Pages

Chủ Nhật, 27 tháng 9, 2015

'Trần tuổi' với Đại hội Đảng thế nào?



Quy định về trần tuổi hay giới hạn tuổi tác với các vị trí cao cấp nhất của lãnh đạo đảng cộng sản và nhà nước Việt Nam, thường được đề cập tới như là 'tứ trụ' đang là một vấn đề cho dự đoán chính trị ở Việt Nam trước Đại hội đảng lần thứ 12, theo ý kiến nhà phân tích chính trị Việt Nam.
Trao đổi với BBC từ Singapore, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu cao cấp thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS), nói:


"Trần tuổi là một việc rất bị bắt buộc trong trường hợp ở Việt Nam, bởi vì trước đây tuổi cao quá mà anh vẫn cứ làm thì người khác không lên được. Nhưng mà nếu theo thông lệ chính trị quốc tế, thì chính khách làm gì có tuổi, anh làm được đến bao lâu thì anh làm.
"Nhưng trường hợp ở Việt Nam có mỗi một đảng thôi, thì phải có một quy định về trần tuổi để anh ứng cử hoặc là anh đến tuổi đó thì anh nghỉ.Thế nhưng có một đặc điểm quan trọng mà ít người chú ý là kết quả của Hội nghị Trung ương 11 vừa rồi, số trần tuổi cho tứ trụ là không có."

Khó phỏng đoán

Và nhà nghiên cứu nói thêm:
"Vì không có trần tuổi cho Tổng bí thư và cho ba chức vụ khác, cho nên sẽ rất khó mà đoán rằng ai sẽ ở lại, ai sẽ nghỉ hưu như từ trước đến nay người ta vẫn đoán theo cái lối áp dụng cách của Đại hội 10 hay Đại hội 11".
Mở đầu cuộc trao đổi, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp bình luận hiện tượng 'xin nghỉ công tác sớm' trong khi vẫn còn tuổi quản lý, thậm chí tới 2 năm trước khi có thể phải 'nghỉ hưu', ở nhiều trường hợp lãnh đạo cơ quan, sở, ngành của đảng và chính quyền tại một số địa phương ở Việt Nam.
Ông cũng bình luận xu thế một số tỉnh thành trực thuộc trung ương có thay đổi, điều chuyển nhân sự trước đại hội, đặc biệt ở các cấp lãnh đạo tỉnh ủy, thành ủy..., và phân tích quan hệ, tác động của các chuyển động với việc chuẩn bị và tái cơ cấu nhân sự ở BCH Trung ương và Đại hội 12 sắp tới đây.

Không có nhận xét nào: