Pages

Thứ Tư, 4 tháng 3, 2015

Trung Quốc: Chiến dịch chống tham nhũng đang nhắm vào các doanh nghiệp nhà nước

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (bên phải) và Thư ký Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương (CCDI) Vương Kỳ Sơn (bên trái) vào ngày 30/9/2014 tại Bắc Kinh. CCDI đã công bố 26 doanh nghiệp nhà nước thuộc sở hữu của chính quyền trung ương là mục tiêu tiếp theo của các cuộc điều tra. (Feng Li / Getty Images)
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (bên phải) và Thư ký Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương (CCDI) Vương Kỳ Sơn (bên trái) vào ngày 30/9/2014 tại Bắc Kinh. CCDI đã công bố 26 doanh nghiệp nhà nước thuộc sở hữu của chính quyền trung ương là mục tiêu tiếp theo của các cuộc điều tra. (Feng Li / Getty Images)

Ông Tập Cận Bình, nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản hiện nay của Trung Quốc, đã không chỉ hù dọa khi nêu ra hoạt động kinh doanh rắc rối, nặng về quan liêu, gia đình trị trong các doanh nghiệp nhà nước và giám đốc điều hành của các doanh nghiệp này tại một cuộc họp ngày 13/1/2015 được tổ chức bởi Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương (CCDI), cơ quan kỷ luật của Đảng.

Khoảng một tháng sau khi ông Tập phát biểu tại CCDI, cơ quan này đã ban hành các báo cáo điều tra về bảy doanh nghiệp nhà nước (DNNN), gồm cả người khổng lồ viễn thông China Unicom, doanh nghiệp vận tải China Shipping và doanh nghiệp dầu khí Sinopec. Theo tuyên bố của ông Vương Kỳ Sơn, người đứng đầu CCDI vào ngày 11/2, hiện nay, CCDI đã xác định 26 DNNN thuộc sở hữu của chính quyền trung ương cho đợt thanh tra tiếp theo của cơ quan này.

Một kết cục tất yếu là cuộc điều tra này sẽ hạ bệ thêm nhiều “con hổ” nữa.

Tất cả các công ty dưới quyền kiểm soát của chính quyền địa phương hoặc thông qua một cơ quan nhà nước đều là các DNNN. Các DNNN thuộc sở hữu của chính quyền trung ương là một bộ phận các doanh nghiệp do nhà nước điều hành, thường là các công ty hoạt động trực tiếp dưới sự kiểm soát của Ủy ban Giám sát và Quản lý tài sản Nhà nước thuộc Hội đồng Nhà nước. Đó thường là các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế quan trọng.

26 doanh nghiệp trở thành đối tượng thanh tra thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm dầu khí, hạt nhân, điện, viễn thông, giao thông, thép, khai thác mỏ, xây dựng và tài chính.

Nhắc lại phát biểu của ông Tập vào tháng Giêng, vào ngày 12/2, phiên bản nước ngoài của tờ Nhân Dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đã đăng một bài viết với tiêu đề “Đã tới lúc các doanh nghiệp nhà nước phải run sợ” thông qua tài khoản mạng xã hội “Xiake Island” của tờ báo này.

Một kết cục tất yếu là cuộc điều tra này sẽ hạ bệ thêm nhiều “con hổ” nữa, bởi vì từ trước đến nay các đoàn thanh tra của CCDI chưa bao giờ mở điều tra mà không bắt ai, theo như tuyên bố của tờ Nhân dân Nhật báo. Cụm từ “con hổ” là một thuật ngữ nhằm ám chỉ các quan chức cấp cao của ĐCSTQ.

Cảnh báo từ ông Tập

Vào ngày 13/1, ông Tập nhận định rằng chiến dịch nhằm nhổ tận gốc nạn tham nhũng ở Trung Quốc sẽ tiếp tục diễn biến nghiêm trọng và phức tạp. Ông Tập phát biểu: “Đảng sẽ tăng cường chỉ đạo và giám sát các giám đốc điều hành làm việc tại các doanh nghiệp nhà nước, đồng thời cũng sẽ tăng cường kiểm tra, kiểm toán các doanh nghiệp được điều hành bởi nhà nước”.

Giới truyền thông nhà nước đã chọn kỳ nghỉ lễ truyền thống của Trung Quốc để chỉ trích một doanh nghiệp dưới quyền kiểm soát của ông Giang Trạch Dân và gia đình của ông ta.
– Ông Shi Shi, chuyên gia về Trung Quốc

Nhằm lý giải cho tuyên bố của ông Tập, ông Gao Po, phó bí thư của Trung tâm Nghiên cứu Chống Tham Nhũng tại Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, cho biết trong một bài xã luận đăng trên tờ Tân Hoa Xã, cơ quan ngôn luận của chính quyền Trung Quốc vào ngày 13/1, rằng các nhà quản lý tại các doanh nghiệp nhà nước sẽ phải có tinh thần trách nhiệm cao hơn khi thiết lập một hệ thống giải trình trọn đời.

Chống đỡ cho ông Tập qua việc cung cấp các số liệu cụ thể, Tân Hoa Xã cũng đăng một bài xã luận vào ngày 07/2 với tựa đề “Các doanh nghiệp nhà nước không được phá hoại tài sản quốc gia”.

Theo Tân Hoa Xã, trong năm 2014, các doanh nghiệp nhà nước đã có mức tăng lợi nhuận là 3,4% so với một năm trước đó, nhưng cũng đã tích lũy một khoản nợ trị giá 66 nghìn tỷ nhân dân tệ (tương đương khoảng 10,6 nghìn tỷ đô la Mỹ) .

Không ngơi tay trong dịp Tết

China Unicom, nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn thứ ba trên thế giới, đã nếm trải áp lực của chiến dịch chống tham nhũng vào tháng 12 năm ngoái khi hai giám đốc điều hành hàng đầu của doanh nghiệp này bị sa thải. Vào tháng 2/2015, CCDI đã báo cáo về hành vi hối lộ, trao đổi tình dục, và tham nhũng diễn ra một cách phổ biến tại doanh nghiệp này.

Chính quyền Trung Quốc vẫn đang duy trì áp lực đối với  China Unicom. Hai ngày trước Tết Trung Quốc, Tân Hoa Xã đã tuyên bố rằng vào cuối tháng 3 hoặc đầu tháng 4, doanh nghiệp viễn thông này sẽ phát hành một báo cáo nêu rõ cách thức giải quyết các vấn đề mà CCDI nhận định .

Ông Shi Shi, một chuyên gia về Trung Quốc trú tại Hoa Kỳ đã phát biểu trong một cuộc phỏng vấn với Epoch Times rằng: “Giới truyền thông nhà nước đã chọn kỳ nghỉ lễ truyền thống của Trung Quốc để chỉ trích một doanh nghiệp dưới quyền kiểm soát của ông Giang Trạch Dân và gia đình của ông ta”.

Ông Shi cho rằng: “Mục đích của việc này là nhằm làm giảm bớt sự kiêu ngạo của ông Giang Trạch Dân qua việc gia tăng áp lực đối với ông ta và gia đình”.

Ông Giang Miên Hằng, con trai cả của ông Giang Trạch Dân, có rất nhiều mối ràng buộc trong ngành công nghiệp viễn thông của Trung Quốc.

Ông Shi cho biết: “China Telecom và China Mobile là hai trong số 26 doanh nghiệp đầu tiên bị CCDI điều tra trong năm 2015. Dự kiến các nhân vật có quan hệ với ông Giang Miên Hằng sẽ bị thanh trừng, và có khả năng ông Giang con cũng sẽ bị trừ khử.”

Frank Fang, Epoch Times

(Đại Kỷ Nguyên)

Không có nhận xét nào: