Pages

Thứ Năm, 2 tháng 7, 2015

Các dãi san hô bị thiệt hại nghiêm trọng khi TQ xây đảo nhân tạo

Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok

Một loại san hô quý hiếm ở vùng biển Đông Nam Á

Một loại san hô quý hiếm ở vùng biển Đông Nam Á
 Wolcott Henry/Smithsonian




Đánh giá về những rạn san hô tại vùng biển đó và những tác hại gây nên khi gấp rút đổ cát xây dựng trên những khu vực san hô như thế là đề tài trong chuyên mục Khoa học- Môi trường hôm nay.


Quan ngại của giới chuyên gia quốc tế
Quan ngại ngày càng tăng trong giới khoa học về tình trạng hủy hoại một hệ san hô quan trọng trong khu vực Đông Nam Á ở khu vực nơi mà Trung Quốc hiện đang nhanh chóng cho tiến hành cải tạo xây dựng những đảo nhân tạo.
Những nhà khoa học sau khi xem xét các ảnh chụp từ vệ tinh ở khu vực quần đảo Trường Sa được công bố gần đây cho hãng thông tấn Reuters biết hoạt động đổ cát xây dựng tại bảy bãi cạn ở Trường Sa mà Trung Quốc thực hiện gần đây làm hư hại hệ san hô quanh những địa điểm tiền đồn như thế. Và khu vực bị ảnh hưởng có thể rộng hơn người ta tưởng lúc ban đầu.
Nhà sinh vật học biển nổi tiếng thuộc Đại học Miami Hoa Kỳ, ông John McManus, cùng hợp tác với các nhà khoa học Philippines trong công tác nghiên cứu Biển Đông, trong tháng sáu này phát biểu với các nhà khoa học khác rằng hoạt động cải tạo của Trung Quốc để xây dựng nên những đảo nhân tạo tại các bãi cạn đạt kỷ lục trong lịch sử con người về tốc độ nhanh nhất làm mất vĩnh viễn một vùng san hô.
Cơ quan Liên bang Hoa Kỳ đặc trách Hải dương vả Khí quyển, ông John McManus viết rõ rằng hoạt động nạo vét cát để đắp đảo và thông tuyến cho tàu thuyền vào những đảo mới xây đã phủy hoại một vùng rộng lớn các rạn san hô quanh nơi xây dựng
Trên diễn đàn mạng điều hành bởi Cơ quan Liên bang Hoa Kỳ đặc trách Hải dương vả Khí quyển, ông John McManus viết rõ rằng hoạt động nạo vét cát để đắp đảo và thông tuyến cho tàu thuyền vào những đảo mới xây đã phủy hoại một vùng rộng lớn các rạn san hô quanh nơi xây dựng.
Theo đánh giá của giới khoa học thì các rạn san hô tại khu vực Trường Sa tương đối nhỏ so với các hệ san hô lớn khác trên Trái Đất; tuy nhiên hệ san hô ở Trường Sa được đánh giá có đa dạng sinh học và có thể giúp khôi phục cho những rạn san hô bờ biển đang bị đe dọa với những ấu trùng san hô và cá của chúng đưa đến.
Các rạn san hô tại khu vực Trường Sa còn là nơi cư ngụ của một số sinh vật biển đang có nguy cơ tuyệt chủng gồm loài sò trai khổng lồ, cá nược cũng như một số chủng loại rùa biển.
Một chuyên gia về khoa học biển và pháp lý thuộc Trường Ngiên cứu Quốc tế S Rajaratman ở Singapore, bà Youna Lyons, cho biết những rạn san hô mà bao nhiêu thế kỷ qua không ai đụng đến thì nay không còn nữa. Vào tuần qua bà này nói với hãng thông tấn Reuters rằng bà thấy có bằng chứng những hoạt động nạo vét như dạng Trung Quốc đang thực hiện diễn ra ngoài những khu cải tạo là bảy bãi đá được công khai.
Bà này cũng có đánh giá là qui mô và bản chất hoạt động nạo vét những vùng san hô tại khu vực Biển Đông như gần đây là chưa hề có trong lịch sử con người.
Philippines vào ngày 22 tháng 6 lại công khai lên tiếng cáo buộc Trung Quốc gây hại cho hệ sinh thái biển khi tiến hành hoạt động cải tạo xây dựng đảo nhân tạo ở khu vực Trường Sa. Manila nêu cụ thể con số thiệt hại về kinh tế đối với các quốc gia quanh Biển Đông phải gánh chịu hằng năm là chừng 280 triệu đô la.
Đánh giá của chuyên gia Việt Nam
Nguyên viện trưởng Viện Hải Dương học Nha Trang, giáo sư Nguyễn Tác An, cho biết đánh giá về hệ sinh thái san hô tại Trường Sa như sau:
“ Điều này Việt Nam nghiên cứu tương đối kỹ nhất là trong chương trình hợp tác quốc tế. Mình khẳng định quần đảo Trường Sa là quần đảo san hô. Gốc của nó là những ám tiêu san hô; do đó nền tảng hình thành các đảo là những ám tiêu san hô.
Như anh biết quần đảo Trường Sa bây giờ trở thành nơi có vị trí địa chiến lược, địa chính trị, địa kinh tế; nhất là nó án ngữ trên tuyến đường giao thông quốc tế. Do đó vấn đề san hô cực kỳ quan trọng. Hiện nay theo luật biển nghiêm cấm các quốc gia cải tạo, khai thác, thay đổi cấu trúc của các ám tiêu san hô. Một số quốc gia hiện nay làm chuyện đó nên vấn đề trở nên quan trọng.

Hình ảnh hoạt động xây đảo của Trung Quốc được may bay Mỹ nghi lại
Hình ảnh hoạt động xây đảo của Trung Quốc được may bay Mỹ nghi lại

Ngoài ra 50% lượng cá tại Biển Đông liên quan đến các ám tiên san hô với diện tích trên 200 ngàn cây số vuông, nên nó rất quan trọng.
Ngoài ra những ám tiên san hô hình thành nên những chỏm đảo có độ cao khoảng 1-2 mét khỏi mặt nước trở thành mặt bằng cho ngư dân sinh sống, cư trú và cho những hoạt động kinh tế
Các rạn san hô tại khu vực Trường Sa còn là nơi cư ngụ của một số sinh vật biển đang có nguy cơ tuyệt chủng gồm loài sò trai khổng lồ, cá nược cũng như một số chủng loại rùa biển
Quan trọng nhất là đa dạng sinh học của san hô ở vùng Biển Đông. Nó ở vùng nhiệt đới nên có giá trị trong việc điều tiết thời tiết. 2.15
Một chuyên gia về thực vật biển của Việt Nam, tiến sĩ Nguyễn Hữu Đại, cũng cho biết:
“Trước đây có những đề tài cấp Nhà nước nghiên cứu về đa dạng sinh học: tất cả các ngành về sinh vật từ san hô cho đến cá, cho đến cỏ biển… thì người ta cũng đánh giá đó là vùng biển rất đa dạng, giàu có; đa dạng về sinh học.
“ Chắc chắn vùng Trường Sa của Việt Nam là vùng đa dạng sinh học về san hô thuộc loại lớn của thế giới rồi. Cả Hoàng Sa và Trường Sa đa dạng sinh học đều lớn, trong đó có nhiều loài thủy sản và nếu phá hoại chúng thì ảnh hưởng đến toàn bộ môi sih cùa vùng đó.”
“ Hiện nay nguyên nhân suy giảm thì đâu cũng diễn ra hết; nhưng vùng hoạt động của con người nhiều quá thì nó ảnh hưởng. Từ đánh bắt cho đến những hoạt động bồi đắp …đều ảnh hưởng ghê lắm”
Phản ứng của Trung Quốc
Trung Quốc khi được hỏi về những đánh giá gây hại môi trường mà giới khoa học nêu ra khi Bắc Kinh cho tiến hành cải tạo, bồi đắp xây dựng đảo nhân tạo, thì Cục Hải Dương Nhà nước Trung Quốc cho rằng tác động đối với sinh thái rạn san hô chỉ khu biệt, tạm thời, có thể kiểm soát được và có thể phục hồi. Ngoài ra cơ quan này không trả lời thêm gì khác khi bị chất vấn.
Một quan chức thuộc Vụ Biên giới- Hải dương của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng không nước nào quan tâm đến việc bảo vệ sinh thái của đảo, rạn san hô và khu vực biển liên quan bằng Trung Quốc. Người này còn nói rằng Trung Quốc tôn trọng những cam kết của Công ước Liên hiệp quốc về Đa dạng Sinh học và Buôn bán Các loài Nguy cấp.
Tuyên bố lâu nay của Trung Quốc hoàn toàn ngược lại với những quan ngại và cảnh báo của giới khoa học.
Về việc có thể giúp phục hồi những khu vực san hô bị phá hủy, giáo sư Nguyễn Tác An khẳng định:
“ San hô ở Trường Sa hình thành cả trăm triệu năm thì làm sao có thể khôi phục được. Thứ hai nữa sự phát triển của san hô rất chậm. Thứ ba với động lực ở trong biển khi phá khu vực này sẽ gây ảnh hưởng đến một khu vực lớn chứ không phải trong lĩnh vực nhỏ.
Các nhà khoa học quốc tế đã nói nếu gây hại đến các ám tiêu san hô thì không thể nào phục hồi được và dẫn đến các hậu quả về sinh thái học mà không cách gì phục hồi lại được.
Tiến sĩ thực vật biển Nguyễn Hữu Đại có trình  bày:
“Tôi cho rằng người ta nói phần nào cũng đúng vì khu nào người ta nạo vét thì khu đó nước đục và san hô bị ảnh hưởng; còn nếu ở xa quá thì khó ảnh hưởng đến. Nhưng để phục hồi không phải dễ vì san hô hằng nghìn năm. Khi bị vẫn đục thì những polyp của nó, nơi để sinh sống bị biến đổi, san hô chết thì để phục hồi biết bao lâu, trăm năm, ngàn năm. Đâu có dễ, làm cho vẩn đục lên rồi thì phục hồi rất khó. Nhưng tôi cho rằng chỉ khu vực chung quanh đó thôi chứ khó có thể ảnh hưởng đến vùng biển rộng lớn như vậy. Những khu vực nào bị tác động bởi con người thì bị tác động thôi, chứ những khu vực xa thì khó bị ảnh hưởng bởi những việc đó.”
“ Chắc chắn những khu vực nào mà con người đến tác động thì san hô sẽ bị thoái hóa nhanh và phục hồi rất lâu, người ta nói phục hồi nhanh là không đúng, việc phục hồi ( san hô) rất chậm. Vì để phát triển thành một rạn phải rất lâu dài bởi san hô phát triển rất chậm.
“ Để phục hồi thì người ta đem cả một cành san hô di giống đi trồng chỗ khác, ít khi đem ấu trùng vì ấu trùng nở ra hằng loạt rất khó. Di giống là lấy những cành san hô rồi đem đi trồng ở những nơi khác; chứ đem ấu trùng thì khó lắm.”
Nhưng san hô ở xa ngoài biển nên người ta chưa thấy tác hại của nó. Tuy nhiên các nhà khoa học cho biết lượng cá ngoài biển giảm đến 85% rồi mà nguyên nhân là các ám tiêu san hô, nơi cư trú, dưỡng sinh của cá bị hủy hoại
Giáo sư Nguyễn Tác An
Hành động cần có
Một nhà sinh vật học biển khác là ông Terry Hughes thuộc Đại học James Cook ở Queensland, người vào năm 2012 có một nghiên cứu chung với các nhà khoa học Trung Quốc ra một nghiên cứu thừa nhận diện tích san hô bị suy giảm đáng kể tại khu vực Trường Sa. Lúc bấy giờ nghiên cứu nêu lý do là vì tình trạng đánh bắt hải sản quá mức cũng như do biến đổi khí hậu gây nên.
Ông này cũng thừa nhận hoạt động cải tạo, bồi đắp xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc có thể thấy gây ra những hủy hoại ghê gớm; nhưng còn một số rạn san hô vẫn chưa bị động đến, và còn trong tình trạng khá tốt.
Nhà sinh vật học biển John McManus kêu gọi các bên có tuyên bố chủ quyền tại khu vực quần đảo Trường Sa hãy gác lại tranh chấp và  hình thành nên một khu ‘công viên hòa bình’ nhằm bảo vệ những gì còn sót lại.
Giáo sư Nguyễn Tác An cũng cho biết về vấn đề hợp tác để bảo vệ san hô tại khu vực Biển Đông:
“ Hiện nay giới khoa học họ cũng đề nghị thành lập cái gọi là bảo tồn san hô xuyên quốc gia; tức nhiều nước cùng tham gia và bảo vệ san hô như là tài sản không chỉ của vùng Đông Nam Á mà của cả thế giới nữa. Từ năm 92 người ta đã đưa ra đề xuất thành lập Vườn Bảo tồn San hô Xuyên quốc gia. Đó là cách bảo vệ tốt nhất, và yêu cầu các quốc gia phải có thiện chí.
Điều đáng sợ nhất đối với san hô hiện nay là do biến đổi khí hậu, thời tiết nóng lên, dòng chảy thay đổi, lượng thức ăn giảm đi ( san hô là một loài động vật). Đó là bất khả kháng đối với con người; nay lại có thêm tác động của nhân tai thì không kém gì biến đổi khí hậu cả. Nhưng san hô ở xa ngoài biển nên người ta chưa thấy tác hại của nó. Tuy nhiên các nhà khoa học cho biết lượng cá ngoài biển giảm đến 85% rồi mà nguyên nhân là các ám tiêu san hô, nơi cư trú, dưỡng sinh của cá bị hủy hoại”.
Theo giáo sư Nguyễn Tác An để có thể hợp tác thành công cần phải tin tưởng nhau; tuy nhiên trong thực tế vẫn chưa có được điều này. Còn theo nhà sinh vật họ biển John McManus thì nhiều người lại đang nhân danh phát triển để phá hủy môi trường.
Mục Khoa học- Môi trường kỳ này tạm dừng tại đây. Hẹn gặp lại các bạn trong chương trình kỳ tới
.

Không có nhận xét nào: