Trong cuộc họp khẩn cấp của Hội Đồng Bảo An, ngày 03/03 vừa qua, đại sứ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc Lưu Kết Nhất (Liu Jieyi) đã nhắc lại rằng Bắc Kinh luôn luôn « tôn trọng nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ nước khác » và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina. Phát biểu này cho thấy dường như lập trường của Trung Quốc đang thay đổi và có vẻ cứng rắn hơn đối với Nga, so với những tuyên bố chính thức. Tuy nhiên, Tân Hoa Xã lại nói rõ là Bắc Kinh sẽ có lập trường « hoàn toàn trung lập » trong hồ sơ Ukraina.
Cho dù hôm thứ Hai, 03/03, Bộ Ngoại giao Nga khẳng định là lập trường của Bắc Kinh và Matxcơva có nhiều điểm đồng thuận, nhưng Trung Quốc đang ở trong tình thế nan giải. Đối với Trung Quốc, không can thiệp vào công việc nội bộ nước khác là một nguyên tắc thiêng liêng, hay đúng hơn là « há miệng mắc quai ». Vì từ lâu nay, Bắc Kinh vẫn thường xuyên nhấn mạnh đến chính sách « một nước Trung Hoa », coi ĐàiLoan , Tây Tạng là một phần lãnh thổ Hoa lục, phản đối quyết liệt các nước can thiệp vào công việc nội bộ Trung Quốc khi họ đón tiếp các quan chức cao cấp của Đài Loan, hoặc lãnh đạo tinh thần Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma.
Mặt khác, Trung Quốc cũng rất cảnh giác với các cuộc « cách mạng mầu ». Nếu như Trung Quốc đã tỏ ra không đồng tình với vụ Nga đưa quân vào Gruzia năm 2008, thì lần này, trong hồ sơ Ukraina, nhiều yếu tố khác buộc Bắc Kinh phải chú ý : Hơn ai hết, chính quyền Trung Quốc rất lo sợ các cuộc nổi dậy của người dân, giống như những gì đã diễn ra tại Ukraina, dẫn đến việc phế truất Tổng thống Viktor Ianoiukovitch, người vừa mới được đón tiếp tại Bắc Kinh hồi tháng 12/2013. Theo thông cáo chính thức của Matxcơva, được Itar – Tass trích đăng, Trung Quốc « chia sẻ phân tích » của Nga về « vai trò của các lực lượng bên ngoài đã hỗ trợ phe thân Châu Âu ở quảng trường Maidan và ngầm phá hoại việc thực hiện thỏa thuận ngày 21/02 » - có nghĩa là phương Tây.
Sự lo ngại của Trung Quốc đối với các cuộc « cách mạng mầu » hay các « mùa xuân Ả Rập » thể hiện rõ qua nhiều cuộc hội thảo và tuyên bố bên trong đảng Cộng sản Trung Quốc về chủ đề này và tất cả đều khuyến cáo là Bắc Kinh phải tránh bằng mọi giá. Trên Hoàn Cầu Thời báo, tướng Trung Quốc Vương Hải Vận (Wang Haiyun), tư vấn cho Học viện nghiên cứu quan hệ quốc tế Trung Quốc – CIIS – cho rằng Bắc Kinh « không nên vội vã » trong việc « công nhận tân chính phủ Ukraina » vì đây là sản phẩm của các « cuộc cách mạng mầu » do « những phần tử đối lập thân phương Tây » xúi giục.
Chính vì thế, về mặt ngoại giao, Trung Quốc đã có những tuyên bố nước đôi. Theo phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương (Qin Gang), thì « có những lý do » đã đưa Ukraina đến tình hình như hiện nay và Bắc Kinh kêu gọi đối thoại. Về việc có công nhận tân chính quyền mới tại Kiev hay không, ông Tần Cương trả lời là việc này « đòi hỏi một sự đánh giá dựa trên luật pháp của Ukraina », và lập trường của Trung Quốc là « khách quan, cần bằng, đúng đắn và hòa bình, chấp nhận các nguyên tắc cũng như các thực tế ».
Vậy, với tư tưởng thực dụng, Trung Quốc sẽ nghiêng về bên nào ? Kể từ khi được độc lập, Ukraina là một trong những nguồn cung ứng vũ khí, khí tài quan trọng cho Trung Quốc. Hàng không mẫu hạm Liêu Ninh của Trung Quốc được tân trang từ một con tàu cũ của Ukraina. Trong chuyến công du Bắc Kinh của ông Ianoukovitch, Trung Quốc đã hứa đầu tư hàng tỷ đô la vào Ukraina. Ngoài ra, Bắc Kinh biết rõ là nếu có thái độ trung lập, thì Ukraina hậu Ianoukovitch sẽ cần đến sự trợ giúp của Trung Quốc. Do vậy, theo nhận định ông Thì Ân Hoành (Shi Yinhong), chuyên gia về quan hệ quốc tế tại đại học Nhân dân Trung Hoa, Bắc Kinh, được báo Le Monde trích dẫn thì « giải pháp tốt nhất đối với Trung Quốc là không nên có lập trường quá rõ ràng. Trong trường hợp bỏ phiếu tại Liên Hiệp Quốc, Trung Quốc sẽ không thể chống lại Nga ».
Cho dù hôm thứ Hai, 03/03, Bộ Ngoại giao Nga khẳng định là lập trường của Bắc Kinh và Matxcơva có nhiều điểm đồng thuận, nhưng Trung Quốc đang ở trong tình thế nan giải. Đối với Trung Quốc, không can thiệp vào công việc nội bộ nước khác là một nguyên tắc thiêng liêng, hay đúng hơn là « há miệng mắc quai ». Vì từ lâu nay, Bắc Kinh vẫn thường xuyên nhấn mạnh đến chính sách « một nước Trung Hoa », coi Đài
Mặt khác, Trung Quốc cũng rất cảnh giác với các cuộc « cách mạng mầu ». Nếu như Trung Quốc đã tỏ ra không đồng tình với vụ Nga đưa quân vào Gruzia năm 2008, thì lần này, trong hồ sơ Ukraina, nhiều yếu tố khác buộc Bắc Kinh phải chú ý : Hơn ai hết, chính quyền Trung Quốc rất lo sợ các cuộc nổi dậy của người dân, giống như những gì đã diễn ra tại Ukraina, dẫn đến việc phế truất Tổng thống Viktor Ianoiukovitch, người vừa mới được đón tiếp tại Bắc Kinh hồi tháng 12/2013. Theo thông cáo chính thức của Matxcơva, được Itar – Tass trích đăng, Trung Quốc « chia sẻ phân tích » của Nga về « vai trò của các lực lượng bên ngoài đã hỗ trợ phe thân Châu Âu ở quảng trường Maidan và ngầm phá hoại việc thực hiện thỏa thuận ngày 21/02 » - có nghĩa là phương Tây.
Sự lo ngại của Trung Quốc đối với các cuộc « cách mạng mầu » hay các « mùa xuân Ả Rập » thể hiện rõ qua nhiều cuộc hội thảo và tuyên bố bên trong đảng Cộng sản Trung Quốc về chủ đề này và tất cả đều khuyến cáo là Bắc Kinh phải tránh bằng mọi giá. Trên Hoàn Cầu Thời báo, tướng Trung Quốc Vương Hải Vận (Wang Haiyun), tư vấn cho Học viện nghiên cứu quan hệ quốc tế Trung Quốc – CIIS – cho rằng Bắc Kinh « không nên vội vã » trong việc « công nhận tân chính phủ Ukraina » vì đây là sản phẩm của các « cuộc cách mạng mầu » do « những phần tử đối lập thân phương Tây » xúi giục.
Chính vì thế, về mặt ngoại giao, Trung Quốc đã có những tuyên bố nước đôi. Theo phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương (Qin Gang), thì « có những lý do » đã đưa Ukraina đến tình hình như hiện nay và Bắc Kinh kêu gọi đối thoại. Về việc có công nhận tân chính quyền mới tại Kiev hay không, ông Tần Cương trả lời là việc này « đòi hỏi một sự đánh giá dựa trên luật pháp của Ukraina », và lập trường của Trung Quốc là « khách quan, cần bằng, đúng đắn và hòa bình, chấp nhận các nguyên tắc cũng như các thực tế ».
Vậy, với tư tưởng thực dụng, Trung Quốc sẽ nghiêng về bên nào ? Kể từ khi được độc lập, Ukraina là một trong những nguồn cung ứng vũ khí, khí tài quan trọng cho Trung Quốc. Hàng không mẫu hạm Liêu Ninh của Trung Quốc được tân trang từ một con tàu cũ của Ukraina. Trong chuyến công du Bắc Kinh của ông Ianoukovitch, Trung Quốc đã hứa đầu tư hàng tỷ đô la vào Ukraina. Ngoài ra, Bắc Kinh biết rõ là nếu có thái độ trung lập, thì Ukraina hậu Ianoukovitch sẽ cần đến sự trợ giúp của Trung Quốc. Do vậy, theo nhận định ông Thì Ân Hoành (Shi Yinhong), chuyên gia về quan hệ quốc tế tại đại học Nhân dân Trung Hoa, Bắc Kinh, được báo Le Monde trích dẫn thì « giải pháp tốt nhất đối với Trung Quốc là không nên có lập trường quá rõ ràng. Trong trường hợp bỏ phiếu tại Liên Hiệp Quốc, Trung Quốc sẽ không thể chống lại Nga ».
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét