Pages

Thứ Sáu, 26 tháng 6, 2015

Bị Nhật ‘trêu ngươi’, Trung Quốc nổi đóa

Một máy bay tuần tra quân sự tối tân nhất của Nhật Bản đã lượn vòng tròn xung quanh các khu vực tranh chấp ở Biển Đông, ngay thời điểm mở màn cuộc tập trận chung với Philippines. Hành động khiêu khích ngay trước mũi Trung Quốc nói trên của Nhật Bản đã khiến Bắc Kinh nổi xung.

Bị Nhật ‘trêu ngươi’, Trung Quốc nổi đóa
ảnh minh họa
Theo giới chức Nhật Bản và Philippines, máy bay do thám tối tân P3-C Orion của Nhật Bản cùng với 3 thành viên phi hành đoàn là những vị khách Philippines đã bay ở độ cao 1.524m trên bầu trời ở khu vực Bãi Cỏ Rong (Reed Bank). Theo sau chiếc máy bay của Nhật là một máy bay tuần tra nhỏ hơn của Philippines .

"Chúng tôi đã thực hiện cuộc huấn luyện tìm kiếm và giải cứu - một bài tập vô cùng quan trọng trong bất kỳ chiến dịch ứng phó và cứu trợ thảm họa nào”, Đại tá Hải quân Jonas Lumawag cho biết tại Sân bay Quốc tế Puerta Princesa trên đảo Palawan .

"Đây là lần đầu tiên chúng tôi ở đây và cũng lần đầu tiên chúng tôi tổ chức hoạt động này cùng với Philippines ”, Chỉ huy Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản - ông Hiromi Hamano cho biết sau khi chiếc máy bay P3-C quay trở lại Palawan .

Sự có mặt của Nhật Bản ở khu vực Biển Đông đang có tranh chấp nóng bỏng được Bắc Kinh coi là sự ủng hộ ngầm của Tokyo đối với Philippines - nước đang đối đầu quyết liệt với Trung Quốc. Đặc biệt, Trung Quốc càng nóng mặt hơn khi Nhật Bản đưa máy bay do thám tối tân được ví là sát thủ săn tàu ngầm đến để trêu ngươi họ.

P3C Orion được liệt vào danh sách các “sát thủ săn tàu ngầm”. P3C Orion do Tập đoàn Lockheed của Mỹ nghiên cứu phát triển. Nó được thiết kế để dùng cho nhiệm vụ tuần tra biển, trinh sát, tác chiến chống tàu mặt nước và tác chiến chống ngầm. P-3C lắp 4 động cơ tuốc bin cánh quạt Allison T56-A-14 (công suất 4.600 mã lực/chiếc) cho phép đạt tốc độ tối đa 750km/h, bán kính chiến đấu 2.490km, trần bay 10.400m, hoạt động liên tục trên không 16 tiếng. Máy bay được trang bị hệ thống điện tử hàng không tiên tiến và những “bộ máy” giúp P-3C săn lùng tàu ngầm.

Về hệ thống vũ khí săn tàu ngầm, P-3C Orion thiết kế với khoang chứa trong thân và 10 giá treo trên cánh mang được 9,1 tấn vũ khí gồm: tên lửa không đối hạm tầm ngắn AGM-84, bom thông thường, bom hạt nhân, ngư lôi chống ngầm. Với số lượng vũ khí khổng lồ này, nó hoàn toàn có thể đánh chìm không chỉ một tàu ngầm mà nhiều chiếc, hơn nữa nó có khả năng đánh chìm chiến hạm mặt nước.

Trung Quốc đã nhanh chóng lên tiếng trước động thái mới nhất của Nhật Bản và Philippines .

"Chúng tôi hy vọng các bên có liên quan không thổi phòng hoặc thậm chí tạo ra căng thẳng trong khu vực và chúng tôi hy vọng các bên liên quan có thể đóng góp nhiều hơn cho hòa bình cũng như sự ổn định trong khu vực, thay vì làm điều đối ngược lại”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc – ông Lu Kang đã nói như vậy tại một cuộc họp báo định kỳ.

Tokyo lo ngại sự thống trị của Trung Quốc ở một khu vực mà phần lớn giao dịch thương mại đường biển của thế giới đi qua sẽ khiến Nhật Bản bị cô lập. Tokyo cũng đang có cuộc tranh chấp quyết liệt với nước láng giềng Bắc Kinh ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông.

Trước đó, hãng thông tấn chính thức của Trung Quốc – Tân Hoa Xã cũng đã lên teiengs chỉ trích, lên án cuộc tập trận chung kéo dài 2 ngày giữa Nhật Bản và Philippines, miêu tả đó là hành động “can thiệp” của Tokyo vào khu vực. Cuộc tập trận Nhật-Philippines diễn ra khi mà Manila đang tiến hành cuộc tập trận chung khác với đồng minh lớn là Mỹ. Đây là cuộc tập trận đã được khởi động từ hồi tuần trước.

Trung Quốc đang có tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải ở Biển Đông với 4 nước láng giềng Đông Nam Á gồm Philippines, Malaysia, Brunei, Việt Nam và Vùng lãnh thổ Đài Loan. Trung Quốc đang đòi chủ quyền tới khoảng 90% Biển Đông chiến lược và giàu tài nguyên dựa trên yêu sách đường 9 đoạn phi lý hay còn gọi là đường lưỡi bò. Đường 9 đoạn liếm sâu vào bên trong trung tâm biển của Đông Nam Á. Đòi hỏi chủ quyền phi lý, phi pháp và quá đáng của Trung Quốc đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ và quyết liệt của các nước trong khu vực nói riêng và cộng đồng quốc tế nói chung.

Trung Quốc gần đây đang đẩy mạnh các hoạt động bồi đắp, cải tạo và xây dựng trái phép trên hàng loạt bãi đá, bãi san hô ở Biển Đông. Hoạt động bồi đắp làm thay đổi thế nguyên trạng ở Biển Đông của Trung Quốc hiện nay đang gây ra sự lo ngại, bất bình rất lớn trong khu vực nói riêng và cộng đồng thế giới nói chung. Những đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang xây dựng ở Biển Đông có thể sẽ được sử dụng cho các mục đích quân sự nhằm tranh giành chủ quyền với các nước trong khu vực. Điều này càng khiến cộng đồng thế giới quan ngại hơn.

Những động thái, bước đi nói trên của Trung Quốc đã buộc các nước có chung mối quan ngại tìm đến hợp tác, liên minh với nhau nhằm đối phó cũng như ngăn chặn tham vọng của Trung Quốc. Liên minh Nhật Bản-Philippines ra đời trong tình huống như vậy. Nhật Bản muốn lập một loạt liên minh với các nước Đông Nam Á nhằm tạo một vòng vây xung quanh Trung Quốc với một mục đích cao nhất là kiềm chế sức mạnh cũng như tham vọng của Bắc Kinh. Ngoài lý do vì tranh chấp lãnh thổ, Tokyo không tránh khỏi sự lo lắng và bất an trước một nước láng giềng Trung Quốc ngày càng mạnh ở gần mình và giữa hai cường quốc Châu Á còn có cuộc đua tranh giành ảnh hưởng trong khu vực. Về phần mình, Philippine biết rằng, trong cuộc đối đầu lớn với một nước mạnh như Trung Quốc, họ cần phải dựa vào các đồng minh lớn như Mỹ và giờ là thêm cả Nhật Bản.

Không có nhận xét nào: