Pages

Thứ Bảy, 2 tháng 2, 2013

Thương binh kêu cứu vì bị cưỡng chế đất



Một thương binh ở Bình Dương, ông Ngô Duy Trợ, lên tiếng kêu cứu và cho hay sẽ làm đơn khiếu nại vụ công an bất thần kéo đến cưa hết cây trồng và ủi đất nhà ông để làm đường cho trường Đại Học Hồ Chí Minh mà không báo trước cũng như không có giấy quyết định cưỡng chế từ cấp trên.
Courtesy DienDanCTM
Ông Trợ ôm cây thương tiếc nhưng đành bó tay trước chính quyền
Cưỡng chế không bồi thường?
Trình bày với Thanh Trúc về hoàn cảnh mà ông gọi là trơ trọi và bị áp bức, thương binh Ngô Duy Trợ nói:
Ông Ngô Duy Trợ : Tôi ở tổ 6, ấp Tân Hòa, phường Đông Hòa, xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Rạng sáng ngày 25, 8 giờ sáng ngày 25 tháng 1 năm 2013 bên Đại học Quốc gia  do ông Huỳnh Ngọc Sang, giám đốc khu đô thị TP.HCM, ngang nhiên dùng hai máy cẩu, một xe ủi, hai xe  ô-tô chở đất ùn ùn đến lấp san phần đất của tôi.

Phần đất đó đã có ranh giới từ hồi chính quyền Sài Gòn, mà bây giờ người ta lại nhổ hết cọc của tôi đi, sau đó người ta san ủi mất 400 mét vuông đất, và đồng thời người ta cưa đi của tôi 35 cây gỗ mang đi tiêu thụ chỗ khác. Lúc đó tôi ra can thiệp thì công an khóa tay tôi và đè đầu cưỡi cổ tôi đưa lên phường, nhưng đưa lên phường lại không giải quyết, lại thả tôi về. Buổi chiều chúng lại tiếp tục cưa cây của tôi mang đi.
Thanh Trúc : Thưa ông Ngô Duy Trợ, xin ông cho biết họ có trả cho ông đồng nào không?
Ông Ngô Duy Trợ : Không ạ. Họ không có trả cho tôi một đồng nào và đồng thời không có  một quyết định gì thu hồi  đất, và không có một cái gì thông báo để cho gia đình tôi yên tâm.
Thanh Trúc : Trước đó bên chính quyền địa phương có báo cho ông biết là sẽ trưng thu miếng đất đó của ông?
Phần đất đó đã có ranh giới từ hồi chính quyền Sài Gòn, mà bây giờ người ta lại nhổ hết cọc của tôi đi, sau đó người ta san ủi... Lúc đó tôi ra can thiệp thì công an khóa tay tôi và đè đầu cưỡi cổ tôi đưa lên phường
Ô. Ngô Duy Trợ
Ông Trợ (bên trái) thân một mình cố níu kéo giữ lại những cây mình trồng nhưng không được. Courtesy DienDanCTM
Ông Trợ (bên trái) thân một mình cố níu kéo giữ lại những cây mình trồng nhưng không được. Courtesy DienDanCTM
Ông Ngô Duy Trợ : Không ạ. Thưa với nhà báo nước ngoài là tôi không nhận được một thông báo gì trước đó và tôi cũng không có một cái gì là vấn đề hưởng bồi thường. Không thông báo cho nên bây giờ thế này ạ, ngay những người làm trong chính quyền người ta cũng bảo tôi viết đơn để kiện việc này cho nó “ra măng ra tre” những kẻ làm sai trái và những kẻ này là những kẻ cướp quyền công dân của tôi.
Thanh Trúc :Được biết ông là thương binh, ông còn bị nhiễm độc da cam ở chiến trường nữa, phải không?
Ông Ngô Duy Trợ : Có ạ. Báo cáo với lại nhà báo nước ngoài, tôi đi bộ đội từ năm 68, nhưng chiến tranh đã qua rồi ta không nói nữa, bởi vì bây giờ ngay Mỹ cũng bắt tay với Việt Nam và đồng thời người ta cũng bồi thường vấn đề chất độc màu da cam cho chúng tôi thì chúng tôi cũng cảm thấy  hài lòng. Thế còn chiến tranh ta không nói nữa mà bây giờ chúng ta nói thực trạng trong vấn đề sinh sống bây giờ. Nói chung là tôi ở đây cũng chỉ là nuôi cá thêm cái hồ để sống thôi ạ. Cuộc sống cũng khó khăn, vất vả, hai vợ chồng lam lũ.
Hai vợ chồng thương binh Ngô Duy Trợ trước căn nhà xây dựng bằng môi hôi nước trong hàng chục năm, đang trong nguy cơ bị san bằng
Hai vợ chồng thương binh Ngô Duy Trợ trước căn nhà xây dựng bằng môi hôi nước trong hàng chục năm, đang trong nguy cơ bị san bằng. Courtesy DienDanCTM
Thanh Trúc : Nếu mà họ cưa của ông mấy chục cây gỗ chở đi là tài sản của ông mất trắng hay sao?
Ông Ngô Duy Trợ : Tài sản của tôi coi như mất trắng. Và tất cả sinh viên cho đến người dân thì người ta cũng đều phê phán cái việc làm này là việc làm sai trái, là việc bất công của xã hội, một việc làm ăn cướp của cải của tôi giữa ban ngày.
Thanh Trúc : Đã bao giờ ông Ngô Duy Trợ giáp mặt với ông Huỳnh Ngọc Sang để mà trinh bày sự việc cũng như để cho ông ta thấy được hoàn cảnh của gia đình ông chưa ?
Luật rừng ở Bình Dương?
Ông Ngô Duy Trợ : Dạ. Tôi đã giáp mặt rồi và đồng thời có nói chuyện rồi, thế nhưng ông ấy nói là cái quyền của ông ấy là ông ấy làm. Huỳnh Ngọc Sang là giám đốc khu đô thị Trường Đại học Hô Chí Minh.
Thanh Trúc : Và trước đó thì ông Huỳnh Ngọc Sang không có báo với ông, hay là không có nói rõ ràng với ông là sẽ lấy miếng đất của ông?
Người ta không nói với tôi, và đồng thời cũng không có quyết định gì ra thông báo với tôi là bồi thường. Không có sự tính toán của nhà nước và của trường đại học. Họ làm bừa, làm ẩu, cướp công của tôi.
Ô. Ngô Duy Trợ
Ông Ngô Duy Trợ : Không ạ. Người ta không nói với tôi, và đồng thời cũng không có quyết định gì ra thông báo với tôi là bồi thường. Không có sự tính toán của nhà nước và của trường đại học. Họ làm bừa, làm ẩu, cướp công của tôi.
Thanh Trúc : Thưa ông, ngày 25-1-2013 khi công an và những người ở bên Đại HọcHồ Chí Minh đến khu đất nhà ông thì bên phía công an có đánh đập gì ông không, hay là họ chỉ bắt ông đi thôi?
Ông Ngô Duy Trợ : Họ chỉ bắt tôi đi thôi ạ. Đồng thời họ trói đưa tôi lên xe và đồng thời đưa về ủy ban. Nhưng về ủy ban thì người ta cũng chẳng giải quyết một cái gì và họ lại thả tôi về.
Thanh Trúc : Công an có giải thích cho ông vì sao họ bắt ông đi không?
Ông Ngô Duy Trợ : Họ chỉ nói là tôi chống người thi hành công vụ. Nhưng tôi bảo tôi không có làm gì chống người thi hành công vụ, bởi vì khi một việc làm nó phải có quyết định từ trên xuống và ban ngành vào cuộc thì mới đúng.
Thanh Trúc : Họ không có trưng ra cái giấy tờ gì, thí dụ như trát bắt hay là trát mời lên công an làm việc?
Ông Ngô Duy Trợ : Nó ở cái chỗ đó. Nếu người ta muốn lấy của tôi thì người ta phải có một cái sự mời tôi lên làm việc, ra thông báo này ra thông báo kia, rồi là cưỡng chế. Nó phải có đủ các ban ngành vào cuộc cưỡng chế. Ở huyện người ta cũng nói rằng ông có quyết định gì thu hồi không? Không, không có quyết định gì.Cưỡng chế cũng không có các ban ngành vào cuộc, chỉ có công an với lại bảo vệ nhà trường thu gỗ của tôi ban ngày đó ạ, và số gỗ đó mang đi tiêu thụ, chỗ tiêu thụ tôi đã nắm được rồi. Tất cả các hình ảnh tôi quay được, có nghĩa là rõ  như ban ngày rồi.
Thế này ạ, tôi xem như quyền công dân của tôi mất hết.
Thanh Trúc : Xin cảm ơn về thời giờ của ông và cầu chúc mội sự lành đến với gia đình ông.

Không có nhận xét nào: