Chính quyền Việt Nam cuối cùng đã phải 'thay đổi chính sách' và phải viện đến các cuộc phản đối Trung Quốc của người dân để đối phó với vụ giàn khoan HD-981 của Trung Quốc tại Hoàng Sa, theo ý kiến quan sát từ trong nước.
Tuy nhiên, cuộc 'gặp gỡ' giữa nhà nước và nhân dân, kể cả giữa các cuộc mit-tinh do Đảng tổ chức và các cuộc xuống đường 'tự phát' phản đối Trung Quốc của người dân đợt này sẽ kéo dài bao lâu vẫn còn là một câu hỏi.
"Đến lúc nhà nước cũng phải cần đến sự ủng hộ của nhân dân, do vậy cũng không còn ngăn cấm như hồi xưa nữa, hồi xưa bất cứ những phát biểu nào, biểu hiện nào tự phát của nhân dân đều bị nhà nước cấm đoán khi đụng tới Trung Quốc," nguyên Thư ký Tòa soạn báo thanh niên giải thích sự thay đổi đột ngột của chính quyền.Trao đổi với BBC hôm 10/5/2014 từ Sài Gòn, blogger Huỳnh Ngọc Chênh cho rằng nay đã là thời điểm Đảng và nhà nước Việt Nam phải dựa vào nhân dân mới có thể đối phó được với Trung Quốc trong vụ giàn khoan đang gây ra đối đầu căng thẳng giữa hai nước.
"Tôi không biết có bật đèn xanh hay không, nhưng mà những người chủ chốt mà tôi biết hoặc là những người thường hay tham dự những cuộc biểu tình trước đây thì vẫn bị an ninh canh giữ trong những ngày này, không biết rằng ngày mai nó sẽ diễn biến như thế nào"
Blogger Huỳnh Ngọc Chênh
"Nhưng bây giờ nhà nước nghĩ rằng phải dựa vào nhân dân, cho nên báo chí bắt đầu cũng được cho phép nói, và cụ thể là chiều nay tại Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh, đã cho luật sư đoàn tổ chức một cuộc mít-tinh chống lại xâm lấn của Trung Cộng,
"Và cuộc biểu tình tự phát của một số người dân yêu nước trước Tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại đường Hai Bà Trưng được báo của Thành phố đăng tin lên và các tờ báo (khác) cũng lần lượt đăng."
Theo ông Huỳnh Ngọc Chênh, các cuộc biểu tình và phản đối giàn khoan của Trung Quốc 'chắc chắn' vẫn sẽ còn kéo dài tới chừng nào mà giàn khoan này được triệt thoái hoàn toàn khỏi vùng biển mà Việt Nam tuyên bố là vùng đặc quyền kinh tế của mình.
Ông Chênh nói: "Tôi nghĩ rằng khi còn giàn khoan thì biểu tình còn tiếp tục, dầu nhà nước có ngăn cản."
Tuy nhiên, blogger này cũng phản ánh một thực tế khác trong ứng xử của nhà cầm quyền Việt Nam và một số nhà hoạt động, bất đồng chính kiến.
Ông Chênh nói: "Tôi không biết có bật đèn xanh hay không, nhưng mà những người chủ chốt mà tôi biết hoặc là những người thường hay tham dự những cuộc biểu tình trước đây thì vẫn bị an ninh canh giữ trong những ngày này, không biết rằng ngày mai nó sẽ diễn biến như thế nào."
∇ 'Đã đến lúc tứ trụ của VN lên tiếng?
|
Hôm thứ Bảy, một nhà quan sát từ Hà Nội bình luận về động thái được cho là thay đổi 180 độ của chính quyền đối với các cuộc phản đối Trung Quốc do người dân tự động tổ chức, hay còn gọi là 'biểu tình tự phát'.
"Theo ý kiến của tôi, chắc chắn việc người dân được biểu tình một cách tương đối là tự do, mà không bị lực lượng an ninh hoặc công an ngăn cấm, thì chắc chắn đó là có chủ trương của nhà nước," ông Trần Tiến Đức, nguyên Vụ trưởng Ủy ban Dân số và Kế hoạch hóa Gia đình Việt Nam, nói.
"Một số nguồn tin người ta nói rằng là (chính quyền) không ngăn cản mà cũng không khuyến khích, tôi nghĩ rằng trước tình hình như thế này, nếu bây giờ các ông ấy ngăn cản người dân đi biểu tình, biểu thị lòng yêu nước,
"Biểu thị thái độ lên án đối với sự xâm lược trắng trợn của Trung Cộng đối với chủ quyền, đối với toàn vẹn lãnh thổ của đất nước Việt Nam, thì các ông ấy sẽ bộc lộ ngay cái bộ mặt là những kẻ bán nước,
"Trước tình hình như thế này, nếu bây giờ các ông ấy ngăn cản người dân đi biểu tình, biểu thị lòng yêu nước, biểu thị thái độ lên án đối với sự xâm lược trắng trợn của Trung Cộng đối với chủ quyền, đối với toàn vẹn lãnh thổ của đất nước Việt Nam, thì các ông ấy sẽ bộc lộ ngay cái bộ mặt là những kẻ bán nước."
Ông Trần Tiến Đức
"Và chắc chắn là các ông ấy không muốn để cho người dân lên án như vậy."
Khi được hỏi liệu nay có phải đã là lúc các vị lãnh đạo cao nhất của Việt Nam trong nhóm 'tứ trụ lãnh đạo' nhà nước nên lên tiếng trước toàn dân về vụ việc giàn khoan Trung Quốc ở Hoàng Sa hay không, ông Trần Tiến Đức nói:
"Người dân chúng tôi nghĩ rằng đã đến lúc những người lãnh đạo cao nhất... là 'tứ trụ triều đình' phải lên tiếng... Mọi người rất phẫn uất và rất là bất bình trước việc các nhà lãnh đạo của Việt Nam chưa có một ý kiến nào chính thức,
"Rất đáng buồn rằng ngay cả ông Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản cầm quyền trong bài diễn văn của Hội nghị Trung ương vừa mới họp ngày hôm qua, cũng không có một lời nào lên án hành động xâm lược của Trung Quốc..."
Ông Đức, người cũng từng là chuyên viên lâu năm ở Ban Khoa giáo Đài truyền hình Việt Nam (VTV), nêu câu hỏi:
"Chả nhẽ các vị lãnh đạo chỉ biết đọc những bài diễn văn đã viết sẵn, mà không biết phản ứng, không biết thể hiện được những quan điểm của mình, để đáp ứng lại những tình cảm của người dân? Tôi nghĩ rằng đấy là một điều hết sức đáng buồn cho người Việt Nam."
'Đang bàn bạc bí mật?'
Cũng hôm thứ Bảy, một nhà nghiên cứu xã hội bình luận với BBC về lý do tại sao các nhà lãnh đạo cao nhất của Đảng và nhà nước Việt Nam vẫn chưa công khai lên tiếng, dù đang diễn ra Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ 9, khóa XI tại Hà Nội.
"Tôi nghĩ rằng bên ngoài, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc diễn văn vẫn coi như không có chuyện gì xảy ra, rồi báo chí đưa tin cũng coi như Hội nghị Trung ương này không có bàn bạc liên quan gì đến sự kiện giàn khoan của Trung Quốc đưa vào trong vùng đặc quyền kinh tế của mình (Việt Nam)," Giáo sư Mạc Văn Trang, nhà tâm lý học từng làm việc nhiều năm tại Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam nói.
"Đấy là hình thức bên ngoài thôi, chứ còn tôi nghĩ là chuyện nước sôi lửa bỏng này phải là cái vấn đề nhức nhối, vấn đề cấp thiết, vấn đề cực kỳ là quan trọng của Hội nghị Trung ương lần này,
"Chắc là phải bàn bạc, nhưng phải bàn bí mật thôi. Họ bàn thống nhất bí mật chứ không công khai.
"Lần này người hiếu chiến Trung Quốc, bành trướng TQ làm đã quá đáng rồi, lộ liễu quá rồi, cho nên phải công bố cho toàn dân biết, mà không những thế toàn thế giới đều biết. Cho nên bây giờ nó đặt chính quyền vào tình cảnh là phải đứng về phía nhân dân, chứ không thể như kỳ trước là lại đàn áp nhân dân, những người đi biểu tình phản đối Trung Quốc"
GS Mạc Văn Trang
"Thế còn chuyện như thế mà Trung ương (Đảng) không bàn thì là chuyện rất vô lý, mà chắc là phải bàn rất nhiều tâm sức, bàn ban đêm, ban ngày, nghĩa là bàn rất nhiều, để đi đến một sự thống nhất về cách ứng xử như thế nào."
Về động thái được cho là 'thay đổi khác biệt' trong chính sách của chính quyền khi không can thiệp, cản trở hoặc trấn áp biểu tình tự phát chống Trung Quốc của người dân, mà trái lại, truyền thông, báo chí chính thức lại được đưa tin và các cuộc biểu tình..., Giáo sư Trang bình luận:
"Tôi thấy kỳ này khác với những lần trước, lần này người hiếu chiến Trung Quốc, bành trướng Trung Quốc làm đã quá đáng rồi, lộ liễu quá rồi, cho nên phải công bố cho toàn dân biết, mà không những thế toàn thế giới đều biết,
"Cho nên bây giờ nó đặt chính quyền vào tình cảnh là phải đứng về phía nhân dân, chứ không thể như kỳ trước là lại đàn áp nhân dân, những người đi biểu tình phản đối Trung Quốc, (những người) nói 'Tàu khực cút đi' rồi bắt người ta đi tù."
Được biết, hôm thứ Sáu và thứ Bảy đã diễn ra hai cuộc biểu tình, phản đối vụ giàn khoan HD-981 của Trung Quốc ngay trước Tòa đại sứ và Lánh sự quán Trung Quốc ở Hà Nội và Sài Gòn.
Nhiều báo chí, truyền thông chính thức của Việt Nam đã đưa tin, tường thuật về các hoạt động 'biểu tình tự phát' này của người dân, trong khi ở một số nơi khác đã diễn ra các cuộc mit-tinh phản đối động thái của Trung Quốc được cho là do chính quyền Việt Nam hậu thuẫn hoặc tổ chức.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét