tháng Tám năm 2012, Việt Nam cũng đã bắt giữ một người đứng đầu Ngân hàng Thương mại Á châu (ACB). Sự kiện này đã làm thị trường chứng khoán sụt giảm và người dân đổ xô rút tiền ồ ạt trong nhiều tháng liền. Tuy nhiên, việc bắt ông Tân thì thị trường hầu như không có phản ứng gì trong sáu tháng qua. Có thể các nhà đầu tư đã quen với những tin xấu từ ngành ngân hàng nên họ chẳng màng quan tâm thêm nữa.
Năm năm trước, Việt Nam được đề cao như một con hổ gợi cảm nhất châu Á. Tuy nhiên, trong vài năm qua thì tăng trưởng đã bị chậm lại. Các khoản nợ của các doanh nghiệp nhà nước, cùng với vụ bùng nổ bong bóng bất động sản, đã làm cho lĩnh vực này vốn đã bị quản lý yếu kém và các ngân hàng hoạt động kém minh bạch trở nên tồi tệ hơn. Nhiều người đã gặp rắc rối vì cho vay thiếu thận trọng trong khoảng thời gian còn hoạt động tốt, và thường các khoản vay này được cấp cho những người thân cận trong giới lãnh đạo Đảng Cộng sản cầm quyền. Cho đến thời điểm này, các giám đốc điều hành bị bắt giữ đang đối mặt với các cáo buộc liên quan đến tham nhũng, quản lý yếu kém, hoặc trong trường hợp của ông Tân thì bị cáo buộc “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.
Cuộc khủng hoảng của các ngân hàng hiện đang được cảm nhận rộng rãi. Việc thắt chặt tín dụng đã khiến con số doanh nghiệp phá sản lên đến mức kỷ lục trong vòng hai năm qua. Jonathan Pincus, kinh tế gia ở thành phố Hồ Chí Minh lập luận rằng cuộc khủng hoảng ngân hàng “sẽ hạn chế tăng trưởng nghiêm trọng trong một thời gian dài trừ khi nó được xử lý nghiêm túc”.
Sau nhiều năm gìm số nợ xấu trong hệ thống ngân hàng, các cơ quan có thẩm quyền ít nhất đã thừa nhận tính nghiêm trọng của nó. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) hồi năm ngoái đã nâng ước tính tỷ lệ tổng nợ xấu của các ngân hàng lên 8,8%, mức cao nhất ở Đông Nam Á. Nhưng vì sự thiếu minh bạch trong ngành ngân hàng, nhiều nhà phân tích nghĩ con số thực tế có thể cao gấp hai lần. Ngân hàng Standard Chartered đã ước tính tổng nợ xấu tại Việt Nam có thể lên đến 15-20%.
Ngân hàng Nhà nước đang cố gắng thu nhỏ lại ngành ngân hàng. Chín ngân hàng yếu kém khác đã được khuyến khích sáp nhập hoặc tiếp quản bởi những các ngân hàng lớn hơn, và một số ngân hàng đã đồng ý. Nhưng việc này cần phải củng cố thêm. Hiện vẫn còn khoảng 40 ngân hàng địa phương, và nhiều người nghĩ rằng con số này nên gộp xuống khoảng 25.
Ngân hàng Nhà nước đang cố gắng vực dậy các ngân hàng có thành tích hoạt động tốt với vốn đầu tư nước ngoài. Và họ đang có một số thành công, đặc biệt là các nhà đầu tư Nhật Bản. Hiện Nhật Bản đã tận dụng đồng yen mạnh để mua với giá tương đối rẻ hơn, và cùng một lúc nhằm đa dạng hóa cổ phần tại châu Á của họ. Ngày 27 Tháng Mười hai vừa qua, Ngân hàng Tokyo-Mitsubishi UFJ đã thông báo rằng họ đã mua 20% cổ phần tại VietinBank tổng cộng 743 triệu USD. Vụ mua bán này chỉ diễn ra sau khi Mizuho mua 15% cổ phần tại Vietcombank tổng cộng 567 triệu USD hồi tháng Chín năm 2011.
Để khuyến khích chương trình này, Ngân hàng Nhà nước đã đệ trình một nghị định dự thảo lên cho chính phủ và đề nghị cho phép các nhà đầu tư nước ngoài chiếm lên 30% vốn cổ phần trong các ngân hàng trong một số trường hợp nhất định, thay vì 20% như hiện nay. Một số các nhà đầu tư nước ngoài khác có thể sẽ thận trọng hơn. Ngành ngân hàng hiện đang cần một cuộc đại tu, kiểm tra lại toàn bộ hệ thống này. Minh bạch trong các bản báo cáo là điều kiện cần thiết; cần giảm việc sở hữu chồng chéo như hiện nay; và kế toán phải được đưa lên tầm tiêu chuẩn quốc tế. Chính phủ đang có kế hoạch thiết lập một công ty quản lý tài sản, hoặc quản lý các “ngân hàng xấu”, nhằm tiếp nhận các phần còn lại trong tổng nợ xấu của ngành ngân hàng. Đặc biệt, không ai biết chính xác là ai sẽ phải bỏ tiền ra mua lại các khoản vay vô dụng này. Nhưng như Phạm Hồng Hải thuộc HSBC ở Việt Nam đã lập luận, “không có cách nào khác để khắc phục vấn đề này ngoại trừ bước qua một giai đoạn gian khổ”.
Ngày 2 tháng 02, 2013
Thanh Ngân chuyển ngữ - The Economist
© Bản tiếng Việt TC Phía trước
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét