Pages

Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2013

Nợ Công VN Tới 95% GDP?


  Tác giả : Cô Tư Sài Gòn
Tụt hậu là lời báo động lâu nay, và bây giờ chính thức được nêu lên trong một hội nghị tuần trước — trong đó có các quan chức, các cựu quan chức và các lãnh đạo doanh nghiệp.
Ai đã làm cho Việt Nam tụt hậu? Có phải vì “phản động” đã chui sâu, luồn cao vào Bộ Chính Trị Đảng CSVN để ngầm phá hoại? Có phải vì “đế quốc Mỹ” và “tư bản Tây phương” trà trộn vào guồng máy lãnh đạo kinh tế Việt Nam để quậy cho tụt hậu? Hay có phải gián điệp Hoa Nam, Hoa Bắc từ Trung Quốc đã vào được cung đình Ba Đình để cản đường? Hay có phải vì Đảng CSVN vĩ đại và vinh quang đã và đang ”rút ruột kinh tế VN” để thu vén cuối đời cho các cán bộ?

Trang báo chuyên về kinh doanh VEF hôm Thứ Tư có bài phân tích của chuyên gia Phạm Huyền, nêu thẳng vấn đề:
“Nỗi đau tụt hậu: Ai gieo, ai gánh?
Đang tụt hậu – là đánh giá đau xót nhất về nền kinh tế Việt Nam sau gần 30 năm đổi mới. Vì sao lại nên nông nỗi này?”
Bi thảm là nhiều số liệu, trong đó một con số hiện ra nổi bật: nợ công của Việt Nam hiện nay có thể là xấp xỉ tới 95% GDP.
No-cong-1f419
biểu đồ của báo dantri.vn
Trả lời câu hỏi rằng có phải doanh nghiệp chủ lực đã trở thành gánh nặng… chuyên gia Phạm Huyền ghi nhận:
“Tháng 2/2013, có ý kiến cho rằng Bộ Tài chính có thể đứng ra bảo lãnh cho khoản nợ quốc tế tới 600 triệu USD của Tập đoàn Công nghiệp Vinashin. Đến nay, không có bất cứ động thái hay công bố gì về việc này. Đây rõ ràng chỉ là tin đồn nhưng trên thực tế lại có rất nhiều trường hợp tương tự diễn ra.
Hồi tháng 4/2013, Tổng công ty Phát triển Nhà ở và đô thị (HUD) có văn bản cầu cứu Bộ Tài chính trả nợ nước ngoài giúp, khoảng hơn 5 triệu USD cho nhà máy xi măng sông Thao, nơi mà HUD chiếm 81% vốn chủ sở hữu. Trước đó, đã có vài ba trường hợp là DNNN sa lầy trong các dự án xi măng đã được Bộ Tài chính gánh hộ khoản nợ nước ngoài.
Đến nay, chưa có xác nhận cụ thể, Bộ Tài chính đang phải “đứng mũi chịu sào” cho bao nhiêu những khoản nợ của nhóm “khu vực chủ đạo” – doanh nghiệp Nhà nước (DNNN). Nhưng những câu chuyện trên có thể là ví dụ dễ thấy nhất về một vấn đề đang gây nhiều khó khăn cho nền kinh tế Việt Nam.
Tụt hậu, kinh tế Việt Nam, tăng trưởng GDP, lạm phát
Theo nghiên cứu của GS Trần Thọ Đạt, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế quốc dân, nếu cộng cả con số nợ của DNNN không được Chính phủ bảo lãnh – mà sau đó rất có thể lại được bảo lãnh thì nợ công của Việt Nam hiện nay sẽ xấp xỉ tới 95% GDP. Tỷ lệ này vượt xa con số an toàn là 60% GDP do Ngân hàng Thế giới, Tổ chức Tài chính quốc tế công bố….”(ngưng trích)
Bài viết dài, trong đó tác giả đã nêu ra nhiều vấn đề, kể cả trường hợp Bộ cử công chức xuống điều hành doanh nghiệp, hay trường hợp tái cấu trúc quậy thêm cho bi thảm, hay như nỗi đau khi không biết con số thực GDP ở đâu, hay như kiểu quan chức đổ tội suy yếu kinh tế VN là do khiếm khuyết của kinh tế thị trường…
Trời ạ, có phải kinh tế thị trường đã làm hỏng các quả đấm thép Vinashin, Vinalines… Có phải kinh tế thị trường là cha đẻ của nạn phong bì, nạn tham nhũng, nạn lãng phí, kể cả kiểu “cán bộ lấy gậy đánh golf đánh cho nhân viên té xỉu”…?
Nếu thế, sao chưa trở về kinh tế kiểu bao cấp như Bắc Hàn, Cuba cho tiện sổ sách?
Còn nợ công 95% GDP thì nên đổ tội do Mỹ, Nhật, Liên Âu đã tử tế cho vay nên VN mới mang nợ?
Trong khi đó, báo Dân Trí kể chuyện “Nhiều lãnh đạo hớn hở thông báo địa phương có thêm hộ nghèo.”
Bản tin Dân Trí ghi lời Ông Phó Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội Nguyễn Mạnh Hùng nói. “Nhiều lãnh đạo hớn hở, vui mừng thông báo địa phương có thêm hộ nghèo. Các hộ mất tiêu chuẩn nghèo thì có khi phản ứng, buồn vì… thoát nghèo.”
Câu chuyện các hộ dân nghèo được hỗ trợ ghi là:
“Theo chương trình cho vay ưu đãi, mỗi hộ nghèo được vay tối đa 30 triệu, nhưng bình quân chỉ được 12 – 15 triệu đồng, có hộ thậm chí chỉ được giải quyết vay 5 triệu đồng, không đủ mua con bò để sản xuất, giảm nghèo.
Một “biến thể” khác do cơ chế là bệnh ỷ lại. Nhiều địa phương có tư tưởng trông chờ, ngồi đợi các nguồn tiền hỗ trợ giảm nghèo. Vậy nên “nhiều lãnh đạo hớn hở, vui mừng thông báo địa phương có thêm hộ nghèo. Các hộ mất tiêu chuẩn nghèo thì phản ứng, buồn vì… thoát nghèo” vì cứ được công nhận nghèo là có nhiều ưu đãi, thuận lợi hơn…”(ngưng trích)
Biến thể khác ở cấp vĩ mô: có phải lãnh đạo nhà nước hớn hở, vui mừng khi thông báo Việt Nam vẫn ở trong diện nghèo… để được thế giới giúp đỡ?

Không có nhận xét nào: