Pages

Thứ Bảy, 15 tháng 3, 2014

Tuyên thệ trước Hiến pháp có khả thi?

Nguyên thủ Việt Nam
Nhà quan sát nói để các nguyên thủ quốc gia tuyên thệ sẽ giúp tăng trách nhiệm cá nhân.
Đề xuất xin ý kiến để Chủ tịch nước và Thủ tướng chính phủ tuyên thệ nhậm chức trước Hiến pháp của Quốc hội Việt Nam là 'một bước tiến bộ', mặc dù Việt Nam chưa có Tòa Bảo hiến, hay Tòa án Hiến pháp, theo một nhà quan sát từ Hà Nội.

Về lý do đề xuất này được đưa ra vào thời điểm hiện nay, hôm 15/3/2014, trong cuộc trao đổi với BBC về một số chủ đề thời sự được quan tâm gần đây, nguyên Tổng Thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nói:
Đề xuất này sẽ làm tăng tính chịu trách nhiệm cá nhân của các nguyên thủ quốc gia, theo ý kiến của bà Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban tư vấn của cố Thủ tướng Việt Nam ông Võ Văn Kiệt và nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải.

"Trước đây không có việc đó bởi vì cơ chế lãnh đạo ở Việt Nam mang tính chất tập thể, Chủ tịch nước hay Thủ tướng trong cơ chế đó ít thể hiện được trách nhiệm cá nhân của mình,
"Thực tình tôi cũng chưa biết khi đi vào thực hiện, với cơ chế tuyên thệ như vậy sẽ xử lý như thế nào ngộ như họ vi phạm, tuy nhiên tôi vẫn cho là đấy là một bước tiến bộ có việc tuyên thệ đó"
Bà Phạm Chi Lan
"Bây giờ, nếu có sự tuyên thệ như vậy, nó thể hiện cam kết cao hơn về trách nhiệm cá nhân của Thủ tướng cũng như Chủ tịch Nước trước Quốc hội, cũng như trước Nhân dân."
Trả lời câu hỏi phải xứ lý ra sao nếu lời tuyên thệ nhậm chức trước Hiến pháp của các lãnh đạo cao cấp của Nhà nước và chính phủ bị vi phạm trong lúc Việt Nam chưa có Tòa Bảo hiến hay Tòa án Hiến pháp, bà Chi Lan nói:
"Lời tuyên thệ trước Hiến pháp tôi nghĩ vẫn là cần thiết, dù chưa có Tòa án Hiến pháp, bởi vì ít nhất lời tuyên thệ đó sẽ đòi hỏi các vị lãnh đạo không chỉ là Thủ tướng hay Chủ tịch Nước, mà các vị lãnh đạo khác cũng phải suy nghĩ và phải có trách nhiệm về việc trung thành với Tổ quốc, nhân dân và với Hiến pháp...
"Thực tình tôi cũng chưa biết khi đi vào thực hiện, với cơ chế tuyên thệ như vậy sẽ xử lý như thế nào ngộ như họ vi phạm, tuy nhiên tôi vẫn cho là đấy là một bước tiến bộ có việc tuyên thệ đó."

'Tổ quốc và dân trước hết'

Về một diễn biến khác được dư luận quan tâm trong tuần này là việc ngành Công an công bố triển khai Bấmchế độ chính ủy, chính trị viên trong một số lực lượng của ngành này, nguyên Phó Chủ tịch VCCI bình luận:
Công an Việt Nam
Nhà quan sát nhấn mạnh lực lượng vũ trang Việt Nam cần trung thành trước hết với Tổ quốc và Nhân dân.
"Điều mà tôi thực tâm mong đợi nhất là quân đội hay lực lượng vũ trang trước hết phải trung thành với Tổ quốc và nhân dân, điều đó phải khẳng định trong mọi trường hợp."
Bà Chi Lan cho rằng mặc dù đã có một số ý kiến được đặt ra về việc trung lập hóa quân đội, phi đảng phái hóa chính trị quân đội, những đề xuất đó có thể chưa thực hiện được trong bối cảnh hiện nay ở Việt Nam.
Bà nói: "Tôi nghĩ rằng trong bối cảnh của Việt Nam hiện nay, những đề xuất mang tính chất cấp tiến hóa, hoặc sớm quá thì cũng khó có thể thực hiện được."
Về việc 44 quan chức trẻ trong quy hoạch cán bộ chủ chốt cấp trung ương được luân chuyển về các địa phương theo kế hoạch đợt một năm 2014 và trước Đại hội đảng lần thứ 12, nhà quan sát bình luận:
"Đảng có thể có cơ chế để bầu những người trong Đảng, nhưng ngay cả những người được đảng cử ra để ứng cử vào các vị trí khác nhau trong chính quyền, thì lá số cuối cùng quyết định vẫn là người dân, quyền của người dân,
"Cho nên đòi hỏi của người dân muốn được tham gia, muốn được có ý kiến nhiều hơn tôi nghĩ là một đòi hỏi chính đáng, và nếu mà Đảng biết theo đòi hỏi đó, và cố gắng tạo được sự minh bạch cao hơn, thì điều đó chỉ có lợi cho Đảng thôi,
"Làm sao để các ứng viên Đảng giới thiệu ra thuyết phục được nhân dân và được người dân tín nhiệm."
Trong cuộc trao đổi hôm thứ Sáu với BBC bà Phạm Chi Lan cũng nhận xét về một số diễn biến trong lĩnh vực xã hội dân sự ở Việt Nam, cho rằng luật ở Việt Nam vẫn còn kẽ hở liên quan điều chỉnh, quy định quyền thành lập hội đoàn của công dân vốn đã được Hiến pháp công nhận, nhưng lại chưa có luật ban hành, hướng dẫn trên thực tế.
Nhà nghiên cứu khẳng định quyền được lập hội đoàn là một quyền hợp hiến của nhân dân và không nên vội vàng 'chụp mũ' cho rằng xã hội dân sự là một công cụ chống chính quyền bằng diễn biến hòa bình.

'Phải đảm bảo tự do ngôn luận'

Trước đó, hôm 13/3, trao đổi với BBC về chủ đề luân chuyển cán bộ lớp kế cận trước Đại hội kỳ tới của Đảng Cộng sản Việt Nam, TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương nêu quan điểm:
"44 cán bộ này, về tuổi đời thì trẻ, tuy vậy quá trình chọn lọc, luân chuyển này hoàn toàn nằm trong nội bộ Đảng và việc lấy ý kiến của dư luận, của công chúng còn đang hết sức hạn chế,

Bà Phạm Chi Lan
Bà Chi Lan nhấn mạnh cần tăng cường công khai, minh bạch trong công tác nhân sự của Đảng và chính quyền.
"Và người ta mong muốn rằng những người này cũng phải được công khai thành tích của mình, rồi được sự góp ý kiến và phán xét của quần chúng, bởi vì Đảng không phải chỉ riêng của Đảng, mà những người này sẽ là lãnh đạo và chịu trách nhiệm trước nhân dân."
Hôm thứ Năm, kỹ sư Nguyễn Lân Thắng, một blogger thành viên Mạng lưới những người viết blog của Việt Nam cũng chia sẻ quan điểm như bà Phạm Chi Lan về việc cần phải công khai, minh bạch hơn trong công tác quy hoạch, lựa chọn, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo của Đảng và chính quyền.
Nhấn mạnh nguyên tắc đảm bảo tự do ngôn luận, ông Thắng nói:
"Khi chúng ta đánh giá bất cứ điều gì thì chúng ta phải có thông tin, thông tin thì phải nhiều chiều và không phải ai cũng có thông tin.
"Thế thì như vậy vẫn có người nào đó, ở đâu đó người ta biết rõ năng lực của người này, người kia, nhưng người ta không thể nào có phương tiện ở trong tay để người ta truyền tải thông tin đến tất cả mọi người.
"Đấy chính là lý do mà tôi nói là phải có tự do ngôn luận và tự do báo chí là như vậy, và chỉ có sự minh bạch ở môi trường thông tin ấy thì ta mới có thể đánh giá được vấn đề, đánh giá được con người một cách chính xác," blogger nói với BBC.

Không có nhận xét nào: