Pages

Thứ Hai, 17 tháng 3, 2014

‘VN quan trọng với Nhật về chiến lược’

Ông Trương Tấn Sang thăm chính thức Nhật Bản từ hôm 26/03
Đại biện lâm thời Nhật Bản tại Việt Nam nói với BBC về tiềm năng hợp tác, đầu tư giữa hai nước nhân chuyến thăm cấp nhà nước của Chủ tịch Sang tới Tokyo.
Trả lời Nguyễn Hoàng của BBC tiếng Việt tại Hà Nội, ông Suzuki Hideo Đại biện lâm thời Nhật Bản tại Việt Nam (Phó Đại sứ) cũng bình luận về những khó khăn của các nhà đầu tư Nhật khi vào Việt Nam và lý do Nhật dành nhiều vốn ODA cho Việt Nam.


Bấy lâu nay Nhật Bản và Việt Nam là một trong các cặp đối tác tốt đẹp nhất trong khu vực. Tình hình trong khu vực và trên thế giới thay đổi rất nhanh chóng về kinh tế và an ninh và Nhật và Việt Nam tăng cường quan hệ dựa theo những thay đổi đó và Thủ tướng Sinzo Abe và Chủ tịch Sang sẽ 
trao đổi trong chuyến đi này.Ông Suzuki Hideo:Chúng tôi rất vui mừng rằng Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm Nhật Bản lần này. Đây là chuyến thăm quan trọng vì là chuyến thăm cấp nhà nước và Chủ tịch Sang được Thiên hoàng và Hoàng hậu đón tiếp và mở quốc yến chiêu đãi và điều đó thể hiện ý nghĩa quan trọng.
BBC:Trước đây phía Nhật tỏ ý có thể cung cấp tàu tuần tra cho cảnh sát biển Việt Nam, vậy vấn đề này có đi tới quyết định cụ thể nào trong chuyến thăm này của ông Sang hay không?
Chúng tôi đã bày tỏ ý định hỗ trợ cho cơ quan cảnh sát biển của Việt Nam khi Thủ tướng Dũng thăm Nhật hồi tháng 12 năm ngoái. Việc hội đàm đã và sẽ diễn tiếp tục diễn ra giữa ông Sang và ông Abe về chủ đề này. Nhưng tôi tin rằng sẽ có những tiến bộ quan trọng trong chủ đề này.
BBC: Nhật là nhà cung cấp ODA lớn nhất của Việt Nam, tại sao vậy?
Việt Nam có vị trí quan trọng chiến lược ở Đông Nam Á xét về dân số, nông nghiệp và tiềm năng nguồn nhân lực.
Giống như Nhật Bản, Việt Nam là nước có bờ biển trải dài và có nhiều cảng biển, nó đóng vai trò không chỉ quan trọng cho Việt Nam mà còn là lối ra vào ở khu vực Sông Mekong. Do đó sự phát triển tại Việt Nam là quan trọng đối với vùng phụ cận, do đó chúng tôi giúp Việt Nam nhiều về đường xá, cầu, cảng và phát triển nguồn nhân lực.
Nhật đầu tư trực tiếp (FDI) vào Việt Nam nhiều và chúng tôi mong muốn thấy sự hợp tác giữa các công ty Nhật và công ty Việt Nam. Nhưng để cùng hợp tác thì hạ tầng, cả phần cứng và phần mềm như khung sườn pháp luật, nguồn nhân lực, thể chế xã hội, đều rất quan trọng và đó là vì sao chúng tôi thực hiện những điều đó.

Sáng kiến chung

Đại biện lâm thời của Nhật tại Việt Nam Suzuki Hideo
BBC: ODA đưa vào Việt Nam là khoản tiền rất lớn. Nhật là một nền kinh tế tư nhân đóng vai trò quyết định, trong khi Việt Nam là nước có kinh tế nhà nước với vai trò chủ đạo. Vậy khó khăn chính đối với các công ty Nhật thực hiện những dự án ODA và các dự án đầu tư khác tại Việt Nam là gì?
Tôi phải nói là có rất nhiều khó khăn. Vấn đề lớn mà giới đầu tư Nhật gặp phải ở Việt Nam là sự phức tạp của hệ thống luật pháp và thủ tục hành chính rườm rà khiến cản trở việc thực hiện dự án đầu tư.
Thứ đến là việc phối hợp thiếu chặt chẽ giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương chẳng hạn như trong lĩnh vực thuế.
Đối với các nhà đầu tư thì việc lường trước được những gì sẽ xảy ra là rất quan trọng. Nếu không có sự ổn định lâu dài, nếu luật cứ thay đổi như chong chóng, thì doanh nghiệp không thể lên kế hoạch tốt được và đây là thách thức lớn.
Ngoài ra luật lệ về môi trường, sự dụng đất và sự tham gia của bên nước ngoài trong công ty liên doanh là các lĩnh vực còn có nhiều rào cản hạn chế. Tôi nghĩ rằng sẽ có lợi ích cho chính phủ Việt Nam và nhân dân Việt Nam trong việc đưa các luật lệ này tới chuẩn quốc tế.
Cách đây 11 năm chúng tôi lập ra khuôn khổ gọi là Sáng kiến chung Nhật Việt. Chúng tôi ngồi lại với nhau, phía Nhật có đại diện doanh nghiệp và chính phủ và Việt Nam có đại diện của chính phủ cùng tất cả các ban ngành chứ không chỉ Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Chúng tôi xác định hàng trăm hạng mục cần phải thảo luận và cần phải tìm ra giải pháp với hàng chục các nhóm công tác cho từng lĩnh vực. Qua hơn 10 năm chúng tôi giải quyết được khá nhiều chủ đề và nay chúng tôi đang ở giai đoạn thứ 5 của sáng kiến này.
Chúng tôi vẫn còn rất nhiều chủ đề cần phải bàn thảo và tôi hy vọng sẽ đạt được tiến bộ. Chúng tôi có thể nói là đã giải quyết được 70-80% của toàn bộ các vấn đề sau cuối giai đoạn 4 của Sáng kiến chung Nhật Việt.
Đối với các doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam, chúng tôi được biết chính phủ Việt Nam đang nỗ lực nhiều để cải tổ và chúng tôi hy vọng là họ sẽ tiếp tục cải cách để chúng ta có môi trường đầu tư cạnh tranh hơn.
BBC: Tức là các nhà đầu tư từ những nước khác cũng đối diện cùng các vấn đề mà các nhà đầu tư Nhật gặp phải?
Chúng tôi thảo luận với nhiều nước bạn khác của Nhật và họ cũng gặp phải các vấn đề tương tự.
Tại Việt Nam có Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam là nơi trao đổi giữa chính phủ Việt Nam, Phòng thương mại Hoa Kỳ, Phòng thương mại Châu Âu, Hàn Quốc, Ấn độ… và buồn cười là tất cả đều nói ra cùng một số chủ đề. Tức là bên nước ngoài nào cũng gặp phải cùng các vấn đề như nhau và diễn đàn này là nơi tốt để nói với những người bạn Việt Nam rằng đây không phải là các vấn đề chỉ có Nhật gặp phải mà tất cả các nhà đầu tư nước ngoài khác cũng xem đó là các vấn đề cần khắc phục.
BBC: Chính phủ và các nhà đầu tư nước ngoài có thể gây sức ép với phía Việt Nam ở chừng mực nào trong những yêu cầu cần giải quyết các vấn đề mà họ cho là rào cản cho môi trường kinh doanh, đầu tư?
Rốt cùng thì người Việt Nam phải quyết định xem họ muốn làm gì với nền kinh tế của họ. Họ là người hiểu Việt Nam nhất. Chúng tôi không muốn áp đặt, chúng tôi cố gắng đưa ra ý tưởng, tức là nếu các ông làm thế này hay thế kia thì hoạt động kinh doanh ở Việt Nam sẽ sầm uất hơn và người lao động Việt Nam sẽ có nhiều việc làm hơn, kinh tế tại các tỉnh năng động hơn. Do đó việc có nghe gợi y đó hay không là tùy phía Việt Nam.
BBC: Ông đã sống tại Việt Nam được hai năm rưỡi rồi, điều gì ông thấy thích và không thích khi sống ở đây?
Ở Việt Nam có điểm hay là xã hội có nhiều truyền thống, truyền thống gia đình, truyền thống cộng đồng. Chẳng hạn như ngày Tết thì mọi người trong gia đình quây quần với nhau, thổi vào đó sức sống cho mối liên hệ trong các thành viên gia đình và đó tôi cho là điểm mạnh trong xã hội Việt Nam.
Gia đình là nền tảng của cộng đồng và cộng đồng là nền tảng cho quốc gia. Gia đình mạnh thì cộng đồng mạnh và dẫn tới quốc gia mạnh. Và tôi hy vọng người Việt Nam gìn giữ được điều đó.
Thỉnh thoảng về Nhật rồi lại quay lại Việt Nam thì tôi thấy ở Việt Nam có điểm khác đó là sự nhiệt tình, nhiệt huyết, và đó là điểm mạnh và tôi thấy thích.
BBC: Thế còn ông không thích cái gì ở đây? Giao thông chẳng hạn?
Tôi không biết nữa…giao thông à, …tôi cũng quen rồi, nói chung là tôi thích sống ở đây.

Không có nhận xét nào: