Pages

Thứ Năm, 21 tháng 5, 2015

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền không phận trên các hòn đảo tự tạo

Một nhân viên bảo vệ bờ biển Việt Nam chụp ảnh một con tàu của Lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc trên Biển Đông vào ngày 14/5/2014, ngoài khơi bờ biển miền Trung Việt Nam. Chính quyền Trung Quốc hiện đang bảo vệ không phận trên khu vực này. (Ảnh: Hoàng Đình Nam/AFP/Getty Images)
Một nhân viên bảo vệ bờ biển Việt Nam chụp ảnh một con tàu của Lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc trên Biển Đông vào ngày 14/5/2014, ngoài khơi bờ biển miền Trung Việt Nam. Chính quyền Trung Quốc hiện đang bảo vệ không phận trên khu vực này. (Ảnh: Hoàng Đình Nam/AFP/Getty Images)

Chính quyền Trung Quốc đang đuổi máy bay nước ngoài ra khỏi những hòn đảo mà nước này đang xây dựng trên vùng Biển Đông. Ngày 7/5, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đã tuyên bố “Trung Quốc có quyền” thiết lập các vùng phòng không.

Những diễn biến mới này là điều mà nhiều nhà phân tích quốc phòng lo sợ sẽ xảy ra. Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) hiện đang xây dựng các căn cứ quân sự và đường băng trên các đảo, cũng giống như họ đã làm ở vùng Biển Đông. Các chuyên gia đang quan ngại liệu những diễn biến này sẽ có ảnh hưởng thế nào đối với sự tự do đi lại trong khu vực.

Bằng cách bảo vệ không phận trên các hòn đảo này, chính quyền Trung Quốc đang đẩy các cuộc xung đột lên một cấp độ mới. Quốc gia này áp đặt các chủ quyền lãnh thổ do họ tạo ra trong các vùng biển tranh chấp gần 1.000 dặm (1.609,3 km) từ điểm cực nam của Trung Quốc ở đảo Hải Nam.

Chính quyền Trung Quốc đã tuyên bố một Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) trên Biển Hoa Đông và các đảo thuộc quyền kiểm soát của Nhật Bản vào tháng 11/2013. Nước này cho biết họ sẽ bảo vệ khu vực quân sự và yêu cầu các quốc gia khác phải xin phép khi đi qua đây.

Những diễn biến gần đây ở Biển Đông cho thấy chính quyền Trung Quốc đang cận kề một động thái tương tự.

“Trung Quốc có quyền thiết lập ADIZs”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Xuân Oánh tuyên bố vào ngày 7/5, theo Bloomberg.

Bà Hoa nói thêm: “Một quyết định trong vấn đề này phụ thuộc vào việc liệu an toàn hàng không có bị đe dọa hay không và nó bị đe dọa đến mức độ nào”.

Những tuyên bố của bà Hoa nghe có vẻ rất giống với những gì mà các chuyên gia quốc phòng đang quan ngại về việc Tiến sĩ Andrew S. Erickson, một phó giáo sư tại Khoa Nghiên cứu Chiến lược tại US Naval War College vừa cảnh báo vào cuối tuần trước rằng chính quyền Trung Quốc có thể sử dụng các hòn đảo mới của mình để “hỗ trợ” một ADIZ ở Biển Đông.

Đô đốc Samuel Locklear, Tổng Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, cũng đã cảnh báo tương tự rằng cùng với một ADIZ, những động thái của chính quyền Trung Quốc “cuối cùng có thể dẫn đến việc triển khai những thứ như hệ thống radar tầm xa, quân sự và hệ thống tên lửa tiên tiến”.

Chính quyền Trung Quốc đã bắt đầu bảo vệ không phận trên những hòn đảo tự tạo của họ. Reuters đưa tin vào ngày 8/5 rằng 7 máy bay tuần tra của Philippines đã nhận được cảnh báo từ chính quyền Trung Quốc là phải tránh xa khu vực này khi họ bay trên quần đảo Trường Sa ở Biển Đông.

Thậm chí nếu các quốc gia khác không nhận biết được vùng phòng không này, thì nó cũng cho phép chính quyền Trung Quốc có được một cơ sở pháp lý để duy trì sự có mặt của các máy bay quân sự và tàu chiến trong khu vực này, và để quấy rối các máy bay nước ngoài di chuyển qua đây.

Chiến lược tổng thể này là một ví dụ rõ ràng về chiến tranh pháp lý. Điều này có nghĩa là một quốc gia có thể sử dụng luật pháp quốc tế trong các chiến lược quân sự.

Các chiến lược cụ thể mà chính quyền Trung Quốc sử dụng trong các tuyên bố lãnh hải của mình là “Ba chiến tranh pháp lý”. Nó bao gồm chiến tranh pháp lý, chiến tranh tâm lý nhằm khiến cho quân đội nước ngoài mất ý chí chiến đấu, và chiến tranh truyền thông để định hướng dư luận theo hướng có lợi cho mình.

The Heritage Foundation đã ghi nhận sự khởi đầu của chiến lược này vào ngày 21/5/2012. Quỹ này cho biết chính quyền Trung Quốc đang điều khiển Công ước về Luật Biển của Liên Hợp Quốc (UNCLOS), để tuyên bố chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông.

“Có câu hỏi nhỏ rằng có phải Trung Quốc đang cố gắng sử dụng UNCLOS để hạn chế các hoạt động của hải quân Mỹ ở thời điểm mà hải quân Trung Quốc chưa có đủ khả năng để làm như vậy một cách trực tiếp”, quỹ này cho hay.

Đồng thời, Heritage Foundation nói thêm, chính quyền Trung Quốc đang không chơi theo luật. “Trong cuộc đối đầu đang diễn ra với Philippines về việc tranh chấp các đảo và bãi cát ngầm ở Biển Đông, Trung Quốc đã từ chối đệ trình lên Tòa trọng tài của UNCLOS, mặc dù cả Manila và Bắc Kinh đều đã ký kết công ước này”.

Tình hình hiện nay mà chúng ta đang chứng kiến ​​là một giai đoạn khác của những điều mà các chuyên gia dự đoán.

Joshua Philipp, Đại Kỷ Nguyền tiếng Anh

Tâm Minh biên dịch

Không có nhận xét nào: