Pages

Thứ Năm, 19 tháng 9, 2013

Mưu đồ Trung Quốc ở Biển Đông

Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok

Bản đồ vùng lưỡi bò mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền
Bản đồ vùng lưỡi bò mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền
Source UNCLOS
Những diễn biến liên quan đến tình hình tranh chấp tại Biển Đông hiện nay qua việc Trung Quốc và khối ASEAN bàn tới việc hình thành Bộ Quy tắc Ứng xử- CoC có mang lại nhiều hy vọng cho những tranh chấp lãnh hải tại khu vực biển đó hay không?
Chủ trương của Trung Quốc về Biển Đông.
Hồi ngày 2 tháng 8 năm nay, khi đến tham dự diễn đàn cấp cao kỷ niệm 10 năm quan hệ đối tác chiến lược ASEAN- Trung Quốc, bộ trưởng ngoại giao Vương Nghị của Trung Quốc lặp lại quan điểm của Bắc Kinh về vấn đề tranh chấp tại khu vực Biển Đông mà Trung Quốc gọi là Nam Hải và vạch ra đường lưỡi bò chiếm đến 80% diện tích ở đó.

Đại ý ông Vương Nghị cho rằng phía Trung Quốc luôn sẵn sàng giải quyết tranh chấp thông qua đối thoại và đàm phán trực tiếp. Cánh cửa đối thoại và tham vấn được Trung Quốc rộng mở. Bắc Kinh cũng đã theo đuổi triển vọng đôi bên cùng có lợi. Đó là đường lối mà Trung Quốc sẽ theo đuổi trong thời gian tới.
Trong hai ngày 27 và 28 tháng 8, bộ trưởng quốc phòng khối ASEAN và 8 nước đối tác đối thoại trong đó có Hoa Kỳ gặp nhau tại Brunei với nội dung bàn thảo việc hợp tác và cổ vũ cho hòa bình, ổn định trong khu vực. Đây là nơi mà vào những năm qua tranh chấp tại khu vực Biển Đông giữa Trung Quốc với một số quốc gia ASEAN gây nên căng thẳng, đối đầu và theo đánh giá của giới chuyên gia theo dõi sát vấn đề Biển Đông là có thể dẫn đến xung đột vũ trang.
Các nước thuộc khối ASEAN tại cuộc họp ở Brunei nhìn lại 10 năm thực thi Tuyên bố về cách ứng xử của các bên tại Biển Đông, DoC với phía TQ; đồng thời lặp lại cam kết ủng hộ cho việc tiến đến hình thành nên Bản Quy tắc Ứng xử tại Biển Đông- CoC, mang tính ràng buộc
Các vị đứng đầu ngành quốc phòng của các nước thuộc khối ASEAN tại cuộc họp ở Brunei nhìn lại 10 năm thực thi Tuyên bố về cách ứng xử của các bên tại Biển Đông, DoC với phía Trung Quốc ; đồng thời lặp lại cam kết ủng hộ cho việc tiến đến hình thành nên Bản Quy tắc Ứng xử tại Biển Đông- CoC, mang tính ràng buộc.
Tuy nhiên đại diện phía Trung Quốc là tướng Thường Vạn Toàn lên tiếng chỉ trích cho rằng Bắc Kinh phản đối mọi phương pháp tiếp cận đa phương nhằm giải quyết tình hình tranh chấp tại Biển Đông.
Trong khi đó ở Bắc Kinh vào ngày 30 tháng 8, bộ trưởng ngoại giao Vương Nghị khi gặp các đồng nhiệm khối ASEAN cũng lên tiếng cảnh cáo các nước ASEAN đừng giương ngọn cờ ASEAN trong vấn đề Biển Đông.
Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN nhóm họp tại Hua Hin, Thái Lan vào ngày 14 tháng 8 năm 2013.
Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN nhóm họp tại Hua Hin, Thái Lan vào ngày 14 tháng 8 năm 2013.AFP
Một biện pháp cứng rắn được Bắc Kinh đưa ra với phía Philippines là điều kiện buộc Manila phải rút lại đơn kiện ‘đường lưỡi bò’ của Trung Quốc ra trước Tòa án Quốc về Luật biển- ITLOS. Nước chủ nhà Trung Quốc buộc tổng thống Benigno Aquino phải làm việc đó nếu muốn dẫn đầu phái đoàn đến tham dự triển lãm kinh tế ASEAN- Trung Quốc năm nay mà theo lệ thường lâu nay năm nay Philippines là quốc gia danh dự tại kỳ triển lãm đó được khai mạc hồi ngày 3 tháng 9 vừa qua.
Đối với việc Philippines kiện Trung Quốc trước Tòa án quốc tế về luật biển về ‘đường lưỡi bò’ bao phủ đến 80% Biển Đông, thì vừa qua Bộ trưởng Tư Pháp của Trung Quốc, ông Hoàng Huệ Khang cho rằng Manila cố tình gây hiểu lầm giữa vấn đề ‘chủ quyền lãnh thổ’ và ‘Công ước Liên hiệp quốc về luật biển’. Ông này cho rằng vấn đề tranh chấp giữa hai phía là tranh chấp lãnh thổ chứ không phải tranh chấp về biển. Việc tranh chấp chủ quyền lãnh thổ không thuộc phạm vi giải quyết của Công ước Liên hiệp quốc về luật biển.
Phản bác
Thạc sĩ Hoàng Việt, một chuyên gia nghiên cứu Biển Đông hiện đang giảng dạy tại Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh có ý kiến đối với lập luận mà ông bộ trưởng Tư pháp Trung Quốc Hoàng Huệ Khang đưa ra:
Manila cố tình gây hiểu lầm giữa vấn đề ‘chủ quyền lãnh thổ’ và ‘Công ước LHQ về luật biển’. Ông này cho rằng vấn đề tranh chấp giữa hai phía là tranh chấp lãnh thổ chứ không phải tranh chấp về biển. Việc tranh chấp chủ quyền lãnh thổ không thuộc phạm vi giải quyết của Công ước LHQ về luật biển.
Bộ trưởng Tư Pháp TQ
...Manila cố tình gây hiểu lầm giữa vấn đề ‘chủ quyền lãnh thổ’ và ‘Công ước Liên hiệp quốc về luật biển’. Ông này cho rằng vấn đề tranh chấp giữa hai phía là tranh chấp lãnh thổ chứ không phải tranh chấp về biển. Việc tranh chấp chủ quyền lãnh thổ không thuộc phạm vi giải quyết của Công ước Liên hiệp quốc về luật biển.Bộ trưởng Tư Pháp TQ
Đúng về bản chất nó liên quan về tranh chấp lãnh thổ. Thực chất và bản chất Scaborough giữa Philippines và Trung Quốc liên quan về vấn đề lãnh thổ; nhưng việc Philippines nghiên cứu để kiện cũng liên quan đến điều kiện trong Công ước Luật biển. Đơn kiện trực tiếp Philippines gửi lên không trực tiếp về lãnh thổ mà liên quan đến Luật Biển, liên quan đến giải thích và áp dụng những điều khoản liên quan đến Công ước Luật Biển trong tranh chấp đó. Chính vì vậy cho nên Philippines cũng có đầy đủ cơ sở để đưa ra và đương nhiên Trung Quốc bác bỏ vụ kiện và họ không muốn tham gia vụ kiện nên họ lái sang hướng khác…
Quan điểm của nhiều quan chức và học giả Trung Quốc cho rằng đây là vấn đề tranh chấp lãnh thổ và Công ước Quốc tế về Luật Biển năm 1982 không có thẩm quyền giải quyết; tuy nhiên phải xét về mặt bản chất là tranh chấp lãnh thổ thực đó nhưng có liên quan. Trong đơn kiện Philippines không nói tranh chấp lãnh thổ mà nhấn mạnh giải thích đường chín đoạn của Trung Quốc có phù hợp với Công ước Luật biển hay không. Nếu không phải thủ tiêu nó vì vô giá trị. Đường chín đoạn này vừa liên quan đến vấn đề lãnh thổ mà cũng liên quan đến vấn đề Công ước Luật Biển.
Tương lai của CoC thì tôi cho rằng vẫn còn khó khăn, đặc biệt về phía TQ. Cho đến bây giờ thì các quốc gia ASEAN gần như nhất trí hoàn toàn nội dung của CoC rồi và chỉ cần sự đồng ý của TQ. Nhưng qua các phát biểu của những chính khách TQ, họ chỉ mới đang tiến hành gọi là ‘tham vấn’ để bàn luận về CoC thôi
thạc sĩ Hoàng Việt
CoC ?
Trong hai ngày 14 và 15 tháng 9 vừa qua, tại thành phố Tô Châu Trung Quốc, diễn ra cuộc họp lần thứ sáu Quan chức Cấp Cao ASEAN- Trung Quốc và cuộc họp lần thứ 9 Nhóm Công tác chung ASEAN- Trung Quốc về triển khai Tuyên bố Ứng xử của các bên ở Biển Đông- DoC.
Đó là cuộc họp định kỳ kiểm điểm và thúc đẩy thực thi DoC. Ngoài ra ASEAN và Trung Quốc tiến hành tham vấn chính thức lần đầu tiên ở cấp quan chức cao cấp về việc xây dựng Bộ Quy tắc Ứng xử tại Biển Đông- CoC.
Vấn đề CoC cũng được bàn tại hội thảo khu vực diễn ra ở thủ đô Phnom Penh của Kampuchia trong hai ngày 19 và 20 tháng 9 này. Thông tin cho biết những đại biểu tham dự sẽ bàn đến những phương cách hợp lý để có thể tiến đến việc đạt được một Bộ Quy tắc Ứng xử tại Biển Đông khả dĩ chấp nhận được.
Tuy nhiên theo thạc sĩ Hoàng Việt con đường đi đến CoC không dễ dàng gì:
Tương lai của CoC thì tôi cho rằng vẫn còn khó khăn, đặc biệt về phía Trung Quốc. Cho đến bây giờ thì các quốc gia ASEAN gần như nhất trí hoàn toàn nội dung của CoC rồi và chỉ cần sự đồng ý của Trung Quốc. Nhưng qua các phát biểu của những chính khách Trung Quốc, họ chỉ mới đang tiến hành gọi là ‘tham vấn’ để bàn luận về CoC thôi. Điều đó cho thấy dường như Trung Quốc chưa sẵn sàng để ký CoC. Chiến thuật của họ như là đang muốn câu giờ, kéo dài thời gian ra, và kéo dài thời ra ra thì họ được lợi nhiều nhất. Chính vì vậy mà tôi vẫn quan ngại về tương lai của CoC. Chắc trong một thời gian ngắn nữa, CoC vẫn chưa thể ký kết được.
Ý kiến của các giới đều cho rằng trước một thế lực quân sự đang được củng cố và thái độ kẻ cả của một nước lớn trong khu vực thì sự đoàn kết của các nước nhỏ là một tất yếu nếu như họ không muốn để cho Trung Quốc làm mưa làm gió, thâu tóm hết mọi nguồn lợi phong phú tại khu vực Biển Đông

Không có nhận xét nào: