Dưới bức ảnh màu tàu Trung Quốc dùng vòi rồng tấn công tàu cảnh sát biển Việt Nam, nhật báo độc lập của Pháp nhận định: vụ va chạm nghiêm trọng trong ngày 07/05 trong vùng quần đảo tranh chấp một lần nữa làm tăng thêm căng thẳng tại khu vực bất ổn nơi mà thái độ hung hăng của Trung Quốc làmcác nước địa phương lo ngại.
Thông tín viên Bruno Philippes tại Đông Nam Á kể lại vụ việc một tuần sau khi giàn khoan dầu bố trí trong vùng tranh chấp, các tàu Trung Quốc dùng vòi rồng tấn công tàu cảnh sát biển của Việt nam và không ngần ngại đâm thẳng vào vỏ tàu của đối phương gây thương tích cho 6 thuyền viên người Việt. Đại tá Ngô Ngọc Thu, chỉ huy phó cảnh sát biển Việt Nam mô tả tình hình “rất căng thẳng”. Ông cho biết tạm thời phía Việt Nam “ nhẫn nại” nhưng nếu Trung Quốc tiếp tục “hung hăng” thì Việt Nam sẽ “ có biện pháp tự vệ”.
Le Monde nhắc lại Trung Quốc đã dùng võ lực chiếm Hoàng Sa của Nam Việt Nam năm 1974 “một năm trước khi Sài Gòn mất về tay cộng sản Hà Nội”. Đến năm 1979, thì hai “đồng minh chiến tranh Đông Dương” đánh nhau trong một trận chiến ngắn ngủi.
Vụ xung đột trên biển bắt đầu từ ngày 04/05. Truyền thông Việt Nam đưa lên mạng những hình ảnh cho thấy thái độ “hung hăng thô bạo” của phía Trung Quốc. Phát ngôn viên bộ ngoại giao Bắc Kinh biện luận dàn khoan nằm trong vùng biển của Trung Quốc. Cố vấn hội đồng nhà nước Trung Quốc Dương Khiết Trì và Phó ban Biên giới Việt Nam Trần Duy Hải cũng có lời qua tiếng lại (từ xa) gay gắt và ông Trần Duy Hải tuyên bố là Việt nam sẽ “sử dụng mọi biện pháp cần thiết” để bảo vệ chủ quyền.
Cuối cùng, có hai sự kiện được Le Monde chú ý: Một là, Hà Nội đã được Washington ủng hộ qua phát biểu của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki, lên án Bắc Kinh “ khiêu khích làm tăng thêm căng thẳng” và hai là, chính quyền ViệtNam, qua bản tin tiếng Anh Vietnam News nhấn mạnh là “ Washington và Hà Nội có quan điểm tương đồng”.
“Chỉ đạo đàn áp số 9”
Vào lúc biển đảo Việt Nam bị Trung Quốc lấn chiếm thì tại Hoa lục, chế độ Bắc Kinh cũng không nương tay với chính công dân của họ. Hàng loạt nhà tranh đấu cho nhân quyền và dân chủ trong đó có luật sư Phố Chí Cường (Pu Zhi Qiang), triết gia Từ Hữu Ngư (Xu You Yu), giáo sư Hác Kiến (Hao Jian), blogger Liễu Địch (Liu Di), giáo sư Hồ Thạch Căn (Hu Shi Gen) ừng ngồi tù 14 năm vì tham gia tranh đấu cho nạn nhân vụ thảm sát Thiên An Môn, và một nhà báo nổi tiếng là bà Cao Du (Gao Yu), 70 tuổi, bị mất tích từ nhiều tuần nay nhưng mới được Truyền hình Trung Quốc xác nhận là bị giam vì tội gọi là “tiết lộ bí mật quốc gia”. Bà Cao Du từng bị giam 7 năm sau một lần tưởng niệm Thiên An Môn.
Các nhà tranh đấu này bị trấn áp trong bối cảnh sắp đến ngày kỷ niệm phong trào sinh viên công nhân đòi dân chủ và cuộc đàn áp đẫm máu đêm mùng 3 sáng mùng 4 tháng 6/1989 còn được gọi là biến cố Lục Tứ.
Tường thuật về đợt truy bức đang diễn ra tại Trung Quốc, Le Monde cho biết là dù cho Bắc Kinh bao vây nghĩa trang ngăn chận thân nhân người bị quân đội hạ sát đi tảo mộ, hay từ Lục Tứ bị khóa trên mạng, cấm báo chí nhắc đến sự kiện lịch sử này thì cũng phải để “lọt” những “ cuộc hội thảo” tại nhà riêng và những nhận định được đưa lên mạng như : bắn vào công dân là điều không thể tha thứ được” hoặc là “ đàn áp Thiên An Môn là cội nguồn của nạn tham nhũng tràn lan, của tệ nạn bất công xã hội, của tệ nạn hối mại quyền thế ngày nay”.
Trong số những hoạt động táo bạo gây tiếng vang trong dư luận gần đây có tập tài liệu ghi lại những lời chứng của nhiều cán bộ đảng bị tra tấn trong khuôn khổ điều tra tham nhũng. Hành động thứ hai là bản kiến nghị do sử gia Chương Lập Phàm (Zhang Li Fan) thu thập chữ ký kêu gọi đưa xác ướp của Mao Trạch Đông ra khỏi quảng trường Thiên An Môn đem về an táng ở quê nhà.
Sáng kiến của sử gia Trung Quốc này làm những kẻ hoài Mao điên tiết
Nhưng tại sao những nhà dân chủ Trung Quốc bị chính quyền Tập Cận Bình tăng cường đàn áp thô bạo? Câu trả lời có thể tìm thấy trên Libération. Nhật báo cánh tả khai phóng cho biết nhà báo có tiếng tăm quốc tế Cao Du, giải thưởng Tự Do Báo Chí của Unesco năm 1977 bị bắt cóc giam giữ nơi bí mật rồi bị cưỡng bách “thú tội” trước ống kính truyền hình. Nguyên do là bà muốn tưởng niệm vụ thảm sát Thiên An Môn.
Chính quyền Tập Cận Bình muốn “nghiền nát” ký ức phong trào dân chủ và xóa sạch những sự kiện tồi tệ của đảng như “nạn đói do chính sách đại nhảy vọt làm 45 triệu người chết, mùa Xuân Bắc Kinh….”. Cưỡng bách nhà báo bất đồng chính kiến thú tội chắc chắn là nằm trong chính sách 7 điểm của chỉ thị số 9: không tha thứ ý kiến trái quan điểm và chính sách của đảng”.
Căng thẳng cao độ tại châu Á: Quyết tâm áp đảo của Trung Quốc đụng với tư tưởng dân tộc có khả năng dẫn đến chiến tranh
Thời gian gần đây người ta nói nhiều đến Châu Á như là trung tâm phát triển kinh tế của thế giới, thế nhưng châu lục này cũng đang trở thành một điểm nóng của thế giới về mặt địa chính trị . Có nhiều nhân tố cho thấy căng thẳng trong quan hệ giữa các cường quốc Châu Á đang trầm trọng thêm. Quyết tâm trở thành siêu cường của Trung Quốc cùng với sự trỗi dậy của những tư tưởng dân tộc chủ nghĩa ở các nước láng giềng đang có nguy cơ đẩy Châu Á tới xung đột vũ trang. Đó là nhận định của chuyên gia Nouriel Roubini trong bài phân tích mang tiêu đề « Căng thẳng cực độ tại Châu Á », đăng trên Les Echos.
Mở đầu bài viết, tác giả đưa ra ngay một nhận định rằng nguy cơ bất ổn về địa chính trị trong thời đại của chúng ta hoàn toàn không nằm ở cuộc xung đột Israel và Iran, cũng không phải ở những hỗn loạn đã trở thành kinh niên trong vùng Cận Đông-Bắc Phi và cũng chẳng phải ở mối nguy cơ ở cuộc chiến tranh lạnh lần hai giữa Nga với phương Tây trên hồ sơ Ukraina.
Thách thức chính của thế giới nằm ở chỗ đề phòng được sự lớn mạnh thành siêu cườngcủa Trung Quốc hiện nay. Chính vì vậy mà không ít nhà phân tích đã so sánh mối quan hệ Trung-Nhật hiện nay gần giống như quan hệ giữa nước Anh với nước Đức thời kỳ tiền Thế chiến thứ nhất. Theo tác giả, các tranh chấp giữa Trung Quốc và nhiều nước láng giềng xung quanh vấn đề chủ quyền biển đảo chỉ là bề nổi của tảng băng sơn.
Nhìn lại lịch sử, mỗi khi có một cường quốc mới nổi lên đối mặt với cường quốc đã có thế lực, tiếp sau đó thường có xung đột quân sự. Chính sự bất lực của các quốc gia trong việc đối phó với sức lớn mạnh của nước Đức đã dẫn đến 2 cuộc chiến tranh thế giới trong thế kỷ 20. Hay chính sự đối đầu giữa Nhật và Hoa Kỳ trong vùng Thái Bình Dương cũng là một nguyên nhân khiến cho cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 lan ra khắp Châu Á.
Theo cách nhìn của chuyên gia Nouriel Roubini, « giờ đây đang có nhiều dấu hiệu cho thấy căng thẳng giữa các cường quốc Châu Á đang trầm trọng ». Cùng lúc đó, châu lục này đã và đang xuất hiện những lãnh đạo có đầu óc dân tộc chủ nghĩa cao hơn với những người tiền nhiệm của họ. Đó là những người như Thủ tướng Shinzo Abe của Nhật, Chủ tịch Tập Cận Bình ở Trung Quốc hay Tổng thống Park Geun-Hye (Phác Cận Huệ) của Hàn Quốc...
Tất cả các lãnh đạo đó giờ đang phải đối mặt với thách thức lớn cần cấp thiết cải cách kinh tế để có thể đối mặt được với xu hướng kinh tế toàn cầu hóa đang làm đảo lộn tất cả các mô hình cũ. Nếu những lãnh đạo đó thất bại trên mặt trận kinh tế, có thể họ buộc phải đổ lỗi cho những kẻ thù nào đó ở bên ngoài.
Một yếu tố khác được tác giả phân tích đó là các nước Châu Á đang đặt câu hỏi về độ tin cậy đối với đồng minh Hoa Kỳ sau khi chứng kiến những bất lực của Washington trong các hồ sơ Syria và Ukraina. Cuối cùng là sau những biến động lịch sử, các nước Châu Á không có một thoả thuận nào với nhau nhìn lại trách nhiệm trong quá khứ. Chính vì thế mà thái độ dân tộc chủ nghĩa lại càng ăn sâu vào đầu óc của thế hệ hiện nay.
Putin: mưu đồ bành trướng lãnh thổ làm hình ảnh quốc gia tan nát
Khủng hoảng tại Ukraina được báo chí Pháp phân tích theo những góc nhìn khác nhau. Le Figaro nhìn theo quan điểm địa chính trị qua bài phân tích chiến lược của Putin dựa trên súc mạnh quân sự, mưu lược “Nga mở rộng lãnh thổ và gậm nhấm Châu Âu”. Sau Crimée, Matxcơva chắc sẽ không tha Belarus một khi đã “thanh toán Lukachenko”. Mục tiêu của Putin là muốn biến nước Nga thành cường quốc áp đảo tại Châu Âu và làm Tây Âu suy yếu .
Còn Le Monde thì giải thích thái độ xoay trục “180 độ” của Matxcơva. Chỉ trong vòng 24 giờ, sau khi Mỹ và Tây Âu đe dọa trừng phạt đợt ba và sau cuộc gặp tay đôi Ngoại trưởng Đức- Nga tại phi trường Vienna, Áo. Tổng thống Putin tuyên bố bầu cử tổng thống tại Ukraina là “một bước đi đúng hướng”. Theo thông tín viên Marie Jégo, đã đến lúc Putin buộc phải phục hồi hình ảnh của nước Nga đang bị tan nát trên trường quốc tế. Đối đầu với tình trạng kinh tế suy thoái, dòng vốn chạy ra nước ngoài, 100 tỷ đô la trong 4 tháng đầu năm nay. Putin cảm thấy là những cải cách tham vọng của ông từ quân sự đến không gian, viễn thông đều sẽ bị khựng lại . “Diễn đàn kinh tế Saint Petersbourg" dự kiến khai mạc ngày 22/05 không thu hút được người tham dự.
Les Echos cho biết thêm là từ tháng Giêng đến nay thị trường chứng khoán Matxcơva bị mất 13% và trong khi đợt trừng phạt thứ ba đang được chuẩn bị thì Cơ quan thẩm định tài chính Standard&Poor’s hạ điểm tín nhiệm của Nga xuống BBB trừ, tức là chỉ hơn mức nợ thối “ junk bond” có một nấc.
“Châu Âu mà tôi muốn”
Kết thúc bài điểm báo hôm nay với cuộc bầu cử Nghị viện Châu Âu ngày 25/05 tới. Đích thân Tổng thống Pháp François Hollande cầm bút viết bài xã luận trên Le Monde với tựa đề: “Châu Âu mà tôi muốn”. Lãnh đạo Pháp khẳng định “ ra khỏi châu Âu là nghèo khó, là mất thế liên đới tài chính, là đồng tiền quốc gia sẽ bị giới đầu cơ thao túng”.
Le Monde cũng dành nhiều trang cho các chuyên gia phân tích về những ưu nhược điểm và khó khăn của Liên Hiệp Châu Âu đang làm cho một bộ phận rất lớn cử tri thất vọng. Theo một kết quả thăm dò ý kiến, thì trên 10 cử tri chỉ có 3 người cho biết sẽ đi bầu.
Tổng thống Pháp tuyên bố cần phải xây dựng một Châu Âu đầy cao vọng chống lại quan điểm bi quan của phe cực hữu và cực tả tại Pháp và tại Châu Âu.
Thông tín viên Bruno Philippes tại Đông Nam Á kể lại vụ việc một tuần sau khi giàn khoan dầu bố trí trong vùng tranh chấp, các tàu Trung Quốc dùng vòi rồng tấn công tàu cảnh sát biển của Việt nam và không ngần ngại đâm thẳng vào vỏ tàu của đối phương gây thương tích cho 6 thuyền viên người Việt. Đại tá Ngô Ngọc Thu, chỉ huy phó cảnh sát biển Việt Nam mô tả tình hình “rất căng thẳng”. Ông cho biết tạm thời phía Việt Nam “ nhẫn nại” nhưng nếu Trung Quốc tiếp tục “hung hăng” thì Việt Nam sẽ “ có biện pháp tự vệ”.
Le Monde nhắc lại Trung Quốc đã dùng võ lực chiếm Hoàng Sa của Nam Việt Nam năm 1974 “một năm trước khi Sài Gòn mất về tay cộng sản Hà Nội”. Đến năm 1979, thì hai “đồng minh chiến tranh Đông Dương” đánh nhau trong một trận chiến ngắn ngủi.
Vụ xung đột trên biển bắt đầu từ ngày 04/05. Truyền thông Việt Nam đưa lên mạng những hình ảnh cho thấy thái độ “hung hăng thô bạo” của phía Trung Quốc. Phát ngôn viên bộ ngoại giao Bắc Kinh biện luận dàn khoan nằm trong vùng biển của Trung Quốc. Cố vấn hội đồng nhà nước Trung Quốc Dương Khiết Trì và Phó ban Biên giới Việt Nam Trần Duy Hải cũng có lời qua tiếng lại (từ xa) gay gắt và ông Trần Duy Hải tuyên bố là Việt nam sẽ “sử dụng mọi biện pháp cần thiết” để bảo vệ chủ quyền.
Cuối cùng, có hai sự kiện được Le Monde chú ý: Một là, Hà Nội đã được Washington ủng hộ qua phát biểu của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki, lên án Bắc Kinh “ khiêu khích làm tăng thêm căng thẳng” và hai là, chính quyền ViệtNam, qua bản tin tiếng Anh Vietnam News nhấn mạnh là “ Washington và Hà Nội có quan điểm tương đồng”.
“Chỉ đạo đàn áp số 9”
Vào lúc biển đảo Việt Nam bị Trung Quốc lấn chiếm thì tại Hoa lục, chế độ Bắc Kinh cũng không nương tay với chính công dân của họ. Hàng loạt nhà tranh đấu cho nhân quyền và dân chủ trong đó có luật sư Phố Chí Cường (Pu Zhi Qiang), triết gia Từ Hữu Ngư (Xu You Yu), giáo sư Hác Kiến (Hao Jian), blogger Liễu Địch (Liu Di), giáo sư Hồ Thạch Căn (Hu Shi Gen) ừng ngồi tù 14 năm vì tham gia tranh đấu cho nạn nhân vụ thảm sát Thiên An Môn, và một nhà báo nổi tiếng là bà Cao Du (Gao Yu), 70 tuổi, bị mất tích từ nhiều tuần nay nhưng mới được Truyền hình Trung Quốc xác nhận là bị giam vì tội gọi là “tiết lộ bí mật quốc gia”. Bà Cao Du từng bị giam 7 năm sau một lần tưởng niệm Thiên An Môn.
Các nhà tranh đấu này bị trấn áp trong bối cảnh sắp đến ngày kỷ niệm phong trào sinh viên công nhân đòi dân chủ và cuộc đàn áp đẫm máu đêm mùng 3 sáng mùng 4 tháng 6/1989 còn được gọi là biến cố Lục Tứ.
Tường thuật về đợt truy bức đang diễn ra tại Trung Quốc, Le Monde cho biết là dù cho Bắc Kinh bao vây nghĩa trang ngăn chận thân nhân người bị quân đội hạ sát đi tảo mộ, hay từ Lục Tứ bị khóa trên mạng, cấm báo chí nhắc đến sự kiện lịch sử này thì cũng phải để “lọt” những “ cuộc hội thảo” tại nhà riêng và những nhận định được đưa lên mạng như : bắn vào công dân là điều không thể tha thứ được” hoặc là “ đàn áp Thiên An Môn là cội nguồn của nạn tham nhũng tràn lan, của tệ nạn bất công xã hội, của tệ nạn hối mại quyền thế ngày nay”.
Trong số những hoạt động táo bạo gây tiếng vang trong dư luận gần đây có tập tài liệu ghi lại những lời chứng của nhiều cán bộ đảng bị tra tấn trong khuôn khổ điều tra tham nhũng. Hành động thứ hai là bản kiến nghị do sử gia Chương Lập Phàm (Zhang Li Fan) thu thập chữ ký kêu gọi đưa xác ướp của Mao Trạch Đông ra khỏi quảng trường Thiên An Môn đem về an táng ở quê nhà.
Sáng kiến của sử gia Trung Quốc này làm những kẻ hoài Mao điên tiết
Nhưng tại sao những nhà dân chủ Trung Quốc bị chính quyền Tập Cận Bình tăng cường đàn áp thô bạo? Câu trả lời có thể tìm thấy trên Libération. Nhật báo cánh tả khai phóng cho biết nhà báo có tiếng tăm quốc tế Cao Du, giải thưởng Tự Do Báo Chí của Unesco năm 1977 bị bắt cóc giam giữ nơi bí mật rồi bị cưỡng bách “thú tội” trước ống kính truyền hình. Nguyên do là bà muốn tưởng niệm vụ thảm sát Thiên An Môn.
Chính quyền Tập Cận Bình muốn “nghiền nát” ký ức phong trào dân chủ và xóa sạch những sự kiện tồi tệ của đảng như “nạn đói do chính sách đại nhảy vọt làm 45 triệu người chết, mùa Xuân Bắc Kinh….”. Cưỡng bách nhà báo bất đồng chính kiến thú tội chắc chắn là nằm trong chính sách 7 điểm của chỉ thị số 9: không tha thứ ý kiến trái quan điểm và chính sách của đảng”.
Căng thẳng cao độ tại châu Á: Quyết tâm áp đảo của Trung Quốc đụng với tư tưởng dân tộc có khả năng dẫn đến chiến tranh
Thời gian gần đây người ta nói nhiều đến Châu Á như là trung tâm phát triển kinh tế của thế giới, thế nhưng châu lục này cũng đang trở thành một điểm nóng của thế giới về mặt địa chính trị . Có nhiều nhân tố cho thấy căng thẳng trong quan hệ giữa các cường quốc Châu Á đang trầm trọng thêm. Quyết tâm trở thành siêu cường của Trung Quốc cùng với sự trỗi dậy của những tư tưởng dân tộc chủ nghĩa ở các nước láng giềng đang có nguy cơ đẩy Châu Á tới xung đột vũ trang. Đó là nhận định của chuyên gia Nouriel Roubini trong bài phân tích mang tiêu đề « Căng thẳng cực độ tại Châu Á », đăng trên Les Echos.
Mở đầu bài viết, tác giả đưa ra ngay một nhận định rằng nguy cơ bất ổn về địa chính trị trong thời đại của chúng ta hoàn toàn không nằm ở cuộc xung đột Israel và Iran, cũng không phải ở những hỗn loạn đã trở thành kinh niên trong vùng Cận Đông-Bắc Phi và cũng chẳng phải ở mối nguy cơ ở cuộc chiến tranh lạnh lần hai giữa Nga với phương Tây trên hồ sơ Ukraina.
Thách thức chính của thế giới nằm ở chỗ đề phòng được sự lớn mạnh thành siêu cườngcủa Trung Quốc hiện nay. Chính vì vậy mà không ít nhà phân tích đã so sánh mối quan hệ Trung-Nhật hiện nay gần giống như quan hệ giữa nước Anh với nước Đức thời kỳ tiền Thế chiến thứ nhất. Theo tác giả, các tranh chấp giữa Trung Quốc và nhiều nước láng giềng xung quanh vấn đề chủ quyền biển đảo chỉ là bề nổi của tảng băng sơn.
Nhìn lại lịch sử, mỗi khi có một cường quốc mới nổi lên đối mặt với cường quốc đã có thế lực, tiếp sau đó thường có xung đột quân sự. Chính sự bất lực của các quốc gia trong việc đối phó với sức lớn mạnh của nước Đức đã dẫn đến 2 cuộc chiến tranh thế giới trong thế kỷ 20. Hay chính sự đối đầu giữa Nhật và Hoa Kỳ trong vùng Thái Bình Dương cũng là một nguyên nhân khiến cho cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 lan ra khắp Châu Á.
Theo cách nhìn của chuyên gia Nouriel Roubini, « giờ đây đang có nhiều dấu hiệu cho thấy căng thẳng giữa các cường quốc Châu Á đang trầm trọng ». Cùng lúc đó, châu lục này đã và đang xuất hiện những lãnh đạo có đầu óc dân tộc chủ nghĩa cao hơn với những người tiền nhiệm của họ. Đó là những người như Thủ tướng Shinzo Abe của Nhật, Chủ tịch Tập Cận Bình ở Trung Quốc hay Tổng thống Park Geun-Hye (Phác Cận Huệ) của Hàn Quốc...
Tất cả các lãnh đạo đó giờ đang phải đối mặt với thách thức lớn cần cấp thiết cải cách kinh tế để có thể đối mặt được với xu hướng kinh tế toàn cầu hóa đang làm đảo lộn tất cả các mô hình cũ. Nếu những lãnh đạo đó thất bại trên mặt trận kinh tế, có thể họ buộc phải đổ lỗi cho những kẻ thù nào đó ở bên ngoài.
Một yếu tố khác được tác giả phân tích đó là các nước Châu Á đang đặt câu hỏi về độ tin cậy đối với đồng minh Hoa Kỳ sau khi chứng kiến những bất lực của Washington trong các hồ sơ Syria và Ukraina. Cuối cùng là sau những biến động lịch sử, các nước Châu Á không có một thoả thuận nào với nhau nhìn lại trách nhiệm trong quá khứ. Chính vì thế mà thái độ dân tộc chủ nghĩa lại càng ăn sâu vào đầu óc của thế hệ hiện nay.
Putin: mưu đồ bành trướng lãnh thổ làm hình ảnh quốc gia tan nát
Khủng hoảng tại Ukraina được báo chí Pháp phân tích theo những góc nhìn khác nhau. Le Figaro nhìn theo quan điểm địa chính trị qua bài phân tích chiến lược của Putin dựa trên súc mạnh quân sự, mưu lược “Nga mở rộng lãnh thổ và gậm nhấm Châu Âu”. Sau Crimée, Matxcơva chắc sẽ không tha Belarus một khi đã “thanh toán Lukachenko”. Mục tiêu của Putin là muốn biến nước Nga thành cường quốc áp đảo tại Châu Âu và làm Tây Âu suy yếu .
Còn Le Monde thì giải thích thái độ xoay trục “180 độ” của Matxcơva. Chỉ trong vòng 24 giờ, sau khi Mỹ và Tây Âu đe dọa trừng phạt đợt ba và sau cuộc gặp tay đôi Ngoại trưởng Đức- Nga tại phi trường Vienna, Áo. Tổng thống Putin tuyên bố bầu cử tổng thống tại Ukraina là “một bước đi đúng hướng”. Theo thông tín viên Marie Jégo, đã đến lúc Putin buộc phải phục hồi hình ảnh của nước Nga đang bị tan nát trên trường quốc tế. Đối đầu với tình trạng kinh tế suy thoái, dòng vốn chạy ra nước ngoài, 100 tỷ đô la trong 4 tháng đầu năm nay. Putin cảm thấy là những cải cách tham vọng của ông từ quân sự đến không gian, viễn thông đều sẽ bị khựng lại . “Diễn đàn kinh tế Saint Petersbourg" dự kiến khai mạc ngày 22/05 không thu hút được người tham dự.
Les Echos cho biết thêm là từ tháng Giêng đến nay thị trường chứng khoán Matxcơva bị mất 13% và trong khi đợt trừng phạt thứ ba đang được chuẩn bị thì Cơ quan thẩm định tài chính Standard&Poor’s hạ điểm tín nhiệm của Nga xuống BBB trừ, tức là chỉ hơn mức nợ thối “ junk bond” có một nấc.
“Châu Âu mà tôi muốn”
Kết thúc bài điểm báo hôm nay với cuộc bầu cử Nghị viện Châu Âu ngày 25/05 tới. Đích thân Tổng thống Pháp François Hollande cầm bút viết bài xã luận trên Le Monde với tựa đề: “Châu Âu mà tôi muốn”. Lãnh đạo Pháp khẳng định “ ra khỏi châu Âu là nghèo khó, là mất thế liên đới tài chính, là đồng tiền quốc gia sẽ bị giới đầu cơ thao túng”.
Le Monde cũng dành nhiều trang cho các chuyên gia phân tích về những ưu nhược điểm và khó khăn của Liên Hiệp Châu Âu đang làm cho một bộ phận rất lớn cử tri thất vọng. Theo một kết quả thăm dò ý kiến, thì trên 10 cử tri chỉ có 3 người cho biết sẽ đi bầu.
Tổng thống Pháp tuyên bố cần phải xây dựng một Châu Âu đầy cao vọng chống lại quan điểm bi quan của phe cực hữu và cực tả tại Pháp và tại Châu Âu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét