Tọa đàm về việc báo chí Việt Nam có quyền chống tham nhũng hay không, nhân việc nguyên Tổng Biên tập báo Người Cao Tuổi, ông Kim Quốc Hoa, bị khởi tố.
Đó chính là chủ đề của cuộc Bàn tròn Trực tuyến thứ Năm ngày 14/5/2015 giữa BBC và các khách mời từ Việt Nam và hải ngoại.
Sự việc sẽ có tác động ra sao tới giới làm báo và truyền thông ở trong nước và đặc biệt có tác động gì tới báo chí 'chống tham nhũng' và quyền tác nghiệp trong lĩnh vực này?
Cụ thể là, liệu sự việc có làm cho những cơ quan báo chí, truyền thông nhà nước (báo chí lề phải) và truyền thông mạng xã hội bị 'chùn bước' hoặc 'hoang mang', 'dao động' khi làm tin bài về lĩnh vực này nữa hay không, tiếng nói của tự do báo chí và ngôn luận ra sao?
Trong vụ việc mới nhất, nhà báo Kim Quốc Hoa đã bị khởi tố theo điều 258 Bộ luật Hình sự, mà điều luật này có nội dung như sau:
"Điều 258. Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân:
"Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
"Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm."
'Nội chính, chống tham nhũng'
Cách đây bảy năm, ngày 15/10/2008, hai nhà báo trong nước từng làm các tin bài 'nội chính' và 'chống tham nhũng' là các ông Nguyễn Việt Chiến (báo Thanh Niên) và Nguyễn Văn Hải (báo Tuổi Trẻ) đã ra tòa vì bị kết án theo điều này khi từng làm tin bài về vụ tham nhũng ở Ban quản lý dự án PMU18 thuộc Bộ Giao thông.
Một câu hỏi khác được đặt ra là trong bảy năm qua, từ vụ hai nhà báo liên quan vụ PMU18 tới sự việc của ông Kim Quốc Hoa, tình hình và thực tế báo chí chống tham nhũng ở Việt Nam đã có biến chuyển nào cơ bản nhất hay chưa?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét