Dẫn chứng khả năng tiền lệ này bị một cường quốc khác như Trung Quốc sao chép và tranh thủ áp dụng chẳng hạn như trên khu vực Biển Đông với nhiều tranh chấp, nhà nghiên cứu Châu Âu học và Khu vực học nói:
"Đấy là một tiền lệ cực kỳ nguy hiểm, khi mà các cường quốc có sức mạnh cứng, vượt trội, và sống ở bên cạnh các nước láng giềng nhỏ yếu hơn, mà lại có kiều dân thực sự cũng như kiều dân giả tưởng, ví dụ như người đánh cá, ví dụ như người đi hàng hải trên vùng biển được coi là bị đe dọa, mà vùng đó lại trên đường biển quốc tế, đường hàng hải quốc tế, nhưng lại nằm trong lãnh thổ của một nước khác chẳng hạn,
"Thì rất có thể tiền lệ này sẽ làm cho Trung Quốc sẽ bắt chước cái đó, đặc biệt với số lượng người Trung Quốc, chính quyền Trung Quốc ở Bắc Kinh đã từng coi người Hoa là đội quân thứ năm, đây là cách nói kinh điển chứ không hẳn như vậy, nhưng cái chuyện nhân danh để bảo vệ kiều dân của mình để can thiệp quân sự, đây là một tiền lệ rất nguy hiểm.
"Người Nga hiện nay rất có thể tạo ra một chứng cớ nào đó và tôi nghĩ người Trung Quốc sẽ không bỏ qua động thái này, và có thể là một tiền lệ xấu, và chúng ta (Việt Nam) rất cảnh giác, tôi cũng nghĩ rằng hiện nay vấn đề tranh chấp ở Biển Đông, vấn đề khác ở Đông Nam Á, dưới tác động của Trung Quốc, có rất nhiều cái kịch tính và rất nguy hiểm,
"Đây là thời cơ cực kỳ thuận lợi cho TQ có thể giở những con bài tương tự và tôi nghĩ cả những hành động can thiệp quân sự một cách chớp nhoáng cũng có thể xảy ra. Cho nên tôi nghĩ về phía VN và các nước Đông Nam Á cần phải hết sức cảnh giác toàn bộ các hành xử của TQ ở Biển Đông"
TSKH Lương Văn Kế
Ông Kế cho rằng không nên loại trừ khả năng Trung Quốc tận dụng tình hình dư luận quốc tế đang bị thu hút mạnh sự chú ý vào tình hình cuộc xung đột và khủng hoảng chính trị ở Ukraine, tiến hành một hành động nào đó phục vụ ý đồ từ lâu của Bắc Kinh.
Nhà nghiên cứu nói:
"Tôi nghĩ là trong lúc mà nước Nga, láng giềng khổng lồ của Trung Quốc ở phía Bắc và phương Tây và Mỹ đang dính vào cuộc tranh chấp ở Ukraine, thì rất có thể người ta không chú tâm đến xung đột Biển Đông, tranh cãi Biển Đông, và tôi nghĩ là ngay trong thời gian trước mắt thôi, người Việt Nam chúng ta phải cảnh giác như thế nào, các nước Đông Nam Á xung quanh Biển Đông phải cảnh giác như thế nào, khi mà nước Mỹ một lần nữa đang chú mục một lần nữa vào Đông Âu.
"Tôi nghĩ đây là thời cơ cực kỳ thuận lợi cho Trung Quốc có thể giở những con bài tương tự và tôi nghĩ cả những hành động can thiệp quân sự một cách chớp nhoáng cũng có thể xảy ra. Cho nên tôi nghĩ về phía Việt Nam và các nước Đông Nam Á cần phải hết sức cảnh giác toàn bộ các hành xử của Trung Quốc ở Biển Đông."
'Lo ngại an ninh, quốc phòng'
Hôm thứ Hai, ông Hoàng Ngọc Giao, người hiện là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách Pháp luật và Phát triển, nói với BBC chính phủ Việt Nam cần phải có những động thái rõ ràng xem xét lại cơ chế, chính sách nhập cư và di dân đối với người nước ngoài, trong đó có công dân Trung Quốc vào Việt Nam.
Trước hết ông bày tỏ quan ngại về một số diễn biến mà ông cho là bất thường khi theo dõi quá trình nhập cư, di dân và xuất khẩu lao động, dự án kinh tế của người nước ngoài, trong đó có Trung Quốc vào các địa phương tại Việt Nam.
Nhà nghiên cứu luật học nói: "Theo tôi về mặt luật pháp, về mặt chính sách, rõ ràng chúng ta khó tìm thấy những điểm gọi là điểm khuyết trong việc chúng ta bỏ ngỏ chính sách cho người nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc lũng đoạn kinh tế và xã hội Việt Nam, nhưng trên thực tế, rõ ràng chúng ta thấy Trung Quốc đang lũng đoạn kinh tế Việt Nam, kể cả lũng đoạn xã hội,
"Tôi nói ví dụ như trường hợp thương lái Trung Quốc thường xuyên đưa ra những chiêu nào là mua móng trâu, móng bò và gần đây là mua mầm hạt giống của cây thảo mộc, rồi một loạt những hành vi có tính chất phá hoại nền kinh tế, báo chí vẫn đưa, rất nhiều năm nay, nhưng rõ ràng là không có ai xử lý được việc này cả,
"Ví dụ thứ hai, dưới danh nghĩa các dự án, họ vào Vũng Áng, rồi họ mua lại những dự án lớn ví dụ như của Đài Loan, hoặc là ở Hà Tĩnh, rồi một số nơi khác nữa, ở Bình Dương v.v..., họ lập thành những vùng dự án, và họ xây dựng cả những khu gần như người Việt không được vào."
"Rất nhiều người Việt Nam đang rất lo lắng cho tình hình an ninh của VN trước dòng di cư, cũng như là người Trung Quốc đến định cư ở những vùng miền ở VN, đặc biệt ở những vùng có tính chất chiến lược về an ninh quốc phòng như ở Tây Nguyên, ở Miền Trung, như ở Hà Tĩnh, Đà Nẵng v.v..."
PGS. TS. Hoàng Ngọc Giao
Theo ông Giao, điều này không thể nói là Chính phủ Việt Nam không biết được, nhưng ông đặt ra câu hỏi là tại sao Chính phủ không có các động thái xử lý, trong khi theo ông chính quyền các cấp phải trả lời câu hỏi này.
Ông đặt vấn đề: "Tôi nói bây giờ các loại thương lái của các nước châu Âu, Hoa Kỳ mà đến Việt Nam, chỉ cần xuất hiện ở một địa phương nào đó thôi là đã phát hiện ra ngay và nếu không có giấy phép thì lập tức bị hỏi han ngay,
"Nhưng trong khi đó người Trung Quốc dường như là rất thoải mái vào Việt Nam và có thể lũng đoạn về mọi mặt về kinh tế cũng như tất cả các mặt khác."
"Ở đây không chỉ riêng tôi mà rất nhiều người Việt Nam đang rất lo lắng cho việc tình hình an ninh của Việt Nam trước dòng di cư, cũng như là người Trung Quốc đến định cư ở những vùng miền ở Việt Nam, đặc biệt ở những vùng có tính chất chiến lược về an ninh quốc phòng như ở Tây Nguyên, như ở Miền Trung, như ở Hà Tĩnh, như ở Đà Nẵng..."
'Biện pháp ứng phó'
Nhà nghiên cứu luật học nhân dịp này đưa ra khuyến nghị hai nhóm giải pháp lớn để rà soát lại chính sách với cư dân nước ngoài nhập cư và làm ăn ở Việt Nam.
Ông Giao nói:
"Theo tôi cứ làm nghiêm những cái đang quy định hiện nay, ví dụ vấn đề dự án. Việc đầu tư vào dự án và đưa người lao động vào làm việc trong các dự án, người nước ngoài, thì chỉ được phép đưa các chuyên gia kỹ thuật mà Việt Nam không có, không được đưa lao động phổ thông,
"Riêng việc này thôi chúng ta thấy rõ là ở các dự án Trung Quốc, nó đã bị vi phạm nghiêm trọng, tại sao không kiếm soát được?
"Và điểm nữa là anh quy hoạch những vùng về an ninh quốc phòng, những vùng nào nhạy cảm về an ninh quốc phòng là không chấp nhận cho các dự án nước ngoài, nếu như không đáp ứng những tiêu chí về an ninh quốc phòng."
Nhà nghiên cứu khẳng định rằng xử lý những vấn đề này "hoàn toàn" nằm trong tầm tay của chính quyền Việt Nam.
"Cái đó với tư cách là nhà cầm quyền, (Việt Nam) hoàn toàn có thể làm được, hoàn toàn xử lý được, không có gì là không làm được cả, nhưng hiện nay, cái chính là có làm hay không," ông Hoàng Ngọc Giao nói với BBC.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét