Việt Nam, ngành điện lực do nhà nước quản lý, hay nói cách khác là ngành độc quyền của nhà nước, mọi sự biến thiên tăng hay giảm về giá điện đều liên quan đến đời sống của người dân. Trong đợt thu tiền điện trên toàn quốc vừa qua, giá điện đột ngột gia tăng lên gấp rưỡi, gấp đôi, thậm chí có nhiều gia đình phải trả gấp ba số tiền trước đây mặc dù mức độ sử dụng điện không hề thay đổi.
Điều này tạo ra một cơn sốc phòng vệ trên toàn quốc và nếu tình trạng này tiếp tục diễn ra sẽ tạo nguy cơ hoàn toàn bất ổn cho nền kinh tế nói chung và tâm lý người dân nói riêng.
Tăng giá tùy tiện và vô lý
Một cư dân Sài Gòn tên Thiện, hiện đang là giám đốc một doanh nghiệp tư nhân về lĩnh vực địa ốc và dầu khí, chia sẻ: “Giá điện tăng chung mà, nếu mà tính lũy tuyến lên thì nhà ai vượt quá số điện trên đầu người thì nó tăng tiền. Điện tăng giá, xăng tăng giá thì các thứ khác cũng tăng giá.”
Theo ông Thiện, với những qui định hiện tại, ngành điện sẽ còn nhiều khuất tất khó mà khắc phục được. Và một khi ngành điện có vấn đề, người chịu thiệt thòi lớn nhất bao giờ cũng là người dân tiêu thụ điện. Bởi ngành điện vẫn là ngành chủ lực của nhà nước, do nhà nước quản lý nên động cơ tham nhũng rất cao, hoàn toàn khác với doanh nghiệp tư nhân trong thời buổi kinh tế thị trường nhắm đến khách hàng như một thượng đế đúng nghĩa và lấy uy tín của công ty, lấy thiện cảm của khách hàng làm mục tiêu phát triển.
Chỉ riêng vấn đề tính lũy tuyến trong số kilowat tiêu thụ, đã có khối vấn đề để nói. Vì giá điện hiện tại chỉ tăng 7,5% so với trước, nghĩa là một trăm ngàn đồng thì khách hàng phải trả thành một trăm lẻ bảy ngàn năm trăm đồng. Đó là trên lý thuyết, thực tế hoàn toàn khác.
Cách tính lũy tuyến và phạt sử dụng điện năng quá mức qui định là một cái bẫy với người tiêu dùng. Hiện tại, ngành điện lực qui định mỗi gia đình chỉ được sử dụng đúng 50 kilowat, trong đó sử dụng giờ bình thường tính giá như đang qui định, nếu sử dụng giờ cao điểm lại tính theo giá khác và sử dụng vượt mức cho phép, số tiền sẽ bị đánh phạt từ 150% đến 200%, thậm chí có trường hợp bị phạt đến 400% nếu vượt quá 200 kilowat. Và mức phạt sẽ còn tăng cao hơn nữa nếu như số kilowatt vượt quá 250. Và với đà tính lũy tuyến kiểu này, người dân hoàn toàn thiệt thòi.
Cách tính lũy tuyến và phạt sử dụng điện năng quá mức qui định là một cái bẫy với người tiêu dùng. Hiện tại, ngành điện lực qui định mỗi gia đình chỉ được sử dụng đúng 50 kilowat, trong đó sử dụng giờ bình thường tính giá như đang qui định, nếu sử dụng giờ cao điểm lại tính theo giá khác và sử dụng vượt mức cho phép, số tiền sẽ bị đánh phạt từ 150% đến 200%, thậm chí có trường hợp bị phạt đến 400% nếu vượt quá 200 kilowat. Và mức phạt sẽ còn tăng cao hơn nữa nếu như số kilowatt vượt quá 250. Và với đà tính lũy tuyến kiểu này, người dân hoàn toàn thiệt thòi.
Ngay cả việc qui định về giờ cao điểm và giờ bình thường cũng hoàn toàn vô lý, người ta qui định ngày bình thường thì từ thứ hai đến thứ bảy, từ bốn giờ sáng đến chín giờ rưỡi sáng. Riêng ngày chủ nhật thì từ bốn giờ sáng đến mười giờ đêm. Riêng giờ cao điểm thì từ thứ hai đến thứ bảy, bắt đầu từ chín giờ rưỡi sáng đến mười một giờ rưỡi sáng. Trong khi đó, đồng hồ của người dân chỉ có thể chạy được con số bao nhiêu klilowat chứ không có nhật ký về giờ sử dụng điện, hơn nữa, đồng hồ lại mắc trên trụ điện, nhân viên điện lực đến ghi số, không hề có sự giám sát của người sử dụng.
Nhìn chung, tất cả các hoạt động của ngành điện lực đều rất quan liêu, bao cấp, hoàn toàn không xem người sử dụng điện là khách hàng. Thêm một chuyện nữa là người đi ghi chỉ số điện và nước ở Việt Nam nói chung chứ không riêng gì một tỉnh thành nào, đều có tác phong và cung cách làm việc giống nhau, hết sức cẩu thả, tùy tiện và vô nguyên tắc, vô kỉ luật.
Sở dĩ phải nói họ vô nguyên tắc, vô kỉ luật bởi vì họ không tôn trọng định mốc thời gian đã đề ra, ví dụ như tháng trước ghi số điện tiêu thụ vào ngày 10 thì tháng sau bắt buộc phải ghi đúng ngày 10 hoặc trước đó một ngày. Bởi đồng hồ điện không có nhật ký ngày sử dụng điện, chỉ có số liệu điện năng tiêu thụ, nếu ghi trễ một ngày, con số tiêu thụ rất có thể nhảy vọt qua mức phạt thay vì mức bình thường nếu ghi đúng ngày.
Sở dĩ phải nói họ vô nguyên tắc, vô kỉ luật bởi vì họ không tôn trọng định mốc thời gian đã đề ra, ví dụ như tháng trước ghi số điện tiêu thụ vào ngày 10 thì tháng sau bắt buộc phải ghi đúng ngày 10 hoặc trước đó một ngày. Bởi đồng hồ điện không có nhật ký ngày sử dụng điện, chỉ có số liệu điện năng tiêu thụ, nếu ghi trễ một ngày, con số tiêu thụ rất có thể nhảy vọt qua mức phạt thay vì mức bình thường nếu ghi đúng ngày.
Và người ghi chữ số điện phải biết điều tiết, chia tất cả các trạm đồng hồ thành một lịch trình hẳn hoi để cứ đến ngày đến giờ lại ghi. Đó là nguyên tắc bắt buộc. Nhưng không, người ghi điện và nước trên khắp đất nước này đều không có nguyên tắc đó. Có thể tháng này ghi vào ngày 10, tháng sau lại ghi vào ngày 20, tháng sau nữa chọn lui lại ngày 10 rồi tính lũy tuyến theo nửa tháng… Cuối cùng, cách gì người dân cũng bị phạt vì sử dụng quá mức cho phép.
Rừng chết, người chết, điện vẫn cứ tăng giá
Ông Hà, cư dân quận Gò Vấp, Sài Gòn, bức xúc:“Không biết tăng bao nhiêu phần trăm nhưng mà như tháng trước mình sài khoảng một trăm tám, một trăm chín chục ngàn thì tháng này lên ba trăm ba, ba trăm bốn chục ngàn. Điện sản xuất thì nó tính theo lũy tuyến, một trăm chữ điện đầu thì khác, rồi hai trăm chữ, rồi hơn… đều tính khác. Điện sản xuất, kinh doanh nó tính cao hơn nữa.”
Theo ông Hà, vấn đề tăng tiền điện đột ngột tại Sài Gòn nói riêng và tại Việt Nam nói chung đã tạo ra cơn sốc phòng vệ trong nhân dân. Bởi đây là nguồn năng lượng sử dụng thường xuyên, hằng ngày của mỗi gia đình. Nói trên một nghĩa khác thì hiện tại, vấn đề điện và nước đã trở thành vấn đề an ninh tâm lý của xã hội. Chỉ cần liên tục cúp điện hoặc cúp nước sẽ dẫn đến khủng hoảng tâm lý cục bộ trong xã hội.
Theo ông Hà, vấn đề tăng tiền điện đột ngột tại Sài Gòn nói riêng và tại Việt Nam nói chung đã tạo ra cơn sốc phòng vệ trong nhân dân. Bởi đây là nguồn năng lượng sử dụng thường xuyên, hằng ngày của mỗi gia đình. Nói trên một nghĩa khác thì hiện tại, vấn đề điện và nước đã trở thành vấn đề an ninh tâm lý của xã hội. Chỉ cần liên tục cúp điện hoặc cúp nước sẽ dẫn đến khủng hoảng tâm lý cục bộ trong xã hội.
Và một khi giá điện tăng đột ngột, điều này chắc chắn sẽ kéo theo hàng loạt thứ hàng hóa khác tăng giá theo bởi mọi ngành sản xuất đều có liên quan đến điện năng. Trong trường hợp này, tâm lý của người dân sẽ bị khủng hoảng, họ không những không tin vào nhà nước mà còn cảm thấy nhà nước giống như một con quái vật không thuần tính, vui thì nó nhởn nhơ, buồn thì nó quay sang gây nguy hiểm cho con người. Tình trạng tăng giá điện độ ngột hiện tại được xem là trạng thái gây nguy hiểm của con quái thú này.
Trong khi đó, biết bao nhiêu diện tích rừng Việt Nam đã bị tàn phá chỉ để dành chỗ cho ngành thủy điện được phát triển, có biết bao nhiêu khu vực bị ô nhiễm nặng nề vì nhiệt điện. Nhiệt điện, thủy điện và phong điện phát triển đầy rẫy trên đất nước, thậm chí người ta còn hướng đến sử dụng điện hạt nhân. Và hậu quả của thủy điện, nhiệt điện để lại hết sức thảm khốc cho các vùng đồng bằng vốn trong lành và bình yên. Sự hy sinh của núi rừng, khí quyển và con người hoàn toàn vô nghĩa khi các công trình thủy điện, nhiệt điện mọc ra từ tiền thuề của nhân dân lại tiếp tục giơ đôi tay lông lá ra bóp lấy cuống họng nhân dân bằng cách liên tục tăng giá điện.
Với mức thu phí tiền điện hiện tại, người chịu thiệt thòi nhất vẫn là những lao động nghèo. Họ không có đủ điều kiện để sử dụng những dụng cụ cao cấp, ít tiêu thụ điện năng nên phải mua những dụng cụ tiêu thụ điện năng cao nhưng có giá thành vừa phải. Và với đà phạt lũy tuyến như đang thấy, có khi một tháng lương của công nhân chỉ đủ để trả tiền điện và tiền nước.
Nói đến đây, ông Hà nói rằng nhà nước phải xem lại gấp giùm cho ông, đừng treo miệng người lao động nghèo như ông bằng giá điện và giá nước hằng tháng!
Nói đến đây, ông Hà nói rằng nhà nước phải xem lại gấp giùm cho ông, đừng treo miệng người lao động nghèo như ông bằng giá điện và giá nước hằng tháng!
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam
.
.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét