Trần Trang
Biên tập viên BBC Tiếng Trung
Trung Quốc đang ở trong "thời kì Đặng Tiểu Bình" nếu xét về số lượng sách vở, bài báo, triển lãm, một sêri phim truyền hình, và lễ kỷ niệm 110 năm ngày sinh cố lãnh tụ.
Thứ Ba tuần trước, tờ báo Đảng, Nhân dân Nhật báo, nêu bật thành tích của Tập Cận Bình sau 18 tháng theo đuổi Giấc mơ Trung Hoa.Dịp kỷ niệm Đặng Tiểu Bình cũng là dịp đánh giá lãnh đạo hiện nay, Tập Cận Bình.
Họ liệt kê chiến dịch bàn tay sắt chống tham nhũng; thúc đẩy cải cách; chính sách ngoại giao "nước lớn".
Ba chi tiết này không chỉ nói về phong cách nước lớn của Trung Quốc mà còn về phong cách lãnh đạo của ông Tập.
Một nghiên cứu trên truyền thông Hong Kong hồi tháng Bảy nói trong vòng 18 tháng qua, tên ông Tập được nhắc tới 4186 lần trên tám trang đầu của Nhân dân Nhật báo.
Nó nhiều hơn cả số lượng gộp lại của Hồ Cẩm Đào và Giang Trạch Dân trong cùng thời gian.
Thực tế tần số này chỉ kém Chủ tịch Mao.
Đại Công Báo, tờ báo thân Bắc Kinh đóng ở Hong Kong, bình luận rằng ông Tập là “nhà thiết kế chính” của cải tổ. Nó nhắc nhở đến danh hiệu dành cho Đặng Tiểu Bình là “nhà thiết kế chính của cải tổ và khai phóng ở Trung Quốc”.
Quyền lực
Cựu tổng biên tập của tạp chí Trường Đảng Trung Ương, Đặng Duật Văn, nói với BBC tiếng Hoa: “Rõ ràng ông Tập là lãnh đạo quyền lực nhất từ thời Đặng Tiểu Bình.”
"Họ sống trong thời đại khác nhau. Đặng Tiểu Bình có những thách thức hoàn toàn khác. Ông ấy làm lãnh tụ khi đã quá tuổi 70, còn Tập Cận Bình vừa 60 đã lãnh đạo Đảng."
Ông Đặng nói quyền lực của ông Tập thể hiện qua hai yếu tố: trước hết, ông Tập kiểm soát cả đảng, quân đội và kinh tế. Hồ sơ các văn phòng và lĩnh vực kinh tế từng thuộc về Thủ tướng, nhưng nay Thủ tướng Lý Khắc Cường chỉ đóng vai phụ.
Tập Cận Bình hiện đứng đầu bảy nhóm công tác về quân sự, kinh tế và nhiều lĩnh vực.
Ông Đặng Duật Văn nói: "Ông ta còn mạnh hơn cả Đặng Tiểu Bình."
Thứ hai là việc tuyên truyền cho ông Tập. "Người ta bảo hơn 10 triệu bản in các phát biểu của ông Tập đã được bán trong hai tháng qua," ông Deng nói.
Còn Bào Đồng, cựu thư ký của Tổng Bí thư Triệu Tử Dương, nói với New York Times rằng Tập Cận Bình có quan điểm tự do hơn về kinh tế và tập quyền hơn về chính trị so với Đặng Tiểu Bình.
Nhưng quyền lực không nhất thiết đồng nghĩa với uy lực với cấp dưới và không bảo đảm cho thành tựu lớn. Đây là điều cần hiểu khi so sánh hai ông.
Tiến sĩ Kerry Brown, Đại học Sydney, nói với BBC tiếng Hoa rằng không nên so sánh làm gì.
"Họ sống trong thời đại khác nhau. Đặng Tiểu Bình có những thách thức hoàn toàn khác. Ông ấy làm lãnh tụ khi đã quá tuổi 70, còn Tập Cận Bình vừa 60 đã lãnh đạo Đảng."
“Những gì ông Đặng làm thật độc đáo, thay đổi hoàn toàn Trung Quốc. Tập Cận Bình đi theo cái gốc ấy và chưa tạo ra cái gì mới.”
Hướng đi
Ông Tập còn hơn tám năm tại vị. Nếu ông muốn có vị thế như ông Đặng, ông phải làm gì?
Một giáo sư giấu tên từ Trường Đảng Trung ương nói với BBC tiếng Trung: “Ông ấy sẽ tiếp tục chống tham nhũng.”
“Nhưng quan trọng hơn, đây là một phần kế hoạch giảm bớt khoảng cách giàu nghèo.”
Ông Đặng Duật Văn nói Đặng Tiểu Bình đã thay đổi lịch sử, còn không rõ Tập Cận Bình có làm được không.
“Nếu sức mạnh kinh tế của Trung Quốc gia tăng, đó cũng là thành tích lớn.”
“Nếu Tập Cận Bình có thể tạo ra tự do và dân chủ ở Trung Quốc, ông sẽ có thể đạt tầm cao lịch sử mới.”
Tiến sĩ Kerry Brown cũng cho rằng cải tổ kinh tế không phải là thách thức lớn nhất cho ông Tập.
“Thách thức thực sự là về chính trị và xã hội, như xây dựng xã hội cân bằng hơn, cho người dân tham gia nhiều hơn…”
“Nếu ông thành công, Tập Cận Bình có thể được xem là lãnh tụ vĩ đại và quan trọng.”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét