Trong ngày hôm nay, phái đoàn Trung Quốc tham dự Diễn đàn kinh tế Trung Quốc – Hà Lan.
Tiếp theo chương trình thăm chính thức Hà Lan, Chủ tịch Trung Quốc tham dự Thượng đỉnh về an ninh hạt nhân (NSS) được tổ chức tại La Haye trong các ngày 24 và 25/03. Bên lề Hội nghị này, ông Tập Cận Bình sẽ gặp Tổng thống MỹBarack Obama .
Sau Hà Lan, Chủ tịch nước Trung Quốc sẽ công du Pháp, Đức, các định chế Liên Hiệp Châu Âu.
Theo giới quan sát, Châu Âu là một đối tác quan trọng đối với Bắc Kinh. Ông Jean Philippe Béja, chuyên gia thuộc Trung tâm nghiên cứu Trung Quốc đương đại, có trụ sở tại Hoa Kỳ, giải thích :
« Trung Quốc hy vọng là Châu Âu cũng sẽ trở thành một cực quyền lực, bởi vì việc có thêm cực quyền lực Châu Âu sẽ cho phép cân bằng sức mạnh với Hoa Kỳ.
Nên có ba thay vì hai cực. Việc có ba cực quyền lực lại càng cần thiết hơn khi mà cực thứ ba này tương đối yếu do chia rẽ nội bộ và như vậy, trở thành một phương tiện quan trọng mà Trung Quốc có thể sử dụng trên sân khấu chính trị quốc tế.
Đối với Bắc Kinh, điều rất quan trọng là phải khai thác sự cạnh tranh giữa các nước, như Châu Âu cạnh tranh với Mỹ và đương nhiên bên trong Châu Âu là sự ganh đua giữa Anh, Đức và Pháp.
Để có được những điều kiện tốt nhất nhắm đạt được điều mà họ muốn, có được sự đồng thuận về lập trường chính trị với Trung Quốc, các lãnh đạo ở Bắc Kinh sẽ khai thác những bất đồng giữa các nước Châu Âu.
Chuyến công du Châu Âu của Tập Cận Bình là nhằm khẳng định rằng không phải chỉ có Hoa Kỳ và Trung Quốc, còn có Châu Âu nữa và cần phải thảo luận mọi việc giữa ba đối tác này. Trong một số hồ sơ, Trung Quốc có thể lôi kéo Châu Âu về phía mình để làm đối trọng với Hoa Kỳ ».
Tiếp theo chương trình thăm chính thức Hà Lan, Chủ tịch Trung Quốc tham dự Thượng đỉnh về an ninh hạt nhân (NSS) được tổ chức tại La Haye trong các ngày 24 và 25/03. Bên lề Hội nghị này, ông Tập Cận Bình sẽ gặp Tổng thống Mỹ
Sau Hà Lan, Chủ tịch nước Trung Quốc sẽ công du Pháp, Đức, các định chế Liên Hiệp Châu Âu.
Theo giới quan sát, Châu Âu là một đối tác quan trọng đối với Bắc Kinh. Ông Jean Philippe Béja, chuyên gia thuộc Trung tâm nghiên cứu Trung Quốc đương đại, có trụ sở tại Hoa Kỳ, giải thích :
« Trung Quốc hy vọng là Châu Âu cũng sẽ trở thành một cực quyền lực, bởi vì việc có thêm cực quyền lực Châu Âu sẽ cho phép cân bằng sức mạnh với Hoa Kỳ.
Nên có ba thay vì hai cực. Việc có ba cực quyền lực lại càng cần thiết hơn khi mà cực thứ ba này tương đối yếu do chia rẽ nội bộ và như vậy, trở thành một phương tiện quan trọng mà Trung Quốc có thể sử dụng trên sân khấu chính trị quốc tế.
Đối với Bắc Kinh, điều rất quan trọng là phải khai thác sự cạnh tranh giữa các nước, như Châu Âu cạnh tranh với Mỹ và đương nhiên bên trong Châu Âu là sự ganh đua giữa Anh, Đức và Pháp.
Để có được những điều kiện tốt nhất nhắm đạt được điều mà họ muốn, có được sự đồng thuận về lập trường chính trị với Trung Quốc, các lãnh đạo ở Bắc Kinh sẽ khai thác những bất đồng giữa các nước Châu Âu.
Chuyến công du Châu Âu của Tập Cận Bình là nhằm khẳng định rằng không phải chỉ có Hoa Kỳ và Trung Quốc, còn có Châu Âu nữa và cần phải thảo luận mọi việc giữa ba đối tác này. Trong một số hồ sơ, Trung Quốc có thể lôi kéo Châu Âu về phía mình để làm đối trọng với Hoa Kỳ ».
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét