Sổ hộ khẩu từ nhiều năm qua vẫn "hành hạ" người dân đủ mọi mặt (DR) |
Việt Nam là một trong số hiếm hoi các quốc gia trên hành tinh này còn duy trì chế độ hộ khẩu. Hai nước khác còn giữ hộ khẩu là Trung Quốc và Bắc Triều Tiên, nhưng Trung Quốc đang dự tính có thể sẽ bỏ chế độ hộ khẩu.
Vào tháng trước, Đỗ Hồng Sơn, một em học sinh ở trường PTTH Trần Hưng Đạo Hà Nội, đã viết thư cho chủ tịch Nước Trương Tấn Sang để xin can thiệp cho em, bởi vì em vừa bị đình chỉ học do không có hộ khẩu ở Hà Nội. Theo quy định hiện hành, để có thể học trường công lập, học sinh phải có hộ khẩu ở Hà Nội. Gia đình em Sơn thì không đủ khả năng tài chính để em học trường dân lập, vốn có học phí rất cao.
Bức thư của em Sơn gởi chủ tịch Nước được đăng trên báo chí đã gây sự chú ý của dư luận. Sau đó, nhà trường và Sở Giáo dục-Đào tạo Hà Nội đã phải chấp nhận cho em Sơn ghi
Tuy rằng trong chuyện này cũng có phần trách nhiệm của gia đình em Sơn là đã không tích cực làm hộ khẩu theo đúng hạn định, nhưng một lần nữa, đây là một ví dụ cho thấy tờ hộ khẩu vẫn gây nhiều khó khăn cho cuộc sống người dân. Biết bao học sinh khác như em Sơn đã chịu cảnh học hành dỡ dang chỉ vì gia đình không có sổ hộ khẩu, nhưng đâu phải ai cũng viết thư cho chủ tịch Nước để được chiếu cố giải quyết ? Có lẽ đã đến lúc phải bãi bỏ chế độ hộ khẩu để thay vào đó bằng một hình thức quản lý cư trú hiệu quả hơn và hiện đại hơn.
Chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã áp dụng phương thức quản lý theo hộ khẩu từ thập niên 1950. Sau tháng 04/1975, chế độ hộ khẩu này được áp dụng trên toàn quốc. Trả lời
« Tôi có một kỷ niệm rất là đau xót về chuyện hộ khẩu này. Đó là vào năm 1955, khi ở Việt Bắc trở về tiếp quản thủ đô Hà Nội, tôi được xung vào đội kê khai hộ khẩu. Người dân thủ đô hồ hởi đón bộ đội giải phóng trở về, nhưng họ lại nhìn tôi với một ánh mắt đầy lo sợ và nghị ngại. Vì đã là hộ khẩu thì phải ghi nghề nghiệp trước đây anh làm gì, bây giờ anh làm gì. Chỉ riêng chuyện đó đã gây một bầu không khí nặng nề trong toàn xã hội, tức là người ta cảm thấy bắt đầu bị nhốt trong một cái chuồng và từ đây nhất cử nhất động của họ đều bị kiểm soát chặt chẽ.
Còn sau đó thì chúng ta đã biết, sổ hộ khẩu gắn liền với sổ gạo, cho nên người Hà Nội mới có câu là « Sao mà mặt ngệch ra như thằng mất sổ gạo vậy ? » hay « Sao mặt mày thất thần như cái thằng mất sổ hộ khẩu thế
Như Giáo sư Tương Lai nói, vào thời bao cấp, ai cũng biết sổ hộ khẩu quan trọng như thế nào vì nó gắn liền với sổ gạo. Nhưng nay, cho dù sổ gạo đã biến mất từ lâu, sổ hộ khẩu tiếp tục « hành hạ » người dân với biết bao phiền toái, nhiều khê, nhất là đối với dân nông thôn ra thành thị kiếm sống.
Riêng tại hai thành phố lớn Hà Nội và Sài Gòn, việc nhập hộ khẩu rất gắt gao, nhiều trẻ em sinh ra và lớn lên ở hai thành phố này không được nhập hộ khẩu vì cha mẹ không có hộ tại đây và khi lớn lên không được học gần nhà ( theo tuyến ), mà bố mẹ phải chạy chọt, lo lót ở con học ở trường xa nào đó. Chưa kể là kèm theo chế độ hộ khẩu là các quy định về tạm trú, tạm vắng vẫn còn rất ngặt nghèo, hạn chế nghiêm trọng quyền tự do cư trú và tự do đi lại của người dân, như đã được ghi trong Hiến pháp Việt Nam. Trả lời RFI Việt ngữ, Giáo sư Tương Lai cho rằng ở Việt Nam việc duy trì chế độ hộ khẩu chẳng qua là nhằm duy trì chế độ toàn trị, nhằm tiếp tục trói buộc người dân mà thôi:
« Người ta biện minh rằng có hộ khẩu thì mới kiểm soát được dân số. Nhưng duy trì cái đó, tôi có cảm tưởng như là nhằm duy trì một chế độ toàn trị, muốn thâu tóm toàn bộ quyền sống, những quyền không ai có thể chối bỏ được và đương nhiên phải được.
Với chế độ toàn trị thì người ta ban phát những quyền đó cho dân. Có những điều đã quy định trong Hiến pháp, nhưng mà không thực hiện. Tự do đi lại, tự do cư trú, tự do hội họp, tự do biểu tình, tự do báo chí.., trên thực tế đều bị xâm phạm một cách rất thô bạo.
Người ta biện hộ rằng trước đây chiến tranh nên không thực hiện được, điều này có lý. Nhưng chiến tranh đã chấm dứt từ ba mươi mấy năm rồi, vậy thì có lý do gì mà biện minh cho việc không thực hiện những quyền đã được quy định trong Hiến pháp, trong đó có quyền tự do cư trú, tự do đi lại?
Cái sổ hộ khẩu này chính là một sự trói buộc ( người dân ). Nhiều em ở Hà Nội hay TP Hồ Chí Minh chẳng hạn không có quyền như những em mà bố mẹ đã được nhập hộ khẩu. Chỉ riêng chuyện ấy thôi đủ cho thấy là cần phải bãi bỏ chế độ hộ khẩu.
Trong thông điệp ngày 01/01/2014, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nói là phải thay đổi thể chế. Thì trong cái thay đổi thể chế về kinh tế, chính trị..., ông có nêu một ý rằng dân chủ và Nhà nước pháp quyền là cặp song sinh, thể hiện đặc điểm của hệ thống chính trị hiện đại. Nhưng không Nhà nước nào theo thể chế chính trị hiện đại còn giữ chế độ hộ khẩu cả.
Việt Nam muốn xây dựng một thể chế chính trị hiện đại thì việc gì mà phải lưu giữ một cái hình thức quản lý lạc hậu và ở một chừng mực nào đó thì đây là một sự vi phạm quyền của con người, quyền được sống và mưu cầu hạnh phúc, quyền tự do.
Chính cái sổ hộ khẩu này là biểu hiện sống động nhất của cái tư duy trói buộc và ban phát. Người dân chỉ có thể làm được những điều mà Nhà nước ban phát ».
Vào tháng 6 năm ngoái, khi thảo luận về dự thảo Luật cư trú, một số đại biểu Quốc hội Việt Nam đã nêu ý kiến là nên đề ra phương thức quản lý mới thay thế cho việc quản lý cư trú bằng hộ khẩu, cụ thể là bỏ cách quản lý bằng sổ tạm trú, thường trú như hiện nay.
Nhưng dự thảo Luật cư trú này lại siết chặt hơn nữa điều kiện nhập hộ khẩu vào các thành phố, cụ thể là phải sống tạm trú 2 năm ở quận mới được nhập hộ khẩu thành phố. Khi đề ra quy định này, những người soạn dự thảo cho rằng cần phải chặn đứng sự quá tải về dân cư tập trung ở các đô thị lớn. Nhưng vấn đề đặt ra là liệu làm như vậy có hạn chế được số người dân ra thành thị kiếm sống hay không ? Đơn giản là vì, dù không có sổ hộ khẩu, nhiều người vẫn kéo lên thành phố sinh sống, do ở nông thôn chẳng có gì để làm. Theo Giáo sư Tương Lai, hoàn toàn có thể tìm ra những phương thức khác để quản lý cư trú, nhưng phải trên cơ sở từ bỏ cái tư duy ban phát ân huệ cho dân:
« Có nhiều cách để quản lý. Về quản lý hành chính, chúng ta còn xa mới theo kịp cách quản lý, đặc biệt là quản lý đô thị, của các nước tiên tiến. Người ta đâu có cần sổ hộ khẩu mới quản lý được đâu ?
Dầu sao chúng ta cũng nên đặt mình vào vị trí của những người quản lý đô thị để thấy rằng họ sẽ gặp rất nhiều khó khăn nếu không có những biện pháp chế tài về việc người dân đổ xô vào các thành thị để tìm công ăn việc làm, khiến đô thị bị quá tải về mặt cơ sở hạ tầng, gây nên những xáo trộn, biến động rất lớn về trật tự an toàn xã hội, an ninh chính trị, an ninh kinh tế...
Nhưng nghệ thuật lãnh đạo chính là ở chổ này. Không phải là cái gì anh không quản được thì anh cấm. Đấy là tư duy đã cũ rồi. Bộ máy Nhà nước phải học hỏi tại sao những nước tiên tiến người ta làm được chuyện này ?
Nguyên lý của việc di dân là sức hút và sức đẩy. Ở đâu có sức hút thì dân đổ xô đến, ở nơi nào không sống được thì người ta phải rời đi, thì đó là sức đẩy. Vậy thì phải điều chỉnh sức hút và sức đẩy đó như thế nào, đó là vấn đề đặt ra cho vấn đề quy hoạch chung về kinh tế vĩ mô, và từ đó mà nó thấm nhuần vào trong những bộ luật, trong những quy định về quản lý dân cư.
Nhưng trong tất cả những điều ấy, quan trọng nhất vẫn phải là tư duy không được ràng buộc dân, không được ban phát quyền cho dân. Dân có quyền làm những điều mà Hiến pháp đã quy định. Hiến pháp đã quy định tự do cư trú, tại sao anh lại cấm dân đi vào đô thị. Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đâu phải là của riêng người Hà Nội và người Sài Gòn.
Với một cái tư duy rõ ràng như vậy, tự khắc người ta sẽ tìm ra giải pháp, chứ còn nếu còn tư duy ban phát ân huệ, thì không thể có cởi mở trong nhận định về chuyện hộ khẩu và quản lý dân cư đô thị được. »
Trong một bài viết trong mục Diễn Đàn đăng trên trang mạng Dân Trí ngày 2805/2013, nhân lúc các đại biểu Quốc hội đang thảo luận về dự thảo luật Cư trú, tác giả Đinh Việt Bình đã rất bức xúc với câu hỏi : « Sổ hộ khẩu còn tồn tại đến bao giờ? ». Tác giả châm biếm : « Ngày nay, đã qua thập niên đầu của thế kỷ 21. Cả thế giới đã điện tử. Các quốc gia lân cận đã chính phủ điện tử. Họ quản lí công dân thế nào, ai chẳng biết. Thế mà, ta, tự xem là văn minh…vẫn cứ loay hoay hộ khẩu hay không hộ khẩu. Từ sau 1990 không còn sổ gạo, tem phiếu nữa, vậy mà hộ khẩu vẫn tiếp tục sứ mệnh…hành dân, gây không biết bao nhiêu phiền toái trong giao dịch dân sự. ( ... ). Thật lạ, trong khi Hiến pháp ghi rõ công dân được quyền tự do cư trú thì cái sổ hộ khẩu vẫn cứ như vòng kim cô kìm hãm phát triển ở cả từ nghĩa hẹp nhất đến rộng nhất. »
Vào tháng 4 tới đây, theo dự kiến, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét một dự thảo luật của bộ Công an về thẻ căn cước công dân. Thẻ căn cước công dân, tức là thẻ chứng minh nhân dân hiện nay, sẽ có cơ sở dữ liệu thuộc cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư do bộ Công an quản lý và như vậy thẻ căn cước trong tương lai có thể sẽ thay thế cho sổ hộ khẩu. Nhưng hiện giờ, đề án xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đang chờ chính phủ phê duyệt và không biết khi nào mới được thực hiện.
Về phía các đại biểu Quốc hội, họ nghĩ gì về vấn đề hộ khẩu, sau đây là phần phỏng vấn đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc:
∇ Đại biểu Dương Trung Quốc
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét