Những ai nay ở tuổi 70 (*), nếu điểm lại cuộc đời chắc không quên những tỳ vết của thời kỳ gọi là cách mạng. Thập kỷ 60 đến 70 bất luận là sách, báo, đài, buổi chiếu phim, cuộc họp, kể cả đám cưới, đám ma… ở đâu cũng được tận dụng triệt để nhồi nhét cho thật nhiều tình yêu nước bởi phía trước là chiến tranh.Khi hết chiến tranh lại là công việc thu hoạch cái tình yêu nước, những tấm huân chương, những phần thưởng cao quý đua nhau đến những con người chứa đầy tình yêu nước. Thiệt thòi cho các Liệt sỹ không thể hiện được tình yêu nước của mình. Đến khi mở cửa thị trường thì mọi người đổ xô đi làm kinh tế, lúc này tình yêu nước chỉ còn là thứ đồ nhắm để nhâm nhi của mấy kẻ ăn mày dĩ vãng… Hãi hùng thay, dòng xoáy cách mạng! Tài tình thay, lãnh tụ của giai cấp công nhân! Trơ trẽn thay, đàng điếm chính trị! Chỉ chết dân thôi, tiên sư anh Tào Tháo!…
Từ xưa tới nay, nhân loại đã chứng kiến bao nhiêu cuộc chinh phạt, bao nhiêu cuộc xâm lăng. Đồng thời nhân loại cũng ngưỡng mộ, tôn vinh bao con người đã dũng cảm quên thân trở thành những biểu tượng anh hùng. Dân tộc nào cũng có những người con ưu tú dám xả thân chống xâm lược. Nguồn gốc dẫn đến những hành động anh hùng, thành những người con anh hùng đó chính là tình yêu nước. Tình yêu nước bao trùm hết thảy tình yêu.
Lịch sử 4000 năm của dân tộc ta cũng đã ghi nhận những tấm gương yêu nước của từng thời đại. Tình yêu nước được khích lệ và duy trì liên tục đến trận chiến cuối cùng chống quân bành trướng Trung quốc xâm lược vào mùa xuân năm 1979.
Đến hôm nay, sau vài chục năm sống trong hòa bình, tình yêu nước chỉ còn lại dư âm, hình ảnh lưu giữ trong hoạt động văn học, nghệ thuật. Là các buổi diễn thuyết, là các luận chứng hùng hồn chiến thắng quân xâm lược với tình yêu đất nước của những con người, chứng tích sau cuộc chiến tranh.
Thế hệ trẻ ngày nay tha hồ mà chiêm ngưỡng, tha hồ mà cảm nhận những con người mà đầy mình tình yêu nước. Người ta thả sức ngụp lặn, thả sức mơn man, bồng bềnh trong niềm đam mê tự sướng, đến lúc thế hệ ngày nay không còn khái niệm tình yêu nước chân chính là gì. Tình yêu nước đã dâng lên tới mức quá ngưỡng, có lẽ thế, các nhà chức trách nay điều chỉnh lại chăng? hay là phải định hướng kiểu gì?
Kể từ khi giới lãnh đạo thân thiện với nước láng giềng Trung quốc, đất nước được hòa bình, dân tình yên ổn, đấy là bề ngoài còn bên trong thì lại là xúc phạm đến người mẹ Tổ quốc hơn bao giờ!
Nhà thơ Bùi Minh Quốc cũng như rất nhiều văn nghệ sỹ, nhân sỹ trí thức phải cơm nắm, nước chai lặn lội lên tận biên giới phía bắc để tận mắt chứng kiến mẹ Việt Nam đang bị xẻ thịt. Thác Bản giốc cùng với hơn 800 km vuông đã bị cắt rời khỏi tổ quốc Việt Nam.
Những người Việt Nam không quản đường xa, không quản tốn kém, dám lặn lội, dám chấp nhận nguy hiểm, để được chứng kiến Tổ quốc đang lâm nguy, cần khẩn cấp thông tin đến mọi người chung tay bảo vệ, xuất phát điểm cũng là tình yêu nước.
Mùa hè năm 2011 nhiều cuộc biểu tình ở Hà Nội, Sài Gòn khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam và hôm 1/7 vừa qua cũng biếu tình phản đối Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa, Trường Sa, ủng hộ Luật biển mới được Quốc hội thông qua, ủng hộ những phát ngôn của Bộ Ngoại giao, toàn những việc xuất phát từ tình yêu nước. Hà cớ chi công an lại cấm đoán, ra tay đàn áp, bắt bớ hành hung người biểu tình? Độc ác hơn còn chỉ thị cho chủ nhà chấm dứt hợp đồng không cho sinh viên thuê trọ, chỉ thị cho cấp cơ sở cô lập, nói xấu vu oan là phản động… và nhiều hành động xấu xa khác theo cái luật không văn bằng làm cho bất cứ ai hãy nhìn vào tấm gương đó để mà dè chừng, dẹp bỏ tình yêu nước của mình.
Chị Trần Thị Nga là người duy nhất trong số gần một triệu người dân của tỉnh Hà Nam dự định sẽ lên Hà Nội để tham gia biểu tình. Chị cùng với đứa con 2 tuổi không tài nào cắt được mấy cái đuôi đeo bám suốt từ đêm, chị biết rõ là công an Hà Nam. Chị vẫy xe như bao người, rồi cũng lên xe nhưng xe không chạy khi hai mẹ con chị chưa xuống, ai dọa tài xế lái xe mà họ sợ đến vậy, xung quanh mọi người vô cảm hay quá sợ hãi mà đều làm ngơ? Một người phụ nữ với đứa trẻ con ở trong một thành phố người, giữa ban ngày mà không có cảm giác an toàn. Chị đi vào nhà thờ hy vọng là được an thân vì ở đó có bóng hình của Chúa, mà rồi lại bị chính những con chiên của Chúa vì sợ mà buộc lòng xua đuổi, không còn cách nào khác buộc lòng chị bế con quay về.
Tại ngôi nhà của mình chị vẫn có cách biểu hiện tình yêu nước, chị gắn hai tờ biểu ngữ có nội dung ”Phản đối Trung quốc xâm lược“ và “đả đảo công an Hà Nam đàn áp phụ nữ, trẻ em” ở trước và sau chiếc xe con trẻ, rồi hai mẹ con chơi ở vỉa hè. Tình yêu ở trong trái tim, không ai có thể kiểm soát hoặc thêm, bớt.
Những ai nay ở tuổi 70, nếu điểm lại cuộc đời chắc không quên những tỳ vết của thời kỳ gọi là cách mạng. Thập kỷ 60 đến 70 bất luận là sách, báo, đài, buổi chiếu phim, cuộc họp, kể cả đám cưới, đám ma… ở đâu cũng được tận dụng triệt để nhồi nhét cho thật nhiều tình yêu nước bởi phía trước là chiến tranh.
Khi hết chiến tranh lại là công việc thu hoạch cái tình yêu nước, những tấm huân chương, những phần thưởng cao quý đua nhau đến những con người chứa đầy tình yêu nước. Thiệt thòi cho các Liệt sỹ không thể hiện được tình yêu nước của mình. Đến khi mở cửa thị trường thì mọi người đổ xô đi làm kinh tế, lúc này tình yêu nước chỉ còn là thứ đồ nhắm để nhâm nhi của mấy kẻ ăn mày dĩ vãng.
Có ai biết biên giới phía bắc ra sao, trừ số người không biết sợ và họ có tình yêu nước chân chính luôn tiềm ẩn trong mỗi trái tim, ngoài biển đảo ra sao, trừ mấy người truy cập Internet cho nên người ta không cần tình yêu nước nữa lại còn sợ nó như sợ dịch hạch, sợ lây truyền, sợ lan nhanh nên quyết tâm chỉ đạo tập trung lực lượng trấn áp, khẩn trương điều chỉnh, triệt hạ cấp độ giảm mức tối đa tình yêu nước của nhân dân. Với sự chỉ đạo quy mô, chặt chẽ, không theo luật pháp nào cả để nhằm mục đích gì?
Hãi hùng thay, dòng xoáy cách mạng! Tài tình thay, lãnh tụ của giai cấp công nhân! Trơ trẽn thay, đàng điếm chính trị! Chỉ chết dân thôi, tiên sư anh Tào Tháo!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét