lam thanh
Theo thông tin từ Bộ Công thương, đến đây sẽ có một số lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam tạm thời cho nghỉ việc chờ xem xét kỷ luật. Trong số lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam bị tạm thời cho nghỉ việc, hai gương mặt nổi bật nhất là Phó Tổng Đinh Quang Tri và Phó Tổng Dương Quang Thành và cũng là hai Phó Tổng từng phụ trách công tác viễn thông.
Chính phủ phải điều chuyển hơn hai chục ngàn tỷ đồng tài sản viễn thông và công nghệ thông tin của Tập đoàn EVN sang Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel. Tuy nhiên theo báo cáo từ Tập đoàn Viettel thì tài sản tiếp nhận của Tập đoàn EVN có thể sử dụng được chỉ là thiết bị mạng 3G, các đường dây cáp quang OPGW và hạ tầng cột anten, nhà trạm, cáp quang của hơn 1.000 vị trí.
Theo Phó Tổng Nguyễn Mạnh Hùng thì tài sản viễn thông và công nghệ thông tin của Tập đoàn EVN có thể sử dụng được chỉ có giá trị khoảng 6.000 tỷ và Tập đoàn Viettel phải bù lỗ khoảng 15.000 tỷ. Tuy nhiên để bù lỗ khoản thiếu này, Tập đoàn Điện lực Việt Nam sẽ thuê đường truyền giá cao của Tập đoàn Viettel với chi phí khoảng 800 tỷ mỗi năm và cộng thêm khoản chi phí cho công nghệ thông tin khoảng 1.200 tỷ, tất cả các chi phí này sẽ đưa vào giá điện. Ngoài ra Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho phép Tập đoàn Viettel sử dụng miễn phí cột điện treo cáp viễn thông trong thời hạn 30 năm, đồng nghĩa với việc Tập đoàn Viettel sẽ tiết kiệm chi treo cáp viễn thông mỗi năm khoảng 250 tỷ và 30 năm sẽ là 7.500 tỷ.
Trao đổi với phóng viên báo chí, người đứng đầu Tập đoàn Viettel Hoàng Anh Xuân cho biết quá trình tiếp nhận tài sản viễn thông của Tập đoàn EVN vẫn còn một vấn đề vướng mắc là xử lý 5.000 vị trí hạ tầng 3G giai đoạn 2. Năm 2010, Tập đoàn EVN đầu tư hạ tầng 3G giai đoạn 2 với 5.000 vị trí có số tiền đầu tư là hơn 2.000 tỷ, cho đến nay các vị trí này vẫn không sử dụng và cũng chưa lắp thiết bị. Theo như Ông Hoàng Anh Xuân vấn đề vướng mắc ở đây là các vị trí này có chất lượng không đảm bảo, giá thuê mặt bằng lắp đặt trạm quá cao gấp đến 3,4 lần giá thực tế. Thế nhưng, các đơn vị Viettel đề nghị tháo dỡ thu hồi thì người dân không đồng ý và yêu cầu đền bù hợp đồng, thậm chí nhiều người dân đã gửi đơn kiện lên Thủ tướng Chính phủ.
Ông Hoàng Anh Xuân rất bức xúc công tác quản trị của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, quản lý thì lõng lẻo, còn đầu tư thì vô tội vạ không tính đến hiệu quả. Tập đoàn Viettel phải tiếp nhận hơn 2.000 tỷ tài sản hạ tầng mạng 3G của Tập đoàn EVN, thế nhưng tài sản này đã không sử dụng được còn phải đối mặt đề bù thêm khoảng 3.000 tỷ tiền đền bù hủy hợp đồng thuê mặt bằng.
Trước tiên muốn tái cấu trúc Tập đoàn Điện lực Việt Nam phải nâng cao công tác quản trị của cán bộ lãnh đạo Tập đoàn. Chính phủ rất sáng suốt khi yều cầu tạm thời cho nghỉ việc những thành phần yếu kém như Đinh Quang Tri, Dương Văn Thành… chờ xem xét kỷ luật. Tập đoàn Điện lực Việt Nam cũng có rất nhiều nhân tài chưa được trọng dụng và lãnh đạo Tập đoàn vẫn đang được bổ nhiệm dựa trên phe cánh cục bộ. Đến đây, những con sâu được loại bỏ sẽ làm cho Tập đoàn EVN mạnh hơn và sẽ không còn phải chịu thua lỗ hàng năm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét