Gia Minh, biên tập viên
2011-07-20
Vào ngày 21 tháng 7, Quốc hội Khóa 13 khai mạc kỳ họp đầu tiên. Chừng 10 hôm trước, các nhân sĩ trí thức Việt Nam ký một bản kiến nghị gửi Quốc hội, và Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung Ương Đảng Cộng sản Việt Nam, về ‘bảo vệ và phát triển đất nước trong tình hình hiện nay’.
Source ABS
Các bậc nhân sĩ trí thức biểu tình ôn hòa đòi công lý và hòa bình trên biển Đông
Vậy phản hồi đối với bản kiến nghị đó ra sao từ phía đại biểu quốc hội cũng như dư luận, và kỳ vọng đối với kỳ họp sắp tới là gì?
Biển Đông sẽ được đưa ra trong kỳ họp đầu tiên?
Bản kiến nghị mới nhất của giới nhân sĩ trí thức ký ngày 10 tháng 7 vừa qua, ngòai địa chỉ là Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ chính trị Đảng cộng sản Việt Nam, còn được công khai trên nhiều trang mạng để kêu gọi mọi người cùng tham gia ký tên vào.
Qua các phương tiện như Internet, Facebook, Twitter…, bản kiến nghị được khá nhiều người biết đến. Nhận định của những người từng đọc được bản kiến nghị đó đều cho rằng những vấn đề nêu ra nói lên được quan tâm của nhiều người.
Một cựu đại biểu quốc hội là ông Nguyễn Ngọc Trân cũng thừa nhận có đọc được kiến nghị đó:
Tôi cũng đọc được thông tin đó. Anh cũng biết là quốc hội sẽ có một phiên để nghe trình bày về vấn đề Biển Đông.
Ông Dương Trung Quốc, một đại biểu quốc hội khóa cũ và nay tiếp tục tham gia khóa 13, nói lên nhận xét của ông đối với bản kiến nghị vừa rồi:
Tôi có biết kiến nghị đó trên mạng; có nhiều mạng đăng tải rồi. Tôi nghĩ kiến nghị của người dân cần được coi trọng vì nó liên quan đến những vấn đề trọng đại. Có thể có cách nhìn khác nhau về nhiều vấn đề giữa chính quyền và người dân; nhưng càng minh bạch làm cho người dân thông suốt, chỉ có lợi cho ‘cái chung’ mà thôi. Chương trình nghị sự của kỳ họp quốc hội này theo tôi được biết ngòai những vấn đề của một kỳ
Chữ ký các nhân sĩ trên Bản Kiến Nghị gởi Quốc hội. RFA screen capture
họp đầu tiên của nhiệm kỳ, cũng có thông báo đặt vấn đề về những vấn đề liên quan đến Biển Đông, qua đó có thể thông báo những thông tin mà người dân cần được biết.
Bản kiến nghị ‘về bảo vệ và phát triển đất nước trong tình hình hiện nay’ nêu rõ thực trạng đất nước hiện nay trước hiểm họa xâm lược của phía Trung Quốc, đồng thời chỉ rõ những khó khăn và mối nguy lớn trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa- xã hội; thậm chí còn chỉ ra những bất cập của chế độ chính trị gây cản trở cho sự phát triển đất nước…
Trước tình trạng đáng ngại đó, những vị nhân sĩ trí thức đưa ra năm biện pháp cần thực hiện đó là phải minh bạch cho tòan dân biết thực trạng quan hệ Việt Nam- Trung Quốc, trình bày rõ tình trạng của đất nước hiện nay, thực hiện đầy đủ những quyền tự do, dân chủ của người dân được qui định trong hiến pháp, kêu gọi hòa giải, hòa hợp đòan kết dân tộc, và Đảng Cộng sản cầm quyền phải đặt lợi ích quốc gia lên trên hết, giương cao ngọn cờ dân tộc, và dân chủ để đẩy mạnh cải cách chính trị, giải phóng mọi tiềm năng của đất nước…
Về việc thực thi những biện pháp mà giới nhân sĩ trí thức kiến nghị với quốc hội, thì đại biểu Dương Trung Quốc cho biết:
Những vấn đề nêu ra theo tôi nghĩ các cơ quan có trách nhiệm của Nhà Nước có thể có những thông tin đầy đủ để chia xẻ; có những vấn đề có thể đáp ứng được ngay; có những vấn đề Nhà Nước thấy cần có sự chia xẻ với người dân. Còn vấn đề cụ thể phải xem kết quả thế nào đã…
Văn bản pháp luật không minh bạch, thiếu cụ thể
Ngòai ra ông Dương Trung Quốc cũng nói đến việc chống tham nhũng và thực hiện công tác làm luật của quốc hội khóa mới mà ông tham gia:
Tôi nghĩ vấn đề đó là ‘thường xuyên, thường trực’, và đó cũng là vấn đề không phải chỉ riêng của Việt Nam. Đó là một quá trình đấu tranh lâu dài; và để có cơ chế, khả năng giám sát chống lại tình trạng tham nhũng hiện tồn tại. Cũng như những lần trước, các ý kiến sẽ nêu lên, đề cập đến những vấn đề liên quan luật pháp, bộ máy hành pháp, và đặc biệt khả năng giám sát của các cơ quan dân cử.
Làm luật có hai vấn đề: nội dung các văn bản pháp luật rõ ràng vì hệ thống pháp luật Việt Nam chưa hòan thiện, và chất lượng sọan thảo chưa cao nên ‘đời sống của các luật’ không lâu. Ví dụ một vấn đề khá bức xúc trong các kỳ họp liên quan đến luật biển, quá trình chuẩn bị kéo quá dài.
Trong phiên họp thường vụ lần rồi theo tôi biết cũng sẽ có đưa luật biển để thông qua. Còn phương thức làm luật có vấn đề liên quan chất lượng. Đây là quá trình lâu dài. Trong quá trình tham gia quốc hội tôi thấy có
Nhà văn Phạm Xuân Nguyên (trái) và Tiến sĩ Nguyễn Quang A ngồi trong quán caphê trên đường Điện Biên Phủ. Source blog chhv
thay đổi, dù chưa đáp ứng nhu cầu chung. Cần quá trình. Quốc hội nào cũng đều mong muốn luật được làm tốt hơn, năng lực tốt hơn liên quan đến chất lượng, kỹ năng của các đại biểu, qui trình thực hiện. Ngòai giữa việc làm luật và thi hành luật còn có khỏang cách.
Đại biểu Nguyễn Ngọc Trân, trong bài viết đăng trên Tuần Việt Nam hôm ngày 15 tháng 7 viết, xin trích nguyên văn :
“Các cuộc giám sát của Quốc hội các khóa trước cho thấy điểm yếu nổi bật và chung nhất là các văn bản pháp luật của chúng ta thiếu ổn định, các luật còn chưa đủ cụ thể, nhiều điều khỏan còn nhiều cách diễn giải khác nhau, nhiều nội dung chồng chéo, thậm chí mâu thuẫn nhau. Sự thiếu cụ thể của luật và có nhiều cách diễn giải đã tạo ra trên thực tế sự thiếu thống nhất giữa các ngành, các địa phương, là khe hở đồng thời gây ra nhiều lúng túng khi xử lý”.
Trong khi đó một người dân tỏ ra không mấy tin tưởng vào kỳ họp Quốc hội sắp tới với những lý do sau:
Dân bây giờ nhận thức được rằng bầu cử là một trò hề. Thú thật chúng tôi muốn tin vào Nhà nước, lãnh đạo, những người còn có tâm huyết với đất nước. Nhưng sự thật trong cuộc sống hằng ngày đặt chúng tôi vào trạng thái nghi ngờ.
Tôi có theo dõi những buổi họp quốc hội trước đây; nhưng những nhân vật ‘dám nói’ sau đó họ đi đâu mất. Hãy nhìn trường hợp của luật sư Cù Huy Hà Vụ, Lê Quốc Quân ... khi họ muốn ứng cử vào quốc hội để có tiếng nói đại diện cho dân, thì Nhà nước này tìm mọi cách để không cho họ nói…
Tác giả Đào Tuấn, trên trang blog Dân Luận có bài viết với tựa ‘Lá gan nghị sĩ’, trong đó ông nêu ra một số câu hỏi lớn hiện nay tại Việt Nam là tình hình lạm phát và Biển Đông, mà ông cho rằng tùy thuộc vào ‘lá gan’ của các vị đại biểu quốc hội có dám thẳng thắn nêu ra để mổ xẻ hay không.
Quốc hội khóa 12 đã có nhiều tiếng nói được cho là khẳng khái tại diễn đàn như đại biểu Nguyễn Minh Thuyết, Lê Văn Cuông, Nguyễn Đình Xuân…; trong khóa này họ không còn tham gia nữa; liệu không biết Quốc hội Khóa 13 sẽ lại vang lên nhiều tiếng nói đúng lòng dân như vừa qua hay không, đang là thắc mắc của nhiều người trước ngày khai mạc quốc hội khóa 13 này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét