Pages

Thứ Năm, 27 tháng 3, 2014

Nhà cầm quyền giải quyết mâu thuẫn xã hội hay tạo đóm lửa?


VRNs (27.03.2014) – Vĩnh Long – Nói chung, những mâu thuẫn xảy ra trong xã hội xuất phát từ sự bất bình đẳng về quyền lực chính trị, về lợi ích kinh tế và về các mối quan hệ xã hội là những nguyên nhân chính dẫn đến những xung đột giữa các cá nhân và các nhóm trong xã hội.

Nhìn chung, xã hội hình thành hai nhóm người chính: nhóm người thống trị và nhóm người bị trị. Những mâu thuẫn dẫn đến xung đột mang tính tập thể thường phát sinh từ hai phía: nhóm người thống trị thâu tóm quyền lực về chính trị, xã hội và nguồn lợi về kinh tế; họ cố gắng duy trì quyền lực và lợi ích cho bản thân cũng như cho phe nhóm của họ bằng việc cũng cố lực lượng quân sự và áp đặt những luật lệ tự lập ra như những công cụ đắc lực để bảo vệ chế độ. Ngược lại, những người thuộc nhóm bị trị gồm nhiều thành phần trong xã bị đối xử bất công, bị người đãi hoặc bị kỳ thị tôn giáo, sắc tộc, giới tính, lập trường chính trị…, họ đấu tranh đòi quyền công bằng và bình đẳng trong xã hội.
Trong những năm gần đây, trên thế giới đã có một số cuộc cách mạng diễn ra ở nhiều nước, tạo thành những làn sóng lan truyền nhanh chóng dẫn đến sự lật đổ hay từ chức của những lãnh đạo độc tài khởi đi từ đất nước Tunisia, Ai Cập, Lybia, Algiêri, Ma-rôc, Bahrain, Oman, Yêmen, Ukraina. Riêng cuộc cách mạng ở Syria đến nay đã kéo dài hơn hai năm và vẫn còn đang tiếp diễn. Những cuộc cách mạng ở các nước vừa kể trên được xem là kết quả của cách giải quyết xung đột của nhân dân ở các nước có thể chế độc tài. Đồng thời, cho thấy tinh thần đoàn kết của quần chúng mạnh hơn sức mạnh vũ khí và những lực lượng quân sự của những nhà độc tài.
Nhìn vào bối cảnh thực tế xã hội ở Việt Nam trong thời gian gần đây, chúng ta thấy có nhiều mâu thuẫn và xung đột đã diễn ra giữa một bên là nhà cầm quyền và một bên là những người dân thuộc các nhóm sắc tộc thiểu số, các nhóm tôn giáo, với những người dân oan, những người lên tiếng đòi công lý và công bằng trong xã hội. Ngoài ra cũng có những người bức xúc về việc nhà cầm quyền Trung Quốc gây hấn, tấn công những ngư phủ mà nhà cầm quyền thờ ơ …
Nguyên nhân là vì nhà cầm quyền Việt Nam đã không tôn trọng các quyền tự do tín ngưỡng của một số nhóm tôn giáo, đã hạn chế quyền tự do ngôn luận, tự do thể hiện lập trường chính trị của người dân, và đã đối xử bất công trong việc trưng dụng đất đai, lẫn việc chiếm đoạt đất đai các các cơ sở tôn giáo, đã hạn chế quyền tự do ngôn luận của người dân, và quyền đi lại của một số công dân một cách tùy tiện…
14032700003Sự việc diễn ra là thời gian qua đã có những tập thể nông dân lẫn những tập thể tôn giáo biểu tình đây đó; thậm chí có những nhóm người bị đổi xử bất công, trong đó có những nông dân nghèo khổ mặc dù đã bị chiếm đất, nhưng họ đã ky cóp cho đủ số tiền để ra đi tới Hà Nội lên tiếng đòi nhà cầm quyền đối xử công bằng, đòi bồi thường thỏa đáng đất đại bị chiếm dụng, vì lẽ những thư khiếu nại của họ bị phớt lờ bởi nhà cầm quyền các cấp ở địa phương. Bên cạnh đó, cũng có những người thuộc sắc tộc thiểu số cũng lặn lội đến Hà Nội để đòi nhà cầm quyền tôn trọng những quyền căn bản của họ. Ngoài ra, có những người thuộc nhómcác tôn giáo khác nhau đòi hỏi quyền tự do về tôn giáo, phản đối việc chiếm dụng đất đai các cơ sở tôn giáo một cách bất hợp pháp. Thiết nghĩ không cần trưng dẫn ra từng trường hợp cụ thể về việc nhà cầm quyền vi phạm, vì các thông tin liên quan đến những trường hợp vi phạm như vậy không thể bưng bít nổi bởi mạng lưới internet.
Cách giải quyết các mâu thuẫn và xung đột trong xã hội rất quan trọng, vì lẽ nó có thể dẫn đến những kết quả tiêu cực hoặc tích cực. Kết quả xảy ra tùy thuộc vào cách giải quyết của nhà cầm quyền. Điều đáng tiếc là nhà cầm quyền Việt nam thay vì tìm hiểu nguyên nhân ngọn nguồn phát sinh mâu thuẫn để giải quyết thông qua đối thoại, để mọi vấn đề trở nên ổn thỏa với người dân dựa trên tinh thần tôn trọng luật pháp, cũng như tôn trọng các quyền tự do căn bản của người dân, và để điều chỉnh lại những hành động sai trái trong việc hành xử với người dân.
Báo Tuổi trẻ số ra ngày 26 tháng 3 năm 2014, trong bài viết: Tiếp Tục Khắc Phục Tình Trạng Vô Cảm với Dân. Nói về tình trạng vô cảm của cán bộ trong việc tiếp xúc giải quyết khiếu nại, tố cáo của người dân. Tác giả Quốc Thanh có trích lời phát biểu của ông Lê Thanh Hải, Bí thư thành ủy tại hội nghị Thành ủy như sau: “Đơn cử trong việc tiếp xúc, giải quyết khiếu nại, tố cáo của dân vẫn còn tình trạng cán bộ tiếp cận sự việc chỉ lo làm sao an toàn cho mình trước hết, còn người dân ra sao thì mặc kệ”. Ông Lê Thanh Hải cho rằng: “Đôi khi nói với dân vì dân, thương dân là nói đầu môi chót lưỡi chứ không thật tâm”. Ông Hải nói không thể kẻ ra cụ thể: “Có những việc người dân ôm đi kiện hai, ba chục năm nhưng coi lại hồ sơ thì mấu chốt của vấn đề chỉ nằm ở một vài sự việc”. Chúng ta không biết có bao nhiêu người đủ kiên nhẫn để gởi đơn kiện suốt ròng rã mây chục năm trời như ông Hải đã đề cặp? và biết bao nhiêu người đành im lặng chịu bất công mà không biết phải kêu cầu ai? Và chúng ta cũng biết vì sao có những người đã lặng lội từ dưới quê lên Sài Gòn hoặc thậm chí ra tận Hà Nội để kêu cứu.Rồi ra về trong vô vọng, có những người lại còn mang những vết đòn hiểm độc của những người được mệnh danh là “Thanh gươm của đảng”.
Có thể nói gì về tình trạng vô cảm của cán bộ, nếu không muốn nói đó là cái bệnh. Vậy đâu là thuốc chữa cho cái bệnh này hay là đã hết thuốc chữa rồi?
Điều tồi tệ của căn bệnh vô cảm đó là “không thật tâm”, chỉ “biết nói đầu môi chót lưỡi”, mà không biết lắng nghe. Không biết nghe thì làm sao có thể giải quyết ổn thỏa với người dân được?
Điều tai hại là nhà cầm quyền Việt Nam đã xem những người lên tiếng đòi công lý như kẻ thù của chế độ, đã dùng vũ lực đàn áp mạnh tay đối với họ. Thậm chí, bỏ tù họ một cách tùy tiện nhằm để bịt miệng họ. Tệ hơn nữa, nhà cầm quyền đã dùng côn đồ đe dọa, khủng bố những người lên tiếng đòi quyền căn bản của con người.
Những hành động như thế không phải là cách giải quyết những xung đột trong xã hội của một nhà nước dân chủ mà là cách hành xử của những thể chế độc tài. Cách hành xử như thế chẳng khác nào nhà cầm quyền cố tình tạo nên những đóm lửa. Nếu nhà cầm quyền Việt nam tiếp tục hành xử bất công, một ngày nào đó, những đóm lửa ấy sẽ bùng phát lên thành một đám cháy khổng lồ, không gì có thể dập tắt nổi.
Ngược lại, nếu các mẫu thuẫn trong xã hội được giải quyết ổn thỏa, công bằng xã hội được thực thi, luật pháp được tôn trọng, sẽ mang lại ổn định trong xã hội và phát triển trong xã hội, mọi người cùng hợp tác xây dựng một xã hội tốt đẹp vì lợi ích chung.
Hai Miên

Không có nhận xét nào: