Pages

Chủ Nhật, 8 tháng 7, 2012

Al Qaeda hay CIA?


Vi Anh

Thử nhìn dưới một lăng kính khác để xem coi người Mỹ gốc Việt này đây phải chăng là một người thực sự theo và làm việc cho tổ chức khủng bố Al Qaeda hay là một nhân viên của CIA Mỹ xâm nhập vào tổ chức khủng bố đã hòan thành nhiệm vụ và cơ quan tình báo trung ương Mỹ dùng hành động pháp lý khổ nhục kế để bảo vệ nhân viên trước sự trả thù của quân khủng bố.

Theo tin msnbc.com, và nhiều báo tiếng Việt ở Mỹ loan tải, một người gốc Việt tên để theo hình thức Mỹ là Minh Quang Pham ( không dấu, không nói rõ chữ lót và tên) nên theo hình thức Việt tiếng có thể là Phạm Minh Quang (hay Phạm Quang Minh).

Anh đã bị biện lý cuộc của thành phố New York ở Mỹ truy tố về tội làm việc cho tổ chức khủng bố quốc tế al-Qaida ở Yemen, là một tổ chức nguy hiểm cho Mỹ còn hơn Al Qaea của Bin Laden nữa. Anh bị cảnh sát di trú bắt giữ ở Anh Quốc và sắp sửa được dẫn độ về Mỹ để truy tố ra tòa xét xử ở New York. 

Theo cáo trạng của biện lý New York, trước đây Anh cũng từ nước Anh đi Yemen để thụ huấn, sống và làm việc với tố chức al-Qaida bộ phận ở Bán Đảo Ả Rập tên tắt là tổ chức AQAP, suốt 8 tháng ở Yemen từ tháng 12 năm 2010 tới tháng 7 năm 2011.

Anh đã gặp nhiều nhân vật lãnh đạo của nhóm AQAP kể cả lãnh đạo cao cấp nhứt của tổ chức khủng bố này. Anh làm việc trực tiếp với Anwar al-Awlaki và Samir Khan, chủ bút báo Anh Ngữ “Inspire”, tiếng nói của AQAP. Hai nhân vật tuyên vận tối quan trọng này của tổ chức AQAP trong thời gian đó đã bị phi cơ drone của Mỹ hạ sát vào tháng 9 năm 2011.

Bản cáo trạng của biện lý ghi rõ tổ chức AQAP đã âm mưu khủng bố dùng “đồ lót có gắn bom”, và để chất nổ dưới đế giày dự định làm nổ chuyến bay đến Detroit, đều xuất phát từ Yemen, từ bộ phận khủng bố al-Qaida ở Bán Đảo Ả Rập ở Yemen này.

Và như mọi người Mỹ đều biết cả hai âm mưu sâu độc này đều bị ngành an ninh Mỹ phá vỡ, bắt trọn ổ và tại trận từ trong trứng nước.

Ai cũng biết những việc làm này khó có thể thành công nếu không có tin mật báo. Không thể làm kế họach đột kích trùm khủng bố Bin Laden nếu không có tin báo. Từ tín hiệu nhận được của một cú điện thọai của liên lạc viên cận vệ của y. Và từ sự phối kiểm qua việc làm của vị bác sĩ đi chích ngừa để lấy DNA gia đình Bin Laden sống nhu một căn cứ an tòan trong khu quân sự của Pakistan. Vai trò xâm nhập để có tin và phối kiểm thường là yếu tố thành công trong công tác gián điệp và phản gián. Dù thời đại bây giờ máy móc như thần cơ diệu tóan nhưng không máy móc nào có thể thay thế con người được.

Trong cáo trạng nói Minh Quang Phạm là một người gốc Việt nhập cư nhưng không minh thị nói nhập cư và định cư vào nước nào; chỉ nói “bị bắt ở Anh Quốc và bị truy tố ở New York”.

Và nói dẩn độ qua Mỹ để truy tố; điều này cho thấy thủ tục truy tố dựa vào thẩm quyền đối nhân của người bị bắt, và từ đó có lý vững chắc suy ra Anh là người Mỹ gốc Việt – công dân hay thường trú nhân họp pháp của Mỹ.

Trong ngành tình báo, gián điệp, có rất nhiều mắc nghéo, nhiêu khê lắm. Mà giữa Anh và Mỹ là hai đồng minh chí thiết, công tác tình báo và gián điệp chia xẻ, bao che nhau rất sâu sắc. Chú ý một chút người ta thấy trong cáo trạng, không nói Anh là người Mỹ gốc Việt, gốc gác sanh ở VN sang định cư ở Mỹ hay sanh ở Mỹ. Mà người ta chỉ thấy rõ Anh từ nước Anh đi huấn luyện, và làm việc với bộ phận khủng bố al Qaeda.

Anh lại làm việc gần gũi gần như chung một tiểu tổ truyên truyền của tờ báo mạng Inspire với hai nhân vật tuyên vận ý thức hệ khủng bố. Và điều không thể không chú ý là hai người làm việc chung với Anh là Anwar al-Awlaki, và Samir Khan, người chủ bút tờ báo tiếng Anh “Inspire” của nhóm này. Hai nhân vật này đều là người Mỹ và đều đã bị máy bay không người lái của Mỹ xạ kích chết hồi tháng 9 năm ngóai. Không có tin tức thì làm sao biết đường đi nước bước, giờ giấc của hai tên trùm khủng bố lợi hại này để điều khiển máy bay không người lái bắn chết hai mục tiêu này.

Anh được hai nhân vật lãnh đạo ý thức hệ và tuyên huấn và tuyên vận sử dụng vào công tác tuyên vận. Anh làm việc chung trong ban biên tập báo Anh ngữ với tờ báo Inspire, tuyên truyền bằng tiếng Anh, điều đó có nghĩa Anh phải là một người ăn học tiếng Anh, đặc biệt là tiếng Anh văn phong Mỹ, thì Anh mới được sử dụng như vậy.

Anh mới 29 tuổi, tức là thành phần thuộc thế hệ thứ hai của người Mỹ gốc Việt ở Mỹ. Với tuổi đó hoặc là Anh sanh ở Mỹ hay đến Mỹ lúc còn nhỏ. Anh ăn học, ăn nói, viết lách theo tiếng Mỹ dòng chánh, học từ trường trung tiểu học Mỹ thì cách nói, viết mới thuần chuẩn Mỹ, nên tổ chức khủng bố mới sử dụng Anh trong công tác tuyên truyền địch vận bằng tiếng Anh kiểu Mỹ cũng như hai người Mỹ theo Al Qaeda bị máy bay không người lái bắn chết.

Chớ Anh văn theo kiểu ESL, survival English, nhiều accents thì bộ phận khủng bố không đưa vào công tác tuyên vận bằng tiếng Anh, trên tờ báo mạng Inspire tiếng nói chánh thức của tổ chức al-Qaida ở Bán Đảo Ả Rập ở Yemen đâu.

Anh hiện còn đang bị cảnh sát di trú của Anh giam giữ, chưa rõ bao giờ sẽ bị dẫn độ qua Mỹ để cho Mỹ truy tố. Theo cáo trạng Anh có thể bị tù từ chung thân hay tối thiểu 40 năm. Đây có thể là khổ nhục kế để bảo vệ một cán bộ phản gián quá nguy hiểm cho quân khủng bố, an tòan trở về cuộc sống bình thường.

Bây giờ gián điệp được tuyển dụng và đào tạo rất khó và rất tốn. Bây không có chuyện gián điệp bị bắt thì cắn bọc cyanure cấy trước trong răng để tự sát hầu bảo tòan bí mật. Trái lại người gián điệp hiện thời bị bắt sau một thời gian im lặng để cho mạng lưới di tản an tòan rồi có quyền khai nhưng chừa những bí mật cốt lõi chiến lược. Để sống rồi sau đó có thể vượt ngục hay được trao đổi.

Còn những người bị bể có nhiều cách để bao che mất dấu. Đưa ra tòa, cho vào tù để đặc biệt bảo vệ một thời gian, rồi thay tên đổi họ, sửa mặt sửa mày, âm thầm sấp xếp cho về sống một cuộc sống bình thường ở một nơi xa lạ.

Cái gì chớ những hành động che dấu kiểu đó là chuyện dễ của ngành CIA để bảo vệ điệp viên của mình khi gặp khó khăn. Đó là cách đãi ngô xứng đáng cho những người làm công tác tối mật, đã hy sinh quá nhiều cho quyền lợi quốc gia, dân tộc. Đó cũng là cách động viên tinh thần, bảo đảm an tòan cho những người làm công tác đặc biệt nguy hiểm giúp cho ngành.

Cái gì cũng có thể xảy ra, có thể làm được đối với cơ quan tình báo và gián điệp. Huồng hồ CIA là cơ quan tình báo trung ương có uy thế lớn nhứt ở Mỹ và mạnh nhứt hòan cầu. Do vậy vụ Anh Phạm quang Minh bị cảnh sát di trú Anh bắt với tội dính líu với khủng bố và cho dẫn độ về Mỹ để xét xử có thể nhìn dưới hai khía cạnh, hai giả thuyết. Ngòai giả thuyết Anh mê muội theo khủng bố, bị bắt, còn có thể coi Anh là một cán bộ khủng bố hay một điệp viên lọai giỏi được CIA cho xâm nhập vào hàng ngũ khủng bố, làm một “mission impossible” thành một “mission accompli” nên “tổ chức” dùng khổ nhục kế để che dấu Anh trở lại đời sống bình thường./.
@ Vi Anh

Không có nhận xét nào: