Pages

Thứ Tư, 11 tháng 9, 2013

Quy định mới về Internet ở Trung Quốc

Theo quy định mới, người sử dụng Internet ở Trung Quốc có thể phải đối diện với ba năm tù vì viết các tin nhắn có tính phỉ báng được đăng lại 500 lần.

 (Credit: AFP)

Người sử dụng các trang mạng cũng có thể bị tù nếu bài viết vi phạm được xem hơn 5.000 lần.
Tòa án nhân dân tối cao và viện kiểm sát nhân dân tối cao của Trung Quốc cũng ban hành các quy định mới chống lại nạn tống tiền, hăm dọa để tống tiền và kích động trực tuyến.
Bài viết cũng bị coi là phỉ báng nếu thông tin trong bài bài khiến “các bên liên quan tự tử hoặc tự hủy hoại thân thể”.


Các quy định mới được ban hành trong bối cảnh ở Trung Quốc đang diễn ra một cuộc đàn áp có quy mô lớn hơn đối với các "tin đồn trực tuyến". Đây có vẻ nằm trong khuôn khổ một chiến dịch đầy tranh luận chống lại việc trò chuyện, trao đổi trực tuyến mà đã khiến các công ty, các blogger và nhà báo bị trở thành mục tiêu.
Tân Hoa Xã cho biết người phạm tội phỉ báng ở Trung Quốc bị tối đa ba năm tù giam.
Trung Quốc có số người sử dụng internet nhiều nhất thế giới và chính quyền vẫn tìm cách tiếp tục kiểm soát chặt chẽ các trang mạng microblog weibo rất phổ thông ở nước này. Chính trên weibo, hành vi tham nhũng của một số quan chức bị phô bày.
Trong những tháng gần đây, nhà nước tung ra một chiến dịch trấn áp rộng đối với các "tin đồn trực tuyến", trong đó hàng trăm người đã bị xét hỏi hoặc giam giữ.
Trong số những người bị bắt giữ trong các chiến dịch trấn áp có 27 người tại thành phố Vũ Hán ở miền Trung Quốc sau khi công an phá vỡ một "công ty phát tán các tin đồn trực tuyến”.
Blogger Tiết Man Tử (Charles Xue), một tỷ phú Mỹ gốc Trung Quốc, đã bị bắt trong tháng này vì bị tình nghi tham gia vào tệ nạn mại dâm và "nhóm phóng đãng".
Ông Tiết đã thu hút được 12 triệu ‘người dõi theo’ (follower) trên Sina Weibo, tương đương với Twitter của Trung Quốc. Ông vẫn thường xuyên gửi bài bình luận về nhiều vấn đề nhạy cảm lên Internet.
Tuần trước, ông Dương Đạt Tài (Yang Dacai) đã bị tù sau khi cư dân mạng đăng hình ảnh của ông mang các đồng hồ mắc tiền trên mạng, vụ này khiến nhà chức trách mở cuộc điều tra ông về chuyện tham nhũng.
Các nhà phân tích đặt câu hỏi liệu những tiết lộ được lưu truyền rộng rãi đó có thể lập lại một khi nhà cầm quyền đã kiềm chế được việc trò chuyện, trao đổi trực tuyến hay không.
Tháng trước, các quan chức yêu cầu những người nổi tiếng trên Internet có hàng triệu ‘người dõi theo’ trực tuyến hãy "cổ vũ cho đạo đức" và "tuân thủ luật pháp"./AFP

Không có nhận xét nào: