Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Đa Chiều. |
Hãng thông tấn Itar Tass ngày 17/6 nói rằng, gần đây chính quyền Baikal đã ký hợp đồng cho công ty TNHH Hưng Bang Hoa Nga của Triết Giang, Trung Quốc thuê 115 ngàn héc ta đất với thời gian 49 năm để canh tác với tổng vốn đầu tư khoảng 500 triệu USD.
Thông tin này đối với một bộ phận truyền thông Nga là một cú sốc và dẫn đến các cuộc tranh luận gay gắt. Một số đài truyền hình và báo mạng của Nga coi thông tin này là "đất đai của Tổ quốc đang bị bán từng mảnh cho Trung Quốc" và "thời kỳ Trung Quốc bành trướng trên lãnh thổ Nga đã bắt đầu".
Trong khi đó người Trung Quốc đã đến đầu tư khai thác vùng Viễn Đông và Siberia đã lâu. Từ cuối năm 2009 khi ông Dmitry Medvedev làm Tổng thống đã ký hợp đồng với người đồng nhiệm Trung Quốc Hồ Cẩm Đào. Từ đó trở đi hiện tượng người Trung Quốc sang Nga thuê đất ngày càng trở nên phổ biến.
Khu tự trị Yevreyskaya thuộc tỉnh Khabarovsk giáp biên với Trung Quốc cũng đã cho nông dân Trung Quốc thuê 426,6 ngàn héc ta canh tác đậu, lúa và rau màu. Hiện tại có khoảng 2500 nông dân Trung Quốc đang canh tác trên mảnh đất này của Nga nhưng mấy năm qua không một ai xin nhập quốc tịch Nga.
Alexander Galushkak, Thứ trưởng Bộ Phát triển Viễn Đông cho rằng, "Trung Quốc bành trướng luận" chỉ là một tin đồn lan rộng: "Các bạn cứ đến Viễn Đông mà xem, càng đi sẽ càng phát hiện người Trung Quốc chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ."
Tới thời điểm hiện nay có khoảng 6 ngàn dân Trung Quốc sinh sống ở vùng biên giới Krasnoyarsk Wales. Nhưng con số này có thể biến động tăng lên gần 20 ngàn người tùy vào mùa vụ. Vasily Kashin từ Trung tâm Phân tích Kỹ thuật chiến lược Nga cho rằng Moscow không nên quên lợi ích của mình trong các dự án hợp tác với Trung Quốc.
Nhưng hiện tại theo Vasily Kashin, chưa có dấu hiệu nào cho thấy kế hoạch bành trướng lãnh thổ của Bắc Kinh trên đất Nga vì dù có bành trướng lãnh thổ ở Nga thì với Trung Quốc cũng không thể giải quyết những vấn đề họ đang gặp. Thậm chí nó còn làm tăng rủi ro nghiêm trọng.
Alexey Maslov, Chủ nhiệm Viện Nghiên cứu Kinh tế học Nga thì nói, nỗi sợ trong xã hội Nga đối với Trung Quốc là hoàn toàn vô lý. Khác với văn hóa phương Tây, Trung Quốc trong mắt người Nga có một nền văn hóa xa lạ và khác biệt
Hồng Thủy.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét